Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo tiền qua mạng
Ngày 10/8, thông tin từ Công an TP Hải Phòng cho biết, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Vĩnh Bảo Đông Hải Phòng vừa ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo chuyển tiền để nhận quà từ nước ngoài.
Trước đó, vào ngày 5/8, khách hàng Trần Thị P. (trú tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo) đến Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Bảo để yêu cầu chuyển 13 triệu đồng vào tài khoản có tên H.P.T, mở tại SHB. Trong quá trình xử lý giao dịch chuyển tiền, khách hàng liên tục nhận các cuộc điện thoại hối thúc việc chuyển tiền.
Nhận định đây có thể là kiểu lừa đảo của bọn tội phạm nhằm chiếm đoạt tài sản, giao dịch viên với tinh thần trách nhiệm và cảnh giác cao đã thuyết phục chị Trần Thị P. chia sẻ sự việc.
Khách hàng Trần Thị P. cho biết, từ hình thức kết bạn qua Facebook, khách hàng được đối tượng hứa hẹn tặng quà có giá trị lớn từ nước ngoài. Sau đó, đối tượng yêu cầu người nhận quà chuyển tiền phí hải quan 13 triệu đồng để làm thủ tục nhận hàng…
Video đang HOT
Khi được tư vấn, khách hàng Trần Thị P. đã hiểu ra hành vi lừa đảo qua mạng của đối tượng, và không chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.
Một dạng giao dịch lừa đảo qua mạng được cảnh báo.
Cũng theo Công an TP Hải Phòng, thời gian qua trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều vụ việc khách hàng bị mất tiền vì sa bẫy những đối tượng lừa đảo trên mạng. Xâu chuỗi từ các vụ việc, Công an TP đã cảnh báo 8 thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng thường thực hiện, thông báo rộng rãi tới toàn bộ người dân.
Cụ thể là các thủ đoạn: Giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn và yêu cầu mua thẻ cào nạp vào số tài khoản mà các đối tượng lừa đảo cung cấp; giả danh cán bộ Ngân hàng thông báo bị hại có người chuyển tiền vào tải khoản nhưng do bị lỗi nên chưa chuyển được nên yêu cầu khách hàng cung cấp mã số thẻ và mã OTP để kiểm tra, sau đó truy cập vào tài khoản và rút tiền của bị hại; giả danh Công an, Tòa án thông báo người dân có liên quan đến vi phạm pháp luật, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra.
Cùng với đó là lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của bị hại, lừa bị hại tham gia các chương trình rồi tìm cách chiếm đoạt tài sản khi có cơ hội; thông qua các sàn giao dịch trên mạng, lôi kéo bị hại tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ cho ngừng hoạt động (sập sàn) để chiếm đoạt tiền người tham gia; sử dụng thông tin cá nhân, hình ảnh của các lãnh đạo các cơ quan chính quyền, đoàn thể… để thiết lập tài khoản mạng xã hội, kết bạn và sau đó nhắn tin trao đổi vay, mượn tiền của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp dưới… để chiếm đoạt.
Một trong những thủ đoạn phổ biến khác là cho vay tiền qua app (vay tiền online) làm mồi nhử, tiếp đó lừa đảo bị hại bằng nhiều hình thức giao dịch tùy theo mức độ nhẹ dạ cả tin của bị hại. Đồng thời lợi dụng tình hình dịch bệnh, các đối tượng tạo các tài khoản mạng xã hội để đăng bán các dụng cụ, thiết bị y tế chống dịch… và chiếm đoạt tiền đặt cọc, hoặc tiền thanh toán số tiền theo thỏa thuận
Giả thông báo chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để lừa đảo
Chiều 2/7, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, gần đây xuất hiện tình trạng đối tượng giả danh là cán bộ ngân hàng hoặc người mua hàng online gọi điện cho nạn nhân thông báo có người chuyển tiền vào tài khoản.
Tuy nhiên, do lỗi nên chưa chuyển được hoặc thông báo phần mềm chuyển tiền Internet banking của khách hàng bị lỗi.
Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP để kiểm tra hoặc dụ dỗ nhấn vào đường link website có địa chỉ tên miền gần giống với tên ngân hàng do chúng gửi qua tin nhắn để thực hiện các bước nhận tiền. Các đối tượng sử dụng thông tin nạn nhân cung cấp để truy cập vào tài khoản và rút tiền của họ.
Để phòng ngừa tội phạm trên, Công an khuyến cáo: Khi thụ hưởng số tiền mà người khác chuyển, chỉ cần cung cấp đúng tên chủ tài khoản, số tài khoản thì người chuyển sẽ chuyển thành công số tiền đã thỏa thuận. Chỉ nên đăng nhập tài khoản của cá nhân vào các ứng dụng ngân hàng mà mình đã sử dụng lâu nay, không nhập vào trang web; thường xuyên kiểm tra, cập nhật tính năng bảo mật tài khoản ngân hàng, mạng xã hội; không cho mượn, thuê giấy tờ cá nhân.
Khi bị lừa đảo, nạn nhân hãy nhanh chóng liên hệ và đề nghị ngân hàng nơi mình mở tài khoản để phong tỏa tài khoản và tích cực phối hợp cung cấp thông tin tố giác tội phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Đồng thời, ghi nhớ các trang web chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thường được đăng ký tên miền (.vn) hoặc (.com.vn). Đối với các trang web đăng ký tên giống nhưng đuôi khác đều là giả mạo...
"Nổ" là con nuôi tướng quân đội lừa đảo hơn 15 tỷ đồng "Nổ" là mình quen biết với các cán bộ lãnh đạo cao cấp có khả năng giải quyết tranh chấp đất đai, xin dự án... nữ "siêu lừa" đưa được 3 nạn nhân vào tròng, chiếm đoạt của họ hơn chục tỷ đồng. Ngày 23/6, TAND TP Hồ Chí Minh đã xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Thanh Thuý (SN 1976,...