Klaus: Một Giáng Sinh đẹp từng khung hình và cuộc cách mạng phim hoạt hình 2D
Với màu sắc rực rỡ, từng khung hình đẹp lung linh như những bức tranh, bộ phim hoạt hình 2D chủ đề Giáng Sinh Klaus hiện đang được chiếu trên dịch vụ trực tuyến Netflix đã trở thành sự kiện lịch sử đối với ngành hoạt hình thế giới.
Klaus ( Câu Chuyện Giáng Sinh) được sản xuất bởi hãng hoạt hình SPA (Tây Ban Nha), kể câu chuyện về Jesper (Jason Schwartzman) – một gã “con ông cháu cha” lười biếng tại học viện Bưu Chính. Jesper không lo học hành, chỉ biết hưởng thụ và luôn ỷ lại vào bố mình là Giám đốc Bưu điện. Để dạy cho con mình một bài học, ông bố đã đẩy cậu ta tới Smeerensburg, một vùng đất khô cằn, quanh năm giá lạnh ở cực Bắc, và hoàn toàn không có dịch vụ Bưu chính.
Tại đây, Jesper đã làm bạn với Klaus (J.K.Simmons) một thợ mộc già bí ẩn, và cùng bị cuốn vào một nhiệm vụ giao hàng đặc biệt nhằm giúp hai gia tộc lâu đời ở đây xóa bỏ mối hận thù nghìn năm. Hành trình đưa thư của Klaus và Jesper tình cờ sao đã tạo nên một truyền thuyết quen thuộc về ngày lễ Giáng Sinh qua những tình huống “cười ra nước mắt”, nhưng cũng ngập tràn những cảm xúc ấm áp, trong sáng.
Đối với người “ngoại đạo”, Klaus có lẽ không có gì đặc biệt. Nhưng đã từ 4 năm nay, sự tồn tại của bộ phim này đã gây nên bao sóng gió trong cộng đồng hoạt hình và điện ảnh khắp thế giới vì kỹ thuật mới mang tính cách mạng với hoạt hình 2D truyền thống (với phương pháp vẽ tay 24 hình một giây).
Từ trước tới nay, dù với trình độ cao như Disney, DreamWorks, hay Ghibli, để tả khối và ánh sáng cho nhân vật trong phim hoạt hình 2D, các họa sĩ luôn sử dụng kỹ thuật Cell-Shading. Đây là một kỹ thuật đã được sáng tạo và phát triển từ thời Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, khi họa sĩ hoạt hình tô những mảng ánh sáng và bóng tối phẳng lên nhân vật (hình minh họa bên trái). Phương pháp này khiến cho nhân vật trong phim giống như hình cắt dán trên các cảnh nền được tô vẽ kỹ càng hơn rất nhiều. Kỹ thuật này vẫn được giữ nguyên cho tới ngày nay vì nó giúp công nghiệp hóa quy trình làm phim, giảm thời gian sản xuất, nhờ đó tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh đủ đẹp và hiệu quả.
Sự khác nhau giữa poster phim và cảnh trong phim
Nhưng chính điều này luôn tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa một khung hình thực tế trong phim với một tấm poster giới thiệu phim, một bức tranh nghệ thuật, một bức ảnh chụp, hoặc phim hoạt hình 3D. Với những phim hoạt hình 3D, các họa sĩ có thể sử dụng phần mềm máy tính tự động tính toán sự hoạt động của ánh sáng theo các nguyên tắc vật lý về ánh sáng để nhân vật có được hình khối “tả thực” và trở thành một phần hài hòa của cảnh nền, không tách biệt.
Đây chính là rào cản lớn nhất khiến cho hoạt hình 2D truyền thống như Disney ngày xưa không thể cạnh tranh với các sản phẩm 3D trên màn ảnh rộng, và phải tạm lui bước trong một thời gian khá dài. Cho đến khi hãng phim hoạt hình SPA ra mắt đoạn teaser đầu tiên cho Klaus vào năm 2015, họ đã khiến cho toàn bộ ngành công nghiệp hoạt hình một phen “mắt tròn mắt dẹt”.
Quy trình làm phim của Klaus
Bộ phim được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp vẽ tay 24 hình một giây cổ điển, nhưng nhân vật có đầy đủ hình khối, các nguồn sáng chính phụ, chất liệu, và hòa lẫn vào cảnh nền như những bức tranh được chăm chút công phu. Có rất nhiều người khi mới xem đã quả quyết rằng Klaus là phim 3D, vì cho tới thời điểm đó, để đạt được những hiệu ứng như vậy thì không có lời giải thích nào khác. Nếu không, chẳng lẽ các họa sĩ đã phải ngồi chăm chút cho từng khung hình cho bộ phim dài hơn 1 tiếng rưỡi này sao? “Không thể nào!” – toàn bộ cộng đồng hoạt hình thế giới kêu lên cảm thán, vì việc đó tốn quá nhiều công sức, thời gian, và không đảm bảo được sự nhất quán của hình vẽ.
Một tranh vẽ thiết kế của Klaus
Công nghệ ánh sáng trong phim Klaus (Câu Chuyện Giáng Sinh)
Và sự thật gần đúng như vậy. SPA Studio có các họa sĩ chuyên về ánh sáng và chất liệu, làm công việc tô vẽ chi tiết cho từng cảnh phim, nhưng thật may là không phải toàn bộ 24 hình/giây cho cả bộ phim. Với một phần mềm mới được phát triển dành riêng cho bộ phim, các họa sĩ chỉ cần phải đầu tư thời gian cho một vài khung hình trong một cảnh, phần còn lại sẽ được tự động tính toán và thực hiện trên máy tính.
Công cụ này đã cho phép các họa sĩ thực sự được tham gia đặt bút và “vẽ” trong tất cả các quy trình làm phim, thay vì chờ đợi máy tính và mô hình 3D thay thế nét vẽ của mình trong bản phim cuối. Nhờ có sự chấp bút trực tiếp của các họa sĩ tài hoa, bộ phim có được sự quyến rũ đầy nghệ thuật, mang lại làn gió tươi mới cho khán giả.
Chỉ cần dừng hình lại ở bất cứ giây phút nào trong phim, khán giả đều có thể có được một khung hình đẹp lung linh đến nao lòng, dễ dàng trở thành một tấm poster quảng bá cho phim mà không cần chỉnh sửa. So với các phim 2D trước kia, các họa sĩ sẽ phải vẽ lại hoặc vẽ “tân trang” cho những cảnh phim nhất định thì mới có được một tấm hình đủ “đô” làm poster để gây ấn tượng với khán giả đại chúng.
Không chỉ thế, bộ phim còn mang tới cho khán giả một câu chuyện ngập tràn những cảm xúc nhẹ nhàng, ấm áp hết sức phù hợp cho mùa Giáng Sinh sắp tới. Câu chuyện về Jesper và Klaus đặt những truyền thuyết vốn đã quá đỗi quen thuộc với mọi người về ngày Noel qua một lăng kính hoàn toàn mới, hiện đại hơn, nhưng cũng hết sức đáng yêu và tinh tế. Theo đạo diễn Sergio Pablos (Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà, Hercules, Kẻ trộm Mặt Trăng,…), hình ảnh ông già Noel trong phim được xây dựng với rất nhiều cảm hứng từ các siêu anh hùng, đặc biệt là Batman với đầy ắp những điều bí ẩn đầy màu sắc “huyền thoại”.
Câu chuyện của Klaus còn có một thông điệp tuy nhẹ nhàng nhưng lại hết sức thấm thía trong thời đại ngày nay về sự chia rẽ giữa người với người. Giữa một thế giới đầy hận thù, những mâu thuẫn, xích mích căng thẳng, câu thoại “Một hành động tốt dù nhỏ bé sẽ luôn lan tỏa đến với mọi người” trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Sau những thành công “không tưởng” với đám Minions nhí nhố, cũng những tác phẩm kinh điển của Disney trước kia, Sergio Pablos lần đầu tiên bước vào vai trò của một đạo diễn với Klaus, một dự án tâm huyết mà anh đã ấp ủ gần 10 năm nay. Studio SPA nhỏ bé của anh ở Tây Ban Nha đã phát triển từ hơn 20 họa sĩ đã lên tới gần 400 người, cùng với sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình từ nhà sản xuất Netflix đã giúp “đứa con đầu lòng” của họ được chào đời.
Sự ra mắt của Klaus đã và vẫn đang được giới chuyên môn toàn thế giới đánh giá như một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành hoạt hình nói riêng, và lịch sử điện ảnh nói chung. Nó như một minh chứng hùng hồn nhất của sự đam mê, lăn xả, không thỏa hiệp với những gì mình đã có, và không ngừng tiến về phía trước của đội ngũ họa sĩ. Như Sergio đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn “Tôi không muốn đưa hoạt hình 2D trở lại từ quá khứ để “dìm hàng” phim hoạt hình 3D, tôi chỉ muốn đưa hoạt hình 2D tiến thẳng đến tương lai mà thôi”.
Trailer Klaus (Câu Chuyện Giáng Sinh)
Klaus hiện đang được chiếu trên dịch vụ phim trực tuyến Netflix.
Theo trí thức trẻ
Klaus (2019) (Netflix) - Câu chuyện Giáng Sinh đời thực nhưng ngập tràn sắc màu cổ tích
Hầu như trong chúng ta, ai cũng từng nghe về truyền thuyết kể về Ông già Noel (Santa Claus) và những truyền thống Giáng Sinh. Nhưng liệu có một câu chuyện khác ẩn sau sự nhiệm màu, sau tính huyền bí và nhân văn hơn về Ông già Noel?
Klaus (2019) nói ngắn gọn là một câu chuyện nguồn gốc của biểu tượng Giáng Sinh là Ông già Noel, hay trong phim này, chỉ được gọi đơn giản là Klaus (J.K Simpson). Thế nhưng, Klaus không hẳn là nhân vật trung tâm của Klaus, mà là Jesper (Jason Schwartzman), chàng công tử xuất thân giàu có bị cha tống đến một ngôi làng hẻo lánh ngập trong tuyết và cái lạnh giá buốt để làm công tác thư từ, nhằm rèn luyện cho anh bản tính biết gánh vác trách nhiệm. Vấn đề là người dân nơi đây quanh năm suốt tháng chìm trong mối thù hằn gia tộc hàng thế kỷ, nên chẳng ai buồn gửi thư. Cho đến khi một cậu bé nhận được món quà từ Klaus.
Hình tượng Santa Claus được hình thành từ cuộc đối đầu truyền kiếp giữa nhà Krum và nhà Ellingboe. (Nguồn: Best Movie Cast)
Kể về Santa Claus, nhưng phải đến nửa sau, phim mới bắt đầu cho người xem cảm nhận được tinh thần Giáng Sinh. Cốt truyện của phim được dàn dựng vô cùng thông minh. Dù ý chính vẫn là kể về Ông già Noel, bộ phim sử dụng nhiều tuyến truyện chồng lên nhau để làm rõ nguồn gốc của người đàn ông cao lớn thích đi tặng quà cho con trẻ. Thông qua nhân vật Jesper, người xem được chứng kiến hình tượng Santa Claus dần dần được hình thành từ cuộc đối đầu truyền kiếp giữa nhà Krum và nhà Ellingboe.
Cũng thông qua Jesper mà phim có thể đưa ra những lời lý giải vô cùng hợp lý cho những phong tục Giáng Sinh, như treo vớ trên kệ lò sưởi, để bánh quy và sữa cho ông già Noel, trẻ hư không được nhận quà mà nhận than, hay tuần lộc thần kỳ biết bay, ngay cả những phụ tá của ông, được chắt lọc từ truyền thuyết. Klaus đã làm điều này theo cách khiến khán giả phải bật cười.
Nếu Jesper có thể khiến khán giả phì cười với những hành động của mình, thì nhân vật có thể lấy nước mắt người xem lại là Klaus (Nguồn: SPA Studio)
Nếu Jesper có thể khiến khán giả phì cười với những hành động của mình, thì nhân vật có thể lấy nước mắt người xem lại là Klaus - hình mẫu của Santa Claus, người luôn được coi là người đàn ông luôn vui vẻ. Như cách Klaus tương phản với Jesper, ông cũng không giống với hình ảnh Ông già Noel như truyền thuyết mô tả. Klaus luôn buồn bã, ít nói, ít cười và lầm lì, sống tách biệt với mọi người vì còn mãi đau đáu nỗi đau mất người thân. Tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên tính cách yêu trẻ và sự thông thái.
Đặt Klaus bên cạnh Jesper, Klaus mô tả cách tình bạn nảy nở và gắn kết hai tâm hồn hoàn toàn xa lạ lại với nhau. Theo cách nhìn rất Giáng Sinh, cả hai đã tặng lẫn nhau một món quà vô cùng ý nghĩa. Món quà ấy sau đó được cả hai không chỉ trao cho người dân ở ngôi làng Smeerensburg luôn trong trạng thái buồn bã, mà còn những người dân ở phía bên kia của hòn đảo.
Chi tiết đáng kinh ngạc của các khung hình (Nguồn: SPA Studio)
Bên cạnh việc mang trong mình thông điệp kinh điển, Klaus còn chứng minh sự trường tồn và tính linh hoạt của phong cách làm phim hoạt hình 2D vẽ tay truyền thống. Thật khó tin là Klaus được xây dựng hoàn toàn bằng kỹ thuật 2D, khung hình vẽ tay truyền thống, kết hợp với kỹ thuật đánh bóng bằng máy tính và hoàn toàn không có dấu vết của kỹ thuật CGI thường thấy trong các loại phim hoạt hình ngày nay.
Các nhân vật của Klaus gợicho người xem cảm giác mình đang được xem môt bộ phim hoạt hình 3D, nhưng đây chỉ là sự nhầm lẫn xuất phát từ kỹ thuật thiết kế khối và đánh bóng đáng kinh ngạc được đạo diễn Sergio Pablos (người từng đứng sau Despicable Me) và các cộng sự sử dụng. Sau đó, ông hướng đến khâu trau chuốt các cảnh vật phía sau nhân vật sao cho hài hòa bằng cách ứng dụng nhiều phần mềm thiết kế chuyên nghiệp. Đây là một tiến bộ hết sức to lớn, bởi trước đây, khi kỹ thuật 2D còn được ứng dụng trong quá trình làm phim hoạt hình, thiết kế background đòi hỏi hàng chục, có khi hàng trăm họa sĩ phải tô màu, đánh bóng từng chi tiết một bằng tay trong một khoảng thời gian rất dài, nếu họ muốn thành phẩm được sống động như thật. Cũng vì khía cạnh này, mà kỹ thuật 2D đã chết dần ở Hollywood khi 3D ra đời - kỹ thuật có thể làm điều tương tự với thời gian nhanh chóng hơn.
Vận dụng hình khối và kỹ thuật đánh bóng bằng vi tính chuyên nghiệp (Nguồn: SPA Studio)
Nhưng Klaus đã phá vỡ ranh giới hạn chế của phong cách 2D khi chứng minh kỹ thuật 2D có thể được kết hợp với phần mềm máy tính hiện đại và cho ra đời những khung hình chi tiết sống động, hài hòa về màu sắc cũng như các khối, không thua kém gì kỹ thuật 3D. Thậm chí, chúng có thể đánh lừa được những khán giả, làm họ tưởng đây là một bộ phim hoạt hình 3D thực sự. Như vậy, Klaus không chỉ là một bộ phim đầy ắp ý nghĩa, mà còn là kỳ quan hoạt hình thai nghén từ một kỹ thuật 2D tưởng đã lỗi thời kết hợp hài hòa với phần mềm chuyên nghiệp - điều được cho là không thể với phong cách 2D.
Phim dễ dàng đánh lừa người xem. (Nguồn: SPA Studio)
Vẫn là thông điệp không bao giờ cũ về tình yêu thương mà dịp lễ 25.12 mang lại và là bằng chứng cho vị thế sừng sững của kỹ thuật 2D trong thời đại của CGI, Klaus hướng đến đối tượng khán giả, từ trẻ em 7 tuổi cho đến người lớn, nên cốt truyện của phim dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Dù người xem có xuất thân từ văn hóa ăn mừng Giáng Sinh hay không, họ vẫn cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện hầu như được lược bỏ yếu tố huyền bí, nhưng vẫn giữ được sự màu nhiệm, về Ông già Noel. Đồng thời, họ cũng được trải nghiệm những phân cảnh hoạt hình có gì đó khang khác với những bộ phim hoạt hình mình từng xem qua.
Theo moveek
Tin đồn: Disney sắp làm phim điện ảnh chuyển thể từ series truyện tranh huyền thoại 7 viên ngọc rồng Disney đang nuôi tham vọng biến Dragon Ball thành một series ăn khách lâu dài nữa của hãng. Với thành công của loạt phim siêu anh hùng Avengers trong vài năm gần đây, khi nhắc đến Disney, có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay đến Marvel với những Iron Man, Captain America hay Thor. Nhưng chớ quên rằng trước đây, Disney vốn đã...