Mỹ và Canada chuẩn bị phân định biên giới ở Bắc Cực

Theo dõi VGT trên

Quyết định này thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược gia tăng từ Nga và Trung Quốc.

Mặc dù nhiều thách thức còn tồn tại, cả hai bên đều cam kết tìm kiếm một thỏa thuận rõ ràng về biên giới hàng hải, củng cố vị thế của mình tại Bắc Cực.

Mỹ và Canada chuẩn bị phân định biên giới ở Bắc Cực - Hình 1
Bắc Cực đang nổi lên là nơi tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan ngày 29/9, Mỹ và Canada mới đây đã chính thức công bố kế hoạch đàm phán nhằm làm rõ ranh giới hàng hải tại đáy biển Beaufort, khu vực giàu tiềm năng dầu mỏ. Quyết định này được đưa ra bởi Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Canada, đồng thời thông báo về việc thành lập một nhóm làm việc chung để thực hiện mục tiêu này.

Sự thành lập của nhóm làm việc chung phản ánh mong muốn của cả hai nước trong việc làm rõ biên giới phía Bắc thông qua các cuộc đàm phán song phương. Điều này không chỉ quan trọng đối với lợi ích của Mỹ và Canada mà còn cho cả người dân bản địa đang sinh sống trong khu vực. Mục tiêu chủ yếu của các cuộc đàm phán là đạt được một thỏa thuận xác định rõ ràng ranh giới hàng hải ở Bắc Cực, đồng thời tập trung vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Việc hợp tác giữa Mỹ và Canada không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề biên giới mà còn nằm trong bối cảnh thực tế địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng tại Bắc Cực. Sự hiện diện gia tăng của Nga và Trung Quốc ở khu vực này đã thúc đẩy cả hai nước Bắc Mỹ nhận thấy rõ hơn về tầm quan trọng của việc kiểm soát các vùng biển và tài nguyên.

Tuy nhiên, tình hình không hề đơn giản. Mỹ không phải là bên ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ( UNCLOS), điều này hạn chế khả năng chính thức của họ trong việc đưa ra các yêu cầu về mở rộng thềm lục địa. Vào tháng 12/2023, Mỹ đã đơn phương công bố tọa độ địa lý ranh giới ngoài thềm lục địa của mình, nhưng động thái này đã không được Nga công nhận, tạo ra sự căng thẳng thêm trong khu vực.

Video đang HOT

Các tranh chấp về biên giới hàng hải ở Biển Beaufort đã diễn ra từ năm 1976, khi Mỹ phản đối việc Canada cấp quyền thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Canada khẳng định rằng biên giới cần phải tuân theo kinh độ 141 Tây theo Hiệp ước Nga – Anh năm 1825, một quan điểm mà Mỹ không hoàn toàn đồng tình. Mỹ lập luận rằng hiệp ước này chỉ áp dụng cho biên giới đất liền, và việc phân định biển cần phải tuân theo các quy định khác.

Khu vực Biển Beaufort nổi tiếng với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khổng lồ, với giếng dầu đầu tiên được khoan vào năm 1973 và giàn khoan ngoài khơi đầu tiên được lắp đặt vào năm 1986. Các mỏ dầu lớn trên thềm lục địa Biển Beaufort là phần mở rộng của trữ lượng đã được chứng minh gần Sông Mackenzie và Sườn Bắc Alaska, khiến khu vực này trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các hoạt động khai thác tài nguyên.

Nga cũng không ngừng theo đuổi lợi ích của mình ở Bắc Cực, với những nỗ lực nhằm mở rộng thềm lục địa. Kể từ khi đệ trình yêu cầu lên Liên hợp quốc vào năm 2001, Nga đã thực hiện nhiều nghiên cứu và thám hiểm nhằm củng cố các yêu cầu của mình. Trữ lượng hydrocarbon ở Bắc Cực của Nga là rất lớn, khiến khu vực này trở nên quan trọng về mặt chiến lược đối với Moskva.

