Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, CPI tháng Sáu giảm 0,09%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Sáu đã giảm 0,09% so với tháng Năm và chỉ tăng 1,41% so với tháng 12/2018, theo công bố từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ngày 28/6.
Tháng Sáu giá thịt lợn giảm vẫn 1,39% so với tháng trước. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam )
Như vậy, bình quân 6 tháng của năm CPI tăng 2,64% so với cùng kỳ và là mức tăng bình quân thấp nhất trong 3 năm gần đây (năm 2017, 2018 lần lượt tăng 4,15% và 3,29%). Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng tăng 1,87% so cùng kỳ năm 2018.
Chủ động ứng phó tại các thời điểm
Theo vào Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê, kết quả trên đến từ sự chủ động điều hành của các cấp quản lý tại các thời điểm có sự biến động của giá xăng dầu, điện, nước, sách giáo khoa và giá dịch vụ y tế… hay nguồn cung gạo dồi dào, dịch tả lợn châu Phi và phải kể đến sự kiên định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Về chỉ số giá các nhóm hàng hóa so với tháng trước, 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có chỉ số giá giảm là giao thông tụt 1,73%, nhà ở và vật liệu xây dựng xuống 0,2%; bưu chính viễn thông lùi 0,1%.
Ngoài ra, có 8/11 nhóm ngành tăng giá, trong đó tăng lớn nhất là mặt hàng đồ uống và thuốc lá lên 0,33% và nhóm thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng thấp nhất 0,05%.
Theo con số thống kê có được, tính đến ngày 25/6, dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 60 tỉnh, thành đã khiến các đàn lợn phải tiêu hủy khoảng 2,82 triệu con (bằng 10% tổng đàn lợn cả nước), do vậy giá thịt lợn có giảm sâu vào các ngày đầu tháng Sáu nhưng sau đó tăng trở giữa tháng do thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Tuy nhiên tính cả tháng, giá thịt lợn giảm vẫn 1,39% so với tháng trước.
Ngoài ra, hiện là thời điểm thu hoạch của vụ lúa Đông Xuân khiến nguồn cung gạo ra thị trường dồi dào, song tình hình xuất khẩu gạo lại gặp phải một số khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường và đặc biệt Trung Quốc đang thắt chặt hoạt động nhập khẩu gạo Việt Nam. Tổng cục Thống kê ước tính, 6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,38 triệu tấn, tương đương với 1,457 tỷ USD, giảm 2,88% về lượng và giảm 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Các yếu tố trên đã tác động làm giá gạo trong nước giảm 0,54% so với tháng trước đó.
Video đang HOT
Một số yếu tố khách quan khác cũng được bà Ngọc chỉ ra, mặt hàng gas trên thế giới giao dịch ở mức bình quân 422,5 USD/tấn, giảm 105 USD/tấn so với tháng Năm khiến giá gas trong nước giảm 8,79% về mức 33.000 đồng/bình 12 kg và góp phần giảm CPI chung 0,11%. Cộng thêm việc giá xăng dầu điều chỉnh giảm 2 lần trong tháng Sáu (ngày 1/6 và 17/6), đã tác động đến chỉ số giá nhóm giao thông lùi xuống 1,73% và góp phần giảm CPI chung 0,16%.
Giá vàng và tỷ giá đồng thuận tăng
Thị trường quốc tế trong tháng qua cho thấy, USD có xu hướng tăng giá khi nền kinh tế Mỹ có những tín hiệu tốt lên và những quan ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Tuy nhiên, bà Ngọc cho biết, quan hệ cung-cầu ngoại tệ trong nước cơ bản vẫn ổn định nên tỷ giá chỉ tăng nhẹ 0,3%, hiện lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì ở mức dồi dào, cụ thể tỷ giá bình quân ở thị trường tự do quanh mức 23.400 VND/USD.
Thời điểm này, giá vàng đang có xu hướng đồng thuận đi lên cùng tỷ giá và tăng 1,98%, dao động quanh mức 3,73 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Phân tích về diễn biến trên, theo bà Ngọc, “giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới với bối cảnh căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông, kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất làm cho giá vàng thế giới tăng cao nhất trong 6 năm lại đây. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/6 tăng 5,1% so với tháng Năm.”
Với những diễn biến trên, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) của tháng này chỉ tăng 0,16% so với tháng trước đó và tăng 1,96% so với cùng kỳ và 6 tháng tăng 1,87% so với cùng kỳ năm 2018.
