Kinh tế tuần hoàn – Cơ hội phát triển bền vững
Mô hình kinh tế tuyến tính “khai thác – sản xuất – tiêu thụ – thải bỏ” đã từng được coi là động lực phát triển của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, với những hệ lụy nghiêm trọng về môi trường và tài nguyên, giới hạn của mô hình này ngày càng rõ ràng.
Để ứng phỏng với những thách thức toàn cầu, khái niệm “kinh tế tuần hoàn” đã nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn.
Lời giải cho các cuộc khủng hoảng toàn cầu?
Khái niệm kinh tế tuần hoàn ra đời từ những năm 1990, trong bối cảnh xã hội hiện đại phát triển, tiêu dùng tăng cao gây ra nhiều nhân tố tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái, cũng như mang đến nhiều mối nguy hại cho môi trường và sự phát triển bền vững.
Nếu mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và loại bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ, kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Do đó, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển bền vững, không chỉ giúp các quốc gia đạt mục tiêu kinh tế-xã hội, môi trường, mà còn để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mô hình kinh tế tuyến tính “khai thác – sản xuất – tiêu thụ – thải bỏ” ngày càng bộc lộ nhiều mặt trái, tác động nghiêm trọng đến môi trường.
Video đang HOT
Ở quy mô rộng hơn, các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn phù hợp với các mục tiêu chính sách tiến bộ theo nhiều cách. Thứ nhất, việc khai thác nguyên liệu thô ít hơn sẽ làm giảm việc khai thác tài nguyên vốn kéo dài sự mất cân bằng quyền lực trong lịch sử (ví dụ, các nước giàu thu lợi từ việc khai thác mỏ ở các nước thu nhập thấp). Thứ hai, việc theo đuổi tính tuần hoàn – được thúc đẩy bởi hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) – có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa đổi mới, chẳng hạn như “cuộc chạy đua không gian” trong ngành viễn thông. Thứ ba, tính tuần hoàn tạo ra các thị trường mới (chủ yếu để xử lý và mua bán chất thải vật liệu), từ đó tạo ra cơ hội việc làm mới. Cuối cùng, khi tính tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn ở quy mô nhỏ hơn, nó có thể tăng cường hội nhập thương mại khu vực, điều hòa các tương tác kinh tế và chính trị giữa các quốc gia đang trải qua căng thẳng ngoại giao.
Rủi ro tiềm ẩn
Tuy kinh tế tuần hoàn hứa hẹn nhiều lợi ích, nhưng việc chuyển đổi sang mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Mặc dù việc thu nhỏ quy mô chuỗi cung ứng có lợi cho môi trường, nhưng nó cũng có thể gây ra những rủi ro chính trị, chẳng hạn như thúc đẩy chủ nghĩa biệt lập về kinh tế, và thậm chí là chủ nghĩa dân tộc độc hại trong những tình huống cực đoan. “Bóng ma” của chủ nghĩa dân tộc độc hại đang ngày một lớn, đặc biệt vào thời điểm mà tình trạng bất ổn và bất bình đẳng về kinh tế đã kích động sự tức giận của chủ nghĩa dân túy và những luận điệu đầy hận thù chống lại người di cư và những người có bản sắc không chính thống.
Việc các quốc gia tự sản xuất, tự tiêu dùng có thể dẫn đến tình trạng đóng cửa, hạn chế giao thương quốc tế và gây ra xung đột thương mại. Ví dụ, nếu một quốc gia quyết định tự sản xuất tất cả các loại thực phẩm mà không nhập khẩu, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh. Hoặc nếu một quốc gia quá tập trung vào sản xuất trong nước có thể bỏ lỡ cơ hội hợp tác với các quốc gia khác để phát triển các công nghệ mới và nâng cao năng suất.
Con đường phía trước
Với những lo ngại như vậy, điều quan trọng là cần có cái nhìn rộng hơn về tính tuần hoàn. Vào thời điểm dữ liệu về khí hậu và môi trường cảnh báo chúng ta về một cuộc khủng hoảng đe dọa tính liên tục của các hệ thống sản xuất và kinh tế toàn cầu, các khái niệm về chuyển đổi hoặc có tính bao quát rộng rãi như nền kinh tế tuần hoàn có thể rất hấp dẫn. Việc tạo ra vòng lặp tài nguyên có thể mang lại những lợi ích đáng kể trong việc giảm thiểu chất thải và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn không nên được coi là chất xúc tác duy nhất cho chuyển đổi công nghiệp. Các hệ thống công nghiệp gắn liền với các hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội, tất cả đều có quán tính riêng. Trong nghiên cứu về ngành dệt may ở Hà Lan, các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều rào cản đối với quá trình chuyển đổi tuần hoàn, bao gồm các quy định lỗi thời, công nghệ và kỹ năng hạn chế, thị trường khó tính chỉ ưa chuộng nguyên liệu thô và văn hóa hoài nghi của các công ty và người tiêu dùng.
Không nên coi chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn giống như việc “bật công tắc” mà đây là một tiến trình chậm, tốn kém và lộn xộn hướng tới một khái niệm thành công mơ hồ, vốn chắc chắn sẽ bị thách thức trên chính trường. Nói cách khác, nền kinh tế tuần hoàn là một quá trình chứ không phải là đích đến. Hơn nữa, không thể mong đợi một nền kinh tế tuần hoàn hoàn hảo. Tuy nhiên, việc theo đuổi tính tuần hoàn có thể có những lợi ích phụ trợ thông qua đổi mới công nghệ, những thay đổi trong thực tiễn kinh doanh và cả nhận thức về sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và khai thác môi trường.
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế đầy hứa hẹn, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và môi trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế này không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống. Với sự hỗ trợ của chính sách, sự đổi mới của doanh nghiệp và sự tham gia của người dân, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một nền kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho các thế hệ sau.
Tín hiệu với phương Tây từ hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga
Trong bối cảnh Nga đang phải đối mặt với sự cô lập từ phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, việc tổ chức hội nghị lần này như một tín hiệu khẳng định sự ủng hộ từ các quốc gia khác với Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 22/10, gần ba năm sau khi xung đột ở Ukraine, Nga tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy Moskva không hề đơn độc trong bối cảnh bị phương Tây cô lập.
Hội nghị kéo dài 3 ngày là cuộc họp đầu tiên của nhóm BRICS sau khi mở rộng với việc thêm các thành viên mới là Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ethiopia và Iran. Các nhà lãnh đạo như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cũng tham dự. Mặc dù Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã hủy chuyến đi do sự cố sức khoẻ, sự hiện diện của các lãnh đạo khác vẫn thể hiện sự quan tâm lớn đối với hội nghị này.
Đây được coi là hội nghị lớn nhất mà Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Hội nghị BRICS lần này không chỉ là một sự kiện kinh tế mà còn mang tính chính trị sâu sắc, khi các quốc gia tham gia hy vọng thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Đặc biệt, Moskva, Bắc Kinh và Tehran đang tìm cách cân bằng lại sự thống trị của phương Tây do Washington đứng đầu.
Trong bài phát biểu trước các phóng viên cuối tuần trước, Tổng thống Putin ca ngợi sức mạnh kinh tế và chính trị ngày càng tăng của các nước BRICS là "sự thật không thể phủ nhận" và cho biết nếu BRICS và các nước quan tâm hợp tác với nhau, họ "sẽ là một yếu tố quan trọng của trật tự thế giới mới".
Nhận định với tờ Vedomosti (Nga), Dmitry Suslov, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp Moskva cho rằng ý nghĩa của hội nghị thượng đỉnh này nằm ở thời điểm diễn ra, sau sự mở rộng gần đây của BRICS. Hội nghị thượng đỉnh sẽ kiểm tra khả năng duy trì sự thống nhất và đồng thuận của khối này sau khi mở rộng từ năm quốc gia ban đầu, gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.
Đáng chú ý, hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này diễn ra ngay trước cuộc bầu cử ở Mỹ, nơi mà một chiến thắng tiềm năng của cựu Tổng thống Donald Trump có thể thay đổi chính sách ủng hộ Ukraine của Washington. Sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo quốc gia tại Kazan sẽ là một minh chứng cho lập luận của Moskva rằng Nga không hề bị cô lập, mà ngược lại, đang có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước khác.
Hội nghị BRICS tại Kazan lần này cũng tạo cơ hội cho Tổng thống Putin gặp gỡ trực tiếp các nhà lãnh đạo khác, trong đó có Iran, quốc gia mới gia nhập BRICS. Việc này càng củng cố mối quan hệ giữa Moskva và Tehran trong bối cảnh Nga đang tăng cường hợp tác với các quốc gia thân thiện.
"Hội nghị thượng đỉnh BRICS này thực sự là một cơ hội cho Nga để để gửi thông điệp với phương Tây. Thông điệp sẽ là: Ai có thể nói về sự cô lập toàn cầu của Nga khi (tất cả những) nhà lãnh đạo này... đang đến Kazan", Alex Gabuev, Giám đốc Trung tâm Carnegie Russia Eurasia tại Berlin, nêu quan điểm.
Có thể nói, hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga không chỉ đơn thuần là một cuộc họp về hợp tác kinh tế mà còn chứa đựng những tín hiệu chính trị quan trọng với phương Tây. Moskva đang khẳng định rằng Nga không hề bị cô lập, mà còn có sự ủng hộ từ một số đối tác mới nổi.
Tổng thống Zelensky cho phép phương Tây tiếp cận nguyên liệu thô giá trị của Ukraine Tổng thống Ukraine đã đề xuất cho các đồng minh phương Tây tiếp cận các nguyên liệu thô giá trị của Ukraine như một phần trong "kế hoạch chiến thắng" của Kiev. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại một diễn đàn ở Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo hãng thông tấn DPA của Đức ngày 17/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang đề...