Kính thực tế ảo Apple phải kết nối với iPhone
Kính thực tế ảo dạng dây đeo (AR/VR headset) mà Apple đang phát triển sẽ cần kết nối không dây liên tục với iPhone, hoặc các thiết bị khác của Táo khuyết để hoạt động bình thường, theo tin đồn mới nhất.
Yêu cầu kết nối thiết bị để hoạt động không phải điều gì đó quá xa lạ với fan của Táo khuyết. Người dùng Apple Watch phiên bản Wi-Fi cũng phải trang bị iPhone kết nối liên tục để đồng hồ hoạt động bình thường.
Vì thế, một chiếc kính thực tế ảo (AR/VR headset) rõ ràng cũng cần phải kết nối với thiết bị Apple khác để tận dụng hết sức mạnh xử lý. Theo nguồn tin từ The Information, Apple hiện đã hoàn thành xong con chip tự thiết kế 5nm dùng trên kính thực tế ảo này.
Apple đã thiết kế xong hệ thống trên một con chip (SoC) để tăng cường sức mạnh phần cứng cho kính, cùng với hai con chip bổ sung. Cả ba con chip này hiện đang ở giai đoạn thiết kế cuối trước khi chuyển đến cho nhà sản xuất và công đoạn sản xuất thử nghiệm đã bắt đầu, nguồn tin cho biết thêm.
Con chip trên kính thực tế ảo rõ ràng không thể mạnh bằng chip trên máy Mac hay thiết bị iOS. Nó sẽ được thiết kế cho việc tối ưu hóa truyền dữ liệu không dây, mã hóa và giải mã video cũng như tối ưu hóa hiệu năng sử dụng pin.
Mẫu kính thực tế ảo của Apple bản vẽ bởi The Information.
Mặc dù được thiết kế để hoạt động với iOS, chiếc kính thực tế ảo cũng có con chip xử lý trung tâm (CPU) và chip xử lý đồ họa (GPU). Do đó có khả năng nó có thể hoạt động độc lập với một số chức năng giới hạn.
Video đang HOT
TSMC được cho là nhà sản xuất chip cho kính thực tế ảo của Apple và công đoạn sản xuất hàng loạt có thể mất ít nhất một năm nữa. Vì thế, kính thực tế ảo này có thể ra mắt sớm nhất vào năm 2022 nếu giai đoạn sản xuất không gặp trục trặc gì.
Nguồn tin từ The Information cũng cho rằng, công đoạn sản xuất cảm biến hình ảnh và trình điều khiển hiển thị đã hoàn tất và TSMC vẫn đang tối ưu hóa cảm biến để thu nhỏ kích thước hơn nữa. Quá trình tăng năng suất ở giai đoạn thử nghiệm vẫn đang được TSMC gấp rút tiến hành.
Cần lưu ý là kính thực tế ảo dạng dây đeo và kính thực tế ảo dạng có gọng và tròng (kính thông minh) là hai sản phẩm độc lập và vẫn đang được Apple phát triển song song. Kính thông minh có thể ra mắt vào năm 2023 và có thể là sản phẩm lớn cuối cùng dưới triều đại CEO Tim Cook.
Apple phát triển như thế nào sau thập niên dưới thời Tim Cook?
Dù đã có một nhiệm vụ khó khăn, nhưng suốt một thập niên qua Tim Cook đã dẫn dắt Apple đạt được quy mô phi thường và kết quả hằng quý không làm thất vọng các nhà đầu tư.
Giám đốc điều hành Apple Tim Cook
Steve Jobs không chỉ thành lập Apple, mà còn đưa công ty trở lại từ bờ vực của thất bại và tung ra các sản phẩm biểu tượng đã định nghĩa Apple như một nhà khai thác máy tính hiện đại. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, Tim Cook cho biết người tiền nhiệm đã nói với ông rằng hãy là nhà lãnh đạo của chính mình và đừng bao giờ hỏi "Steve sẽ làm gì?".
Tim Cook đã nghe theo lời khuyên đó, nỗ lực xây dựng một bộ máy vận hành nghiêm ngặt và biến Apple trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới. Kể từ năm 2011, công ty đã liên tục phát hành một số sản phẩm mới, bao gồm Apple Watch và AirPods. Ở thời điểm hiện tại, Apple của Tim Cook đã trưởng thành hơn rất nhiều so với khi ông mới tiếp quản. Dưới đây là những gì Apple đạt được trong suốt 10 năm phát triển dưới thời Tim Cook, theo tổng hợp từ CNBC.
