Kon Tum: Xây dựng mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm tại 4 bếp ăn trường học
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kon Tum đã ký ban hành Kế hoạch số 46/KH-ATTP ngày 29-3-2019 xây dựng mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại 4 bếp ăn tập thể của 4 trường học trên địa bàn tỉnh.
4 trường học triển khai xây dựng mô hình bếp ăn tập thể bao gồm: Tiểu học Ngô Quyền, Tiểu học Mạc Đỉnh Chi (TP Kon Tum), Mầm non Hoa Hồng (huyện Ngọc Hồi) và Mầm non Hoa Hồng (huyện Sa Thầy).
Trường mầm non Hoa hồng là 1 trong 4 trường được lựa chọn xây dựng mô hình bảo đảm ATTP bếp ăn tập thể của tỉnh Kon Tum
Các hoạt động được triển khai thực hiện xây dựng mô hình bảo đảm ATTP bao gồm: Đánh giá thực trạng điều kiện ATTP tại 4 bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn quản lý trước khi can thiệp (theo Luật An toàn thực phẩm); Tham mưu thành lập Tổ giám sát mô hình bếp ăn tập thể trường học bảo đảm ATTP;
Tổ chức ký cam kết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và đại diện Ban lãnh đạo nhà trường được chọn xây dựng mô hình; Cấp trang phục cho cấp dưỡng và tranh vẽ tường hướng dẫn rửa tay tại khu vực rửa tay;
Truyền thông trực tiếp về kiến thức và kỹ năng thực hành ATTP cho lãnh đạo nhà trường và người trực tiếp chế biến thực phẩm, cấp phát tờ rơi, tờ gấp, áp phích, đĩa truyền thông về ATTP và các tài liệu liên quan;
Video đang HOT
Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP; Báo cáo, đánh giá kết quả triển khai thực hiện sau khi kết thúc việc xây dựng mô hình. Bước đầu khảo sát cho thấy có 1/4 trường đạt 50% tiêu chí, 2/4 trường đạt 60% tiêu chí, 1/4 trường đạt 80% tiêu chí.
Thời gian triển khai thực hiện xây dựng mô hình bảo đảm ATTP tại 4 bếp ăn trường học trên được tính từ tháng 8 đến tháng 12- 2019 với các mục tiêu: Xây dựng mô hình bảo đảm ATTP tại 4 bếp ăn tập thể trường học được kiểm soát tốt về điều kiện bảo đảm ATTP;
Thực hiện tốt nội dung ký cam kết giữa cơ quan y tế có thẩm quyền với đại diện Ban lãnh đạo cơ sở có bếp ăn, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn;
100% người quản lý, người trực tiếp chế biến thực phẩm tại 4 bếp ăn tập thể trường học được truyền thông trực tiếp về kiến thức và kỹ năng thực hành về ATTP;
Phấn đấu 4 bếp ăn tập thể trường học đạt từ 80% các tiêu chí về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật;
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến tại 4 bếp ăn tập thể trường học đã được lựa chọn.
Đến nay, 4 bếp ăn tập thể của 4 trường học trên đã được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã cấp phát hỗ trợ được 48 bộ trang phục cho cấp dưỡng, trên 200 loại tờ rơi, tờ gấp, áp phích tuyên truyền bảo đảm ATTP, 2 tranh vẽ tường hướng dẫn rửa tay tại khu vực rửa tay của học sinh trước khi ăn.
Cả 4 trường đã thực hiện ký cam kết thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, nhận và treo pano cam kết trước cổng trường.
An Nhiên
Theo PLXH
Đưa ra khung tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đối các cơ sở dịch vụ ăn uống
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành văn bản thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Theo đó, giao Ban Quản lý An toàn thực phẩm tham mưu UBND thành phố ban hành khung tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống.
UBND TP Đà Nẵng cũng giao Ban quản lý an toàn thực phẩm phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và UBND các quận huyện, các vị liên quan trong việc quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực bên trong và xung quanh các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp theo phân cấp quản lý.
Đà Nẵng sẽ có khung tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đối các cơ sở dịch vụ ăn uống
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông lập đề án xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành an toàn thực phẩm nhằm tăng cường kết nối, liên thông chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công cho người dân về an toàn thực phẩm; tổ chức thiết lập hồ sơ quản lý các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
Triển khai tốt Đề án tư vấn "Chiến lược phát triển thành phố thực phẩm thông minh ở Đà Nẵng giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn 2030" do vốn ODA Bỉ tài trợ. Nghiên cứu thí điểm ứng dụng phần mềm quản lý để người dân cùng giám sát, cung cấp thông tin nhanh liên quan đến an toàn thực phẩm.
UBND TP Đà Nẵng giao UBND các quận huyện tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn, nhất đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, dịch vụ tiệc cưới lưu động, thức ăn đường phố, bếp ăn trong các nhà trẻ, mẫu giáo...) theo phân cấp. Tăng cường trách nhiệm của các Ban Quản lý chợ trong việc vận động tiểu thương cùng chung tay xây dựng chợ đảm bảo đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Bộ Y tế: Dừng việc lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán sán dây lợn Công văn khẩn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến gửi UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 21/3 nêu rõ quan điểm của Bộ Y tế, đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn dừng việc lấy mẫu xét nghiệm Elisa để chẩn đoán sán dây lợn. Trước thông tin...