“Trong 6 tháng, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm và giá xăng dầu đồn thời phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định,” bà Ngọc nhấn mạnh./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Theo vietnamplus.vn
Tỷ giá ngoại tệ 26.6: Bất ngờ đảo chiều, USD tăng nhẹ
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (26.6) đã có tín hiệu tốt. Giá USD niêm yết tại các ngân hàng tăng nhẹ 10 đồng ở mỗi chiều. Trên thị trường tự do, giá USD nhích dần nhưng vẫn ở vùng giá thấp.
Tỷ giá ngoại tệ 26.6: Giá USD tăng nhẹ ngay từ đầu phiên giao dịch. Ảnh ST
Tỷ giá quy đổi 1 USD bằng bao nhiêu VND?
Tỷ giá trung tâm hôm nay (26.6) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá ở mức 23.055 VND/USD, tăng 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước (NHNN) mua vào ở mức 23.200 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.692 VND/USD (giảm 3 đồng so với phiên trước đó).
Giá USD tự do ở mức: 23.270 - 23.290 đồng (mua - bán), tăng 10 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức: 23.240 đồng - 23.360 đồng (mua - bán), tăng 10 đồng ở cả hai chiều so với phiên trước.
Giá 1 USD đổi sang VND tại BIDV niêm yết theo tỷ giá: 23.230 đồng - 23.350 đồng (mua - bán), không đổi so với phiên giao dịch trước đó.
VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 23.224 đồng - 23.354 đồng (mua - bán), tăng 1 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Giá 1 USD đổi sang VND tại Techcombank niêm yết theo tỷ giá 23.210 đồng - 23.350 đồng (mua - bán), không đổi ở cả hai chiều so với trước đó.
Giá USD tại ngân hàng Eximbank, giá mua - bán USD là 23.230 - 23.340 đồng/ USD, tăng 10 đồng so với phiên giao dịch trước đó.
Giá USD tại Ngân hàng ACB hiện là 23.225 đồng (mua) và 23.345 đồng (bán).
Fed dự kiến cắt giảm lãi suất sớm, USD tiếp tục giảm
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 96,131.
Tỷ giá ngoại tệ các đồng tiền trong rổ tiền tệ thế giới (nguồn CNBC)
Theo đó, 1 Euro đổi 1,1356 USD; 1 USD đổi 107,37 Yen; và 1,268 bảng Anh GBP đổi 1 USD.
Đồng đô la liên tiếp giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác trong rổ tiền tệ quốc tế. Hiện giá USD rơi chạm mức thấp nhất trong ba tháng so đồng Euro. Giá USD chịu áp lực trước thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mở ra khả năng sẽ hạ lãi suất .
Căng thẳng chính trị giữa Mỹ - Iran ngày càng leo thang đã khiến các nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn như Yen Nhật Bản. Hiện đồng Yen đã tăng chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 1.2019 đến nay so với USD.
Tuần trước, Fed phát đi tín hiệu bỏ ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất để giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn đã khiến giá USD đảo chiều từ tăng mạnh sang giảm nhiều phiên liên tiếp. Theo các chuyên gia dự báo Fed có thể sẽ cắt giảm ít nhất 2 lần từ tháng 7.
Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm khiến các chuyên gia dự báo đồng USD sẽ còn tiếp tục giảm nữa trong thời gian tới.
Đồng USD giảm 0,32% so với bảng Anh. So với Yen Nhật, đồng USD giảm 0,14% xuống 107,145 Yen.
Các nhà đầu tư đang "ngóng" thông tin từ cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Donal Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Osaka, Nhật Bản vào cuối tuần này. Kết quả cuộc gặp sẽ hé lộ những tín hiệu về căng thẳng chiến tranh thương mại sẽ có tiếp tục hay không.
Theo laodong.vn
Đồng USD giảm xuống mức thấp trong ba tháng so với đồng euro Phiên giao dịch 25/6 tại thị trường châu Á và châu Âu, đồng USD "rơi" xuống mức thấp trong ba tháng so với euro, khi triển vọng Mỹ nới lỏng chính sách tiền tệ làm giảm nhu cầu đối với USD. Cụ thể, trong phiên sáng tại London, đồng euro có thời điểm tăng lên mức cao trong ba tháng 1 euro đổi...