Do đó, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Canada về biên giới hàng hải tại Biển Beaufort không chỉ mang tính chất kỹ thuật mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi. Cả hai nước đang nỗ lực củng cố vị thế của mình tại Bắc Cực, và sự hợp tác này có thể mở ra cơ hội để giải quyết những tranh chấp lâu dài và đảm bảo an ninh cho khu vực.

Với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc, khả năng đạt được thỏa thuận trong tương lai gần giữa Mỹ và Canada là rất khả thi, đặc biệt khi lợi ích chung trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên Bắc Cực ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Căng thẳng mới giữa Mỹ và Nga ở Bắc Cực

Vấn đề trên đang đặt ra câu hỏi là liệu cuộc tranh cãi mới này có làm bùng phát thêm những căng thẳng vốn đã âm ỉ giữa hai nước hay không.

Căng thẳng mới giữa Mỹ và Nga ở Bắc Cực - Hình 1
Nga đã đầu tư hàng tỷ USD vào Bắc Cực trong những năm gần đây. Ảnh: Sputnik

Theo Đài Sputnik (Nga) ngày 26/12, Mỹ đã đơn phương xác định giới hạn bên ngoài thềm lục địa của mình, khiến Moskva lên tiếng quan ngại và kêu gọi Washington tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Câu hỏi đặt ra là liệu cuộc tranh cãi mới này có làm bùng phát thêm những căng thẳng vốn đã âm ỉ giữa hai nước hay không.

Tuần trước, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố tọa độ cập nhật về các yêu sách về thềm lục địa mở rộng (ECS) vượt quá 200 hải lý tính từ các bờ biển ở Bắc Cực, Đại Tây Dương, Biển Bering, Thái Bình Dương, Quần đảo Mariana và hai khu vực ở Vịnh Mexico.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ECS dự kiến ​​sẽ không tạo ra bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào với Nga nhưng sẽ chồng chéo với Canada, Bahamas và Nhật Bản. Những giới hạn mới này bao trùm khu vực có diện tích khoảng một triệu km2, phân bố ở bảy vùng.

Nga, quốc gia cũng có lợi ích ở Bắc Cực như Mỹ, bày tỏ sự phản đối động thái của Washington, cho rằng hành động này vi phạm luật pháp quốc tế.

Người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia về Bắc Cực Nikolai Kharitonov cho rằng việc mở rộng phần thềm lục địa của Mỹ ở Bắc Cực là không thể chấp nhận được và có thể làm leo thang căng thẳng.

Về phần mình, Grigory Karasin, người đứng đầu ủy ban đối ngoại của Thượng viện Nga, cho biết Moskva đang thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc gia của mình ở Bắc Cực trong bối cảnh những nỗ lực "không thể chấp nhận được" của Washington nhằm đơn phương mở rộng yêu sách thềm lục địa của mình .

Thông báo ngày 19/12 của Bộ Ngoại giao Mỹ về ranh giới thềm lục địa mở rộng có đề cập đến Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Tuy nhiên, nhận xét này không mang lại bất kỳ tính pháp lý nào cho các yêu sách về đáy biển của Washington vì nước này chưa phê chuẩn UNCLOS, cũng như chưa trải qua một thủ tục đặc biệt nào với tư cách là thành viên UNCLOS.

Động thái của Mỹ nhằm mở rộng yêu sách của mình đối với thềm lục địa thêm khoảng một triệu km2, diện tích gấp đôi diện tích của California, diễn ra trong bối cảnh các cường quốc thế giới ngày càng nhận ra rằng vùng cực bắc sẽ đóng một vai trò cơ bản trong tương lai kinh tế và địa chiến lược ở bán cầu bắc.

Bắc Cực được cho là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên gần như chưa được khai thác trị giá hàng nghìn tỷ USD, bao gồm cả hydrocarbon, và là lựa chọn thay thế chính cho các tuyến thương mại truyền thống giữa châu Âu và châu Á.

Ví dụ, Nga đang đặt cược lớn vào việc Tuyến đường biển phía Bắc sẽ trở thành tuyến thương mại hàng hải quan trọng trong những năm và thập kỷ tới, đồng thời đã đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự cũng như công nghệ tàu phá băng ở Bắc Cực trong bối cảnh mối đ.e dọ.a xâm lấn của NATO luôn hiện hữu.

Như vậy, lý do của Mỹ đằng sau việc tìm cách đảm bảo quyền của mình đối với đáy biển, đặc biệt là ở vùng High North (Cao Bắc), là có thể hiểu được, vì khoảng 25% trữ lượng dầu khí của thế giới nằm ở đáy Bắc Băng Dương, cũng như trữ lượng dầu mỏ, kim cương, vàng, bạch kim, thiếc, mangan, niken và chì dồi dào.

Michael Maloof, từng là nhà phân tích chính sách an ninh cấp cao của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói với Sputnik: "Mỹ sẽ có lợi ích đáng kể đối với quyền khai thác khoáng sản, dầu khí, nơi có trữ lượng lên tới hàng tỷ m3 ở đáy biển, đặc biệt là cả đất hiếm".

Trong khi đó, Tiến sĩ Mamdouh G. Salameh, một nhà kinh tế dầu mỏ quốc tế và chuyên gia năng lượng toàn cầu cho biết, quyết định đưa ra yêu sách đối với đáy biển Bắc Cực của Mỹ có thể xuất phát từ thực tế là nước này đang tụt hậu so với Nga trong việc thăm dò vùng High North.

Tiến sĩ Salameh nêu quan điểm: "Nga đã giành được lợi thế lớn trước Mỹ trong cuộc chạy đua giành tài nguyên ở Bắc Cực. Tổng thống [Vladimir] Putin từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của những nguồn tài nguyên này do đó đã đổ hàng tỷ USD để đầu tư vào việc khai tài nguyên cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động như vậy. Phần Bắc Cực của Nga chiếm 13% trữ lượng dầu khí toàn cầu. Nếu cộng với trữ lượng dầu và khí đốt hiện tại của Nga, trữ lượng dầu của Nga sẽ lên tới 132 tỷ thùng và trữ lượng khí đốt lên tới khoảng 1000 nghìn tỷ m3".

Chuyên gia này chỉ ra rằng Nga đang tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng Cao Bắc, bao gồm bến cảng và các tuyến đường vận chuyển. Các công ty năng lượng của Nga cũng đang xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí đốt trong khu vực, vận chuyển hydrocarbon Bắc Cực đến Trung Quốc và phần còn lại của thế giới thông qua Tuyến đường biển phía Bắc (NSR). Tiến sĩ Salameh nhấn mạnh: "Nga đã thắng trong cuộc đua ở Bắc Cực. Mỹ sẽ phải mất nhiều năm mới bắt kịp".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ giáo viên tiểu học bị cấm dạy vì quấy rối tìn.h dụ.c hai nam học sinh
06:52:09 13/10/2024
Bầu cử Mỹ: Thế cục đảo chiều ở bang Pennsylvania
20:56:38 12/10/2024
Nobel 2024: Han Kang - Biểu tượng văn chương và niềm tự hào của Hàn Quốc
07:03:46 12/10/2024
Nga: Hạ thủy tàu ngầm diesel điện được trang bị vũ khí cực kỳ hiện đại
16:01:29 12/10/2024
Một thành viên cấp cao Hezbollah thoát chế.t sau vụ không kích của Israel
06:04:38 12/10/2024
Lừ.a đả.o bằng chiêu dùng 'cỗ máy thời gian' để đảo ngược lão hóa
11:54:38 12/10/2024
Cuộc hội đàm riêng giữa Tổng thống Nga với lãnh đạo Azerbaijan và Armenia
16:24:00 11/10/2024
B.ê bố.i quấy rối tìn.h dụ.c ở cơ quan tình báo CIA
10:32:56 12/10/2024

Tin đang nóng

Võ Quang Phú Đức - Quán quân Olympia 2024 sở hữu profile "đỉnh nóc" thế nào?
11:31:57 13/10/2024
Mỹ nhân 9X bị cho vào blacklist vì màn cắt váy lộ "tâm cơ" nhất showbiz
11:32:02 13/10/2024
Quán quân Olympia có hành động EQ "đỉnh nóc" khi thấy đối thