KIS: MB ước lợi nhuận 6 tháng tăng 5%, Mcredit đã giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt xuống 30-40%
Theo KIS Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng của MB ước đạt 8%, lợi nhuận tăng 5%. Riêng với công ty con Mcredit, tỷ lệ cho vay tiền mặt đã giảm từ mức 70-80% một năm trước xuống còn khoảng 30-40%.
MB ước lợi nhuận 6 tháng tăng 5%, Mcredit đã giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt xuống 30-40%
Báo cáo tổng hợp của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cho hay qua trao đổi với các ngân hàng tại Hà Nội, hầu hết các ngân hàng đều cho rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ không tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm 2020. Trong trường hợp nền kinh tế trở nên tiêu cực hơn do đại dịch diễn ra trên toàn cầu, một phiên bản mở rộng hơn của Thông tư 01 sẽ cứu nguy cho bảng cân đối kế toán các ngân hàng.
KIS Việt Nam cho biết 6 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) thông tin rằng đã đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 8%, chủ yếu nhờ vào nhóm khách hàng CIB ( doanh nghiệp lớn và rất lớn). Trong khi đó, ngân hàng thận trọng trong việc mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, trong dài hạn, phía MB cho hay ngân hàng vẫn hướng đến phân khúc bán lẻ để cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và thu nhập ngoài lãi.
Trong khi đó, MCredit vẫn ở giai đoạn tái cấu trúc và đã giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt từ mức 70-80% một năm trước xuống còn khoảng 30-40%.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) kết thúc quý II/2020 được cải thiện hơn so với mức 30% của quý I/2020 nhưng vẫn thấp hơn mức 34% cuối năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức mục tiêu 1,8% cho năm nay.
Đáng chú ý, tổng thu nhập hoạt động (TOI) nửa đầu năm nay ước tính tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 13.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước tính tăng 5% lên khoảng 5.100 tỷ.
Video đang HOT
Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID), theo đại diện ngân hàng, do đang trong giai đoạn tái cấu trúc nên BIDV vẫn trích dự phòng tín dụng cao. Theo kế hoạch ban đầu, kế hoạch tái cấu trúc sẽ hoàn thành vào năm 2021 nhưng do ảnh hưởng của Covid-19 nên có thể sẽ kéo dài lâu hơn một chút cho đến cuối năm 2022.
BIDV đang trong quá trình tăng vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB), đại diện ngân hàng chia sẻ rằng Vietcombank đã hoàn thành gói tín dụng hỗ trợ cho người đi vay bị ảnh hưởng gián tiếp bởi Covid-19 vào tháng 6/2020 và sẽ kết thúc các gói cứu trợ còn lại cho người đi vay chịu ảnh hưởng trực tiếp vào tháng 9/2020.
Vietcombank đang cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng đẩy mạnh phân khúc bán lẻ (cho vay mua nhà có thế chấp) và hướng đến khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu. Ngân hàng tỏ ra thận trọng cho phân khúc bán buôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
NIM của ngân hàng dự kiến sẽ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020 – 2021 do phải cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, phía Vietcombank cho biết lợi nhuận bất thường từ hợp đồng bancassurance độc quyền với FWD có thể sẽ được ghi nhận vào quý IV/2020. Ngân hàng đã bắt đầu phân phối các sản phẩm của FWD thông qua mạng lưới chi nhánh của mình từ tháng 4/2020. Theo tiết lộ từ đại diện Vietcombank, hoạt động bancassurance đã có khởi đầu thuận lợi trong quý II/2020 và đã vượt KPI cam kết.
Về phía Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank, HoSE: TCB), KIS Việt Nam cho biết trong cuộc họp với đại diện ngân hàng, phía Techcombank bày tỏ lòng tin rằng các quy định mới nhằm thắt chặt quy định chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp không có bất kì tác động tiêu cực nào mà còn có cơ hội mở rộng thị phần.
Cụ thể, các công ty phát hành TPDN thông qua Techcombank đều là các công ty tư nhân hàng đầu, có xếp hạng tín nhiệm tốt với tình hình tài chính vững vàng. Thêm vào đó, Techcombank đã có kinh nghiệm và chuẩn bị tốt cho hình thức phát hành ra công chúng. Ngoài ra, nhiều khách hàng của Techcombank thỏa mãn quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp trong luật chứng khoán.
Họp ĐHCĐ MB: Lợi nhuận 6 tháng ước cao hơn kế hoạch, dư nợ bị ảnh hưởng Covid-19 chiếm 25-30%
Ngân hàng đã cơ cấu nợ cho 3.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với dư nợ khoảng 7.000 tỷ đồng.
Tăng trưởng dư nợ cho vay đến tháng 5 khoảng 4-5% chủ yếu từ nhóm SME.
Nợ xấu quý I tăng chủ yếu do tác động dịch Covid-19 và nhóm SME.
Ngân hàng phấn đấu đạt lợi nhuận tương đương năm 2019 (10.000 tỷ đồng) trong trường hợp thị trường thuận lợi, còn kế hoạch đặt ra là giảm 10%.
Sáng 24/6, MB (HoSE: MBB) họp cổ đông thường niên 2020 trình kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 10%, ở mức 9.032 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức dự kiến 11-15%.
Chủ tịch HĐQT MB Lê Hữu Đức cho biết nếu thị trường thuận lợi, ngân hàng phấn đấu đạt lợi nhuận tương đương năm 2019, ở mức 10.000 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng 8%, trong đó tín dụng tăng 12% theo giới hạn của ngân hàng Nhà nước (NHNN), huy động vốn tăng 18%. Vốn điều lệ được đặt mục tiêu tăng 18% lên 27.988 tỷ đồng, kiểm soát nợ xấu tối đa 1,9%.
Tổng giám đốc Lưu Trung Thái ước tính lợi nhuận 6 tháng ngân hàng sẽ cao hơn 2-3% so với kế hoạch (khoảng 4.516 tỷ đồng). 5 tháng đầu năm, thu nhập riêng ngân hàng đạt 8.160 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận đạt 3.694 tỷ đồng, tăng 5%. Dư nợ cho vay tăng tăng 4-5% dư nợ chủ yếu đến từ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Trong quý I, chi phí dự phòng tăng 117% là nguyên nhân chính khiến lãi trước thuế của MB giảm 9% còn 2.195 tỷ đồng, tương đương 24% kế hoạch năm. Cho vay khách hàng giảm 1,3% xuống 244.072 tỷ đồng, trong khi tiền gửi giảm 12% còn 240.737 tỷ đồng. Nợ xấu ở 4.004 tỷ đồng, tăng 38% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,16% lên 1,61%, chủ yếu đến từ nhóm SME.
Lý giải nguyên nhân nợ xấu tăng, ông Thái đề cập tác động chính do dịch Covid-19. Dư nợ bị ảnh hưởng tại MB chiếm 25-30% tổng dư nợ. Ngân hàng đã tái cơ cấu nợ cho 3.000 khách hàng với dư nợ khoảng 7.000 tỷ đồng. Điều này khiến thu nhập lãi giảm 10% do không được tính lãi dự thu với các khoản nợ cơ cấu lại theo Thông tư 01. Chi phí dự phòng tăng trong quý I là động thái phòng thủ của ngân hàng, chuẩn bị nền tảng tốt cho những năm tiếp theo.
Họp cổ đông thường niên 2020 của MB, sáng 24/6. Ảnh: L.H
Đề cập đến hoạt động của các công ty con, ông Lê Hữu Đức cho biết Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas life có lãi 205 tỷ đồng, sau 3 năm hoạt động, ROE đạt 19,6%. Chứng khoán MB lãi 288 tỷ đồng, ROE đạt 14,7%, thị phần thứ 5 thị trường.
Công ty tài chính tiêu dùng MCredit duy trì trong top 4 thị phần, lợi nhuận hơn 180 tỷ đồng, ROE khoảng 12,7%, trong năm 2019. Bà Nguyễn Thị Hải Phượng, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Mcredit, chia sẻ công ty tài chính này được hình thành từ liên doanh giữa Shinsei Bank của Nhật. Trong những năm đầu, công ty theo định hướng phát triển quy mô và chiếm thị phần, vì vậy phần nào chất lượng nợ bị ảnh hưởng. Tỷ lệ nợ xấu đặc thù của ngành tài chính tiêu dùng cao hơn so với ngân hàng, dưới 10% là bình thường, dưới 5% là tốt.
Thời gian tới, Mcredit sẽ tái cơ cấu để phát triển bền vững hơn theo hướng kiện toàn bộ máy và tinh gọn nhân sự. Năm qua, công ty đã giảm 500 nhân viên.
Cuối năm 2019, HĐQT MB đã đưa ra chiến lược xác định MCredit là trụ cột lợi nhuận cho ngân hàng trong nhiều năm tới, đưa ngân hàng lên vị thế tốt hơn.
Bảo hiểm Quân đội (MIC) lãi hơn 176 tỷ đồng, ROE đạt 11,5%. Doanh nghiệp này hoàn tất hồ sơ để niêm yết trên HoSE. Quản lý quỹ MB lãi 73 tỷ đồng, ROE 13%, trong khi Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản AMC đạt 190 tỷ đồng lợi nhuận, ROE khoảng 17,3%.
HĐQT cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 15% và chia 25,6 triệu cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2020 hoặc quý I/2021.
Số vốn chủ sở hữu tăng thêm, ngân hàng dự kiến đầu tư 4.385 tỷ đồng đầu tư tài sản tăng năng lực và 3.864 tỷ đồng đầu tư kinh doanh khác.
Ông Thái cho biết việc tăng vốn mỗi năm của ngân hàng được cân nhắc kỹ. MB sẽ tăng vốn cân đối phù hợp với tăng trưởng quy mô của ngân hàng, đảm bảo vốn để mở rộng quy mô cho vay. Năm nay, tổng tỷ lệ tăng vốn của ngân hàng là 18% bao gồm 15% trả cổ tức và 3% phát hành cho đối tác, đủ tạo tiền đề tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
Tập đoàn MB vượt thách thức quý I Chuyển dịch số là một trong những chìa khóa giúp ngân hàng mẹ, các công ty thành viên thuộc Tập đoàn MB đi xuyên qua khó khăn của đại dịch Covid-19, ghi nhận hiệu quả hoạt động vững vàng trong quý I vừa qua. Quý I, lãi hợp nhất của MB đạt 2.196 tỷ đồng Mới đây, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)...