Kinh tế Việt Nam: Khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ
Theo đánh giá từ HSBC, nhìn bề ngoài, nền kinh tế Việt Nam khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ. Mặc dù nhu cầu trong nước được cải thiện nhưng các điều kiện bên ngoài lại xấu đi, tạo sức ép lên hai nguồn thu ngoại tệ chính của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam: Khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam – Triển vọng thị trường Việt Nam do HSBC vừa công bố cho hay: Nhìn bề ngoài, nền kinh tế Việt Nam khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ. Ngành sản xuất đã tăng trưởng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi lĩnh vực dịch vụ cũng có mức tăng đáng kể 5,8%.
Chỉ số GDP quý I/2015 tăng 6% so với năm ngoái phản ánh chỉ số PMI có mức ổn định tương đối trong ba tháng qua. Nhờ vào nhu cầu cao hơn, tăng trưởng tín dụng khối tư nhân trong quý I/2015 cũng đạt mức 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù nhu cầu trong nước được cải thiện nhưng theo HSBC, các điều kiện bên ngoài lại xấu đi, tạo sức ép lên hai nguồn thu ngoại tệ chính của Việt Nam. Xuất khẩu mặc dù vẫn còn cao so với tiêu chuẩn khu vực trong quý I/2015 nhưng cũng đã giảm xuống mức 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái (quý I/2014 tăng 12,7%). Các lô hàng từ các doanh nghiệp trong nước tiếp tục giảm trong quý vừa rồi càng nêu bật việc doanh nghiệp Việt Nam đang dần mất năng lực cạnh tranh.
Video đang HOT
Ngành du lịch cũng đang suy yếu. Trong quý I/2015, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm 13,7% so với năm ngoái chỉ đạt mức 2 triệu khách. Ngoại trừ khách du lịch đến từ Hàn Quốc, số lượng khách từ các nước giảm đều, chủ yếu là khách du lịch đến từ Úc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo đánh giá từ nhóm phân tích của HSBC, năng lực cạnh tranh từ đồng ngoại tệ yếu là một phần nguyên nhân. Xét về mặt tỷ giá hối đối thực hữu dụng, tiền đồng Việt Nam đang tăng giá khoảng 8% kể từ cuối năm 2014. Nhu cầu bên ngoài đang giảm cũng là một nguyên nhân khác. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây ra việc này đa phần là do những yếu tố nội tại trong nước, ví dụ như môi trường kinh doanh ngày càng xấu hay năng suất thấp đã làm Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lao động giá rẻ.
“May mắn thay những yếu tố này không gây ra những rủi ro ổn định ngắn hạn. Thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn còn ít và dòng vốn đổ vào Việt Nam vẫn còn, thể hiện ở nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được giải ngân trong quý I/2015 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên tiến trình cải cách chậm trễ có thể sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam, trong đó có thể khiến tiến trình ổn định đưa đất nước tiến lên thịnh vượng gặp nhiều rủi ro”, HSBC nhận định.
Ở một diễn biến khác, lạm phát tăng chậm ở mức 0,9% trong tháng 3 so với năm ngoái, dù điện đã tăng giá 7,5%. Ngay cả khi áp lực giá cả được kỳ vọng sẽ tăng trong nửa cuối năm 2015, HSBC kỳ vọng chỉ số CPI sẽ nằm trong mục tiêu dưới 5% của Ngân hàng Nhà nước.
HSBC tin rằng, “điều này sẽ tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố rằng họ có thể sẽ nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 17% từ mức hiện tại 13 – 15% để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2015 đạt mức 6,2%. Chúng tôi tin rằng, có nhiều cơ hội để Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất thị trường mở OMO thêm 0,5%, đưa lãi suất này về mức 4,5%”, bản tin dự báo.
Theo Dân Trí
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 ASEAN
Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể.
Tổng cục Thống kê vừa công bố thông cáo của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats) về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 với một vài điểm sáng tích cực, cho thấy hy vọng thoát khỏi khủng hoàng kinh tế ngày càng cao.
Theo ASEAN Stats, Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng qua từng năm. Tuy chỉ đạt mức tăng trưởng GDP trung bình so với các nước trong khu vực nhưng tính theo GDP bình quân đầu người thì tốc độ tăng trưởng năm 2013 của Việt Nam lại đạt tương đối khá 9,1% (chỉ sau Campuchia với mức tăng 9,2%).
Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể.
Năm 2013, quy mô GDP của Việt Nam đạt 171 tỷ USD trong năm 2013, ghi nhận mức tăng trưởng 5,4%, cao hơn so với mức 5,2% của năm 2012 và cũng cao hơn mức bình quân 5,2% của các nước ASEAN trong cùng năm. Điều này cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.
Theo ghi nhận của ASEAN Stats thì trong khi các nước phát triển cao như Brunei, Singapore, Thái Lan và Malaysia vật lộn với những khó khăn do khủng hoạt kinh tế với tốc độ tăng GDP khá thấp, thậm chí tăng trưởng âm như Brunei (-1,8%) thì Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối và đứng thứ 6 trong khu vực (sau Lào, Myanmar, Philippines, Campuchia và Indonesia).
Quy mô nền kinh tế hiện hành của Việt Nam tương đối thấp so với các nước ASEAN, nhưng mức chênh lệch này ngày càng thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây. Nếu như năm 2005, quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, gần 1/2 Singapore, gần 1/5 Indonesia thì đến năm 2013 con số này đã cải thiện đáng kể: bằng 1/2 Thái Lan và trên 1/2 Singapore.
Dịch vụ hiện đang là ngành đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Việt Nam chiếm 43,3% GDP, cao hơn mức 41,7% của năm trước đó, tốc độ tăng trưởng đạt 6,6%, cao hơn tốc độ 5,9% của năm trước đó. Theo ASEAN Stats, đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, so với mức tăng bình quân giai đoạn 2005-2012 là 7,4% thì con số này vẫn còn khá thấp.
Ngược với xu thế phát triển tích cực của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng lại trên đà suy giảm từ năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 5,4% trong năm 2013 thấp hơn con số 5,8% của năm 2012, 6,7% của năm 2011 và 7,2% của năm 2010. Đóng góp vào GDP của ngành cũng giảm từ 38,6% năm 2012 xuống còn 38,3% năm 2013. Bên cạnh đó, tồn kho của công nghiệp chế biến tại thời điểm 1/12/2013 vẫn tăng so với cùng kỳ 10,2%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là "bệ đỡ" của nền kinh tế trong những giai đoạn suy thoái trước nhưng những năm gần đây, do kinh tế khó khăn nên ngành này cũng đang rơi vào xu thế suy giảm. Tăng trưởng chỉ đạt 2,6% năm 2013 và đóp góp vào GDP chỉ chiếm 18,4% - thấp nhất từ trước tới nay.
Bích Diệp
Theo Dantri
Khi Việt Nam thay Trung Quốc thành miền đất hứa Năm 2014 là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử kinh tế thế giới trong suốt giai đoạn vừa qua, khi nó đánh dấu một trong những sự kiện lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu: quá trình tăng trưởng nóng với tốc độ chóng mặt suốt ba thập kỷ của Trung Quốc đã đến hồi chấm dứt. Điều này đồng...