Doanh thu
Sự khác biệt giữa doanh thu quý trước khi Tim Cook lên nắm quyền và doanh thu bán hàng hiện tại thực sự là một bước nhảy lớn. Trong quý tài chính thứ ba năm 2011, Apple báo cáo doanh thu 28,57 tỉ USD. Năm nay, theo các số liệu có sẵn của quý gần đây nhất, Apple đã báo cáo doanh thu 81,4 tỉ USD, cao hơn gần gấp ba lần. Riêng iPhone đã chiếm gần 39,6 tỉ USD trong quý 2/2021, cao hơn toàn bộ doanh số bán hàng của công ty kể từ khi Tim Cook tiếp quản.
Giá cổ phiếu và vốn hóa thị trường
Các nhà đầu tư sẽ rất vui nếu họ mua cổ phiếu Apple vào ngày đầu tiên Tim Cook lên lãnh đạo. Khoản đầu tư 1.000 USD vào cổ phiếu Apple cách nay 10 năm có trị giá hơn 16.866 USD vào ngày 23.8, với tỷ suất lợi nhuận hằng năm hơn 32% nếu họ tái đầu tư tất cả cổ tức.
Apple đã nỗ lực để giảm số lượng cổ phiếu của công ty bị mua lại. Giám đốc tài chính của Apple Luca Maestri hồi tháng trước cho biết, công ty đã chi hơn 450 tỉ USD cho cổ tức và các khoản mua lại kể từ khi bắt đầu chương trình hoàn vốn vào năm 2012.
Apple là công ty giao dịch công khai có vốn hóa thị trường cao nhất, trị giá hơn 2.400 tỉ USD, vượt xa những gã khổng lồ công nghệ khác như Microsoft và Amazon. Động lực thúc đẩy vốn hóa thị trường của Apple là sự tập trung mới vào hoạt động kinh doanh dịch vụ với một loạt danh mục, bao gồm đăng ký phần mềm iCloud và Apple Music, tải xuống App Store và một phần giao dịch mà người dùng thực hiện trong các ứng dụng họ tải xuống, bảo hành AppleCare, tiền từ việc Google đặt công cụ tìm kiếm làm mặc định trên iPhone và từ dịch vụ thanh toán Apple Pay.
Apple cũng bắt đầu phát hành các sản phẩm mới để tăng cường dịch vụ tính phí định kỳ như Apple News và Apple TV . Hãng công nghệ Mỹ gom chung các dịch vụ vào một gói đăng ký gọi là Apple One. Gần đây nhất, công ty đã thêm tính năng bảo mật vào tài khoản iCloud trả phí. Sự tăng trưởng trong mảng kinh doanh dịch vụ của Apple đã nhảy vọt từ 2,95 tỉ USD trong năm tài chính 2011 lên 53,77 tỉ USD trong năm tài chính 2020. Kết quả này mang lại cho các nhà đầu tư một niềm tin vững chắc rằng họ vẫn có thể tìm thấy nguồn thu mới ngay cả khi doanh số iPhone chậm lại.
Sản phẩm mới
Trong thời gian điều hành của mình, Steve Jobs được biết đến là người luôn ưu tiên tập trung vào sản phẩm, tham gia vào việc phát triển các thiết bị mới từ khi chúng còn sơ khai cho đến khi có mặt trên các kệ hàng. Khác với người tiền nhiệm, Tim Cook không tập trung nhiều vào sản phẩm, thay vào đó ông có những sáng tạo riêng trong cách tung ra một số sản phẩm thành công mới.
Năm 2015, Apple ra mắt Apple Watch, sản phẩm được ví như bạn đồng hành của iPhone có chức năng theo dõi nhịp tim, hiển thị thông báo. Đáng chú ý là nó có thể kết hợp với nhiều loại dây đeo đồng hồ thời thượng từ các thương hiệu thời trang như Hermes. Mặc dù Apple chưa bao giờ công bố doanh số bán hàng hoặc thậm chí doanh thu trực tiếp từ Apple Watch, nhưng theo ước tính từ Counterpoint Research, công ty đã xuất xưởng 33,9 triệu chiếc đồng hồ thông minh trong năm 2020, vượt xa Huawei ở vị trí thứ hai, với số lượng xuất xưởng là 11 triệu chiếc.
Apple cũng phát hành AirPods vào năm 2016. Tương tự, công ty chưa bao giờ công bố kết quả tài chính từ AirPods, nhưng sản phẩm này chiếm gần một nửa doanh số bán tai nghe không dây trong năm 2020, theo Strategy Analytics. Năm 2011, danh mục "khác" của Apple, vào thời điểm đó được gọi là "thiết bị ngoại vi và phần cứng khác", đã báo cáo doanh thu 2,3 tỉ USD. Đến năm 2020, sau khi được hỗ trợ từ việc phát hành Apple Watch và AirPods, danh mục này thu về hơn 30,6 tỉ USD, đồng thời được đổi tên là Thiết bị đeo tay, Gia đình và Phụ kiện.
Tuy nhiên, sản phẩm chính của Apple vẫn là iPhone, chiếm 47% doanh số của công ty trong quý gần đây nhất. Dưới sự điều hành của Tim Cook, iPhone đã được cải thiện theo lịch trình phát hành hằng năm nghiêm ngặt. Khi Tim Cook lên tiếp quản, chiếc iPhone cao cấp nhất vào thời điểm đó là iPhone 4, với camera 5 megapixel và màn hình 3,5 inch. Hiện tại, iPhone 12 có tới 3 camera, màn hình 6,7 inch và bộ vi xử lý do Apple thiết kế, có thể cạnh tranh với các chip máy tính nhanh nhất.
Thách thức
Một tháng sau khi Tim Cook nhận chức giám đốc điều hành, Apple có 60.400 nhân viên toàn thời gian. Hiện công ty có 147.000 nhân viên toàn thời gian ở nhiều nước trên thế giới, theo thống kê vào mùa thu năm ngoái. Song, cũng chính phạm vi hoạt động toàn cầu đã tạo ra những thách thức mới cho công ty. Tim Cook đã đích thân điều hướng mối quan hệ với cựu Tổng thống Donald Trump khi Mỹ áp thuế đối với các bộ phận và sản phẩm Apple nhập khẩu. Công ty cũng phải đối mặt với áp lực từ Trung Quốc và các chính phủ khác về các ứng dụng trong cửa hàng của mình, cùng với cách vận hành các dịch vụ đám mây.
Tại Mỹ, Apple đã bị xếp chung với các công ty công nghệ thống trị khác vì có quá nhiều quyền lực. Cụ thể đối với trường hợp của Apple, giới quản lý và nhà phê bình đã nhắm mục tiêu vào App Store, cách duy nhất để người dùng cài đặt phần mềm trên iPhone. Những người chỉ trích cho rằng Apple có quy tắc độc đoán, với mức tính phí hoa hồng lên tới 30% cho giao dịch mua hàng trong ứng dụng.
Cuối năm nay, một thẩm phán ở thành phố Oakland, bang California, sẽ đưa ra kết luận trong vụ kiện của nhà sản xuất Epic Games của Fortnite và quyết định xem liệu Apple có vi phạm luật chống độc quyền hay không. Được biết, Tim Cook từng làm chứng lần đầu tiên với tư cách là giám đốc điều hành trong phiên tòa đó.
Ngoài ra, Apple còn phải đối mặt với vấn đề đang được tranh luận tại Quốc hội Mỹ, buộc hãng này phải thay đổi cách quản lý các cửa hàng phần mềm. Apple đã phủ nhận về cáo buộc độc quyền đối với cửa hàng ứng dụng của mình.
Sản phẩm lớn tiếp theo cũng là thách thức không nhỏ đối với Apple. Công ty đang đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu ô tô điện tự lái, nhưng có lẽ người dùng còn phải chờ nhiều năm nữa mới tới ngày ra mắt sản phẩm. Không dừng ở đó, Apple còn hoạt động trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu về tai nghe thực tế ảo và thực tế tăng cường. Tuy nhiên, những tai nghe này đại diện cho một danh mục non trẻ chưa thu hút được lượng lớn người dùng. Song, dù bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo đối với Apple, Tim Cook vẫn là nhà lãnh đạo ổn định của hãng công nghệ giá trị nhất thế giới.
Thiếu hụt chip bắt đầu ảnh hưởng tới sản xuất smartphone Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành game và sản xuất xe hơi, và giờ đây đến lượt điện thoại cũng chịu chung số phận. Tác động của Covid-19 khiến các nhà máy sản xuất chip đã phải đóng cửa thời gian gần đây. Tình trạng này khiến ngành công nghiệp xe hơi bị...