Kodak: “Cái chết” do những định hướng kinh doanh sai lầm
Hồi đầu năm nay, việc hãng Kodak tuyên bố phá sản vừa là chuyện có thể thấy được từ trước lại vừa gây bất ngờ. Những ai theo dõi diễn biến lịch sử thương hiệu này không ngạc nhiên về kết cục ấy của Kodak. Đây cũng là một bài học đáng quan tâm cho các DN Việt trong bối cảnh khó khăn.
Kodak bị mạt vận bởi những sai lầm trong quản lý và định hướng kinh doanh cũng như bỏ lỡ cơ hội chuyển sang thời đại công nghệ kỹ thuật số
Sự trượt dốc của Kodak có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính là sai lầm trong định hướng kinh doanh.
Quá khứ oanh liệt
Kodak không chỉ là một trong ba hãng sản xuất phim chụp và giấy ảnh lớn nhất thế giới, mà còn có thời chiếm vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới. Bi kịch mang tính số phận đối với hãng này là đã nhận biết ra sớm nhất sự thay đổi của thời thế trên thị trường, nhưng lại chậm chân nhất trong việc thích ứng hóa với những thay đổi ấy để sinh tồn và phát triển. Kodak đã không chuyển kịp thời và thích ứng nhất từ thời công nghệ analog sang thời công nghệ kỹ thuật số nên đã suy vong.
Video đang HOT
Kodak do người Mỹ George Eastman lập nên năm 1881 cùng với Henry Strong. Cty lúc đầu có tên là Eastman Dry Plate Company, năm 1892 đổi tên thành Kodak. Sản phẩm ban đầu của Cty là những tấm phim chụp ảnh rời. Năm 1888, hãng này chế tạo và đưa ra thị trường sản phẩm máy ảnh đầu tiên. Thời ấy cũng là thuở sơ khai của kỹ thuật và công nghệ máy ảnh nên máy ảnh rất đắt và cái thú chụp ảnh bị coi là xa xỉ và đẳng cấp riêng của giới thượng lưu lắm tiền nhiều của trong xã hội. Năm 1900, Kodak tung ra thị trường dòng máy ảnh đầu tiên trên thế giới với giá bán thấp đến mức đại đa số người tiêu dùng có thể mua được…
Kodak gắn bó trước hết với nước Mỹ và dân Mỹ, đã có thời được coi là một trong những biểu tượng cho vị thế tiên phong của nước Mỹ trên lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nó có được vị thế và uy danh tưởng chừng vững đến mức không gì có thể lay chuyển nổi trên thị trường và trong thế giới thương hiệu. Năm 1991, Kodak đạt được doanh số kinh doanh kỷ lục gần 20 tỉ USD. Vậy mà từ năm 2008, Kodak bắt đầu thua lỗ. Sau bốn năm liền liên tục thua lỗ, đầu năm 2012, Kodak buộc phải tuyên bố phá sản để cứu vãn những gì có thể cứu vãn được. Giá trị của Kodak được xác định là 5 tỉ USD trong khi tổng nợ của Kodak là 7 tỉ USD.
Tài sản sáng giá nhất của Kodak còn có được là hơn 1.100 phát minh sáng chế được định giá gần 3 tỉ USD. Lúc đầu, hàng loạt tập đoàn chen nhau mua phát minh sáng chế của Kodak, nhưng rồi lại ngãng ra vì lo ngại bị tranh chấp với chủ nợ của tập đoàn sau khi Kodak phá sản.
Lỡ nhịp và sai lầm
Khi xưa, Kodak tận dụng được cả thiên thời lẫn địa lợi và nhân hòa để gây dựng và phát triển thương hiệu. Ngày nay, Kodak bị mạt vận bởi những sai lầm trong quản lý và định hướng kinh doanh cũng như bỏ lỡ cơ hội chuyển sang thời đại công nghệ kỹ thuật số. Để lỡ thiên thời, tự làm hủy hoại địa lợi nên việc rồi bị mất nhân hòa là không thể tránh khỏi.
Kodak từng đi tiên phong trong công nghệ kỹ thuật số nhưng lại để kẻ khác kinh doanh làm ăn lớn từ những thành tựu ấy. Bằng chứng điển hình nhất là Kodak phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số từ năm 1975 nhưng mãi đến năm 1991 mới tung ra thị trường chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên, nhưng lại quá đắt với giá gần 20.000 USD. Chỉ vài năm sau, các hãng khác như HP, Canon, Nikkon hay Panasonic đã ồ ạt kinh doanh máy ảnh kỹ thuật số với giá thấp nhằm vào số đông. Rồi đến thời kỳ điện thoại di động tích hợp máy ảnh và quay Video. Kodak trở tay thì đã quá muộn, thị trường tiêu thụ đã bị phân chia và trình độ công nghệ của Kodak đã bị tụt hậu đến mức không thể theo kịp được các đối tác khác chứ chưa nó lại bứt phá và lội ngược dòng thành công để dẫn đầu.
Hay như việc thay đổi chiến lược kinh doanh “máy ảnh rẻ, phim chụp và giấy ảnh đắt” của Kodak cũng quá muộn. Gillette đã rất thành công với chiến lược này và Kodak thủa ban đầu cũng thế. Nhưng ở thời đại công nghệ kỹ thuật số thì nhu cầu về phim chụp và giấy ảnh không còn lớn nữa. Kodak không thể tránh khỏi thất bại khi doanh thu từ phim chụp và giấy ảnh giảm đáng kể và không thể bù lỗ mãi được cho máy ảnh bán ra với giá rẻ.
Một trong những nguyên nhân khiến Kodak sa sút là chiến lược không ổn định mà thường xuyên bị thay đổi từ năm 2005. Người đứng đầu tập đoàn khi đó là ông Antonio Perez hoài nghi về tương lai của máy ảnh và máy quay kỹ thuật số, quyết định không đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm giữ thị trường này. Ông ta đã hợp nhất lĩnh vực sản xuất phim chụp ảnh với sản xuất máy ảnh kỹ thuật số để rồi hai năm sau lại tách ra.
Hợp tác với hãng Motorola cũng không đưa lại kết quả như mong đợi. Phong cách điều hành và quản lý độc đoán và bảo thủ của ông Perez đã đầu độc bầu không khí lao động sáng tạo trong tập đoàn. Ông Perez quan tâm và coi trọng hơn lĩnh vực kinh doanh máy in phun và phần mềm chương trình đồ họa, xử lý và sao chụp hình ảnh. Đó lại chính là những lĩnh vực không thuộc thế mạnh đặc thù và bản sắc truyền thống của Kodak. Không phải Kodak ý thức được sai lầm và nhận thức được nguyên nhân của sự sa sút. Nhưng quyết định sửa sai thường luôn quá muộn và việc thực hiện sửa sai lại không kiên định và nhất quán. Những bài học của tên tuổi lừng danh này rất giá trị và thời sự đối với tất cả các tập đoàn khác.
Theo DĐDN
Kodak sa thải thêm 1.000 nhân công
Quá trình giảm lao động trong công ty này sẽ được hoàn thành vào trước cuối năm nay.
Kodak phải sa thải không ít nhân công để có đủ tài chính nhằm vực lại công ty. Ảnh:Guardian.
Đây là một trong những động thái nhỏ của Kodak những tháng gần đây nhằm giúp công ty tái cơ cấu và thoát khỏi cảnh phá sản. Đầu năm 2012, nhà sản xuất máy ảnh này đã phải sa thải khoảng 2.700 nhân công trên toàn thế giới. Đại diện của Kodak cho biết nhờ đó mà Kodak có thể tiết kiệm được số tiền lên tới 330 triệu USD một năm.
Những người ngồi ở vị trí cấp cao, như một số vị giám đốc, cũng không nằm ngoài danh sách sa thải của hãng này. Antonio Perez, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Kodak, cho biết "chúng tôi nhận ra rằng mình phải khẩn trương giảm tối đa mọi chi phí trong thời điểm hiện tại".
PCMag cho biết, Kodak sẽ hoạt động ở ba mảng chính bao gồm: doanh nghiệp và in kỹ thuật số đồ hoạ, giải trí và phim thương mại hình ảnh tư liệu và cá nhân.
Cuối tháng 1 năm nay, Kodak đã nộp đơn xin phá sản. Ngoài ra, hãng này còn phải bán cả mảng kinh doanh phim máy ảnh và một số bằng sáng chế liên quan đến hình ảnh kỹ thuật số dùng trong vụ kiện với Apple nhằm có đủ tiền để tái cơ cấu.
Theo VNE
Kodak - Cái chết vì thương hiệu quá lớn? Khi so sánh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, ta có thể thấy được một sự thật rõ ràng: phần lớn doanh nghiệp Việt đều tụt hậu hơn về công nghệ so với doanh nghiệp nước ngoài. Vậy chẳng lẽ doanh nghiệp Việt mãi mãi bị các doanh nghiệp ngoại với công nghệ cao hơn lấn át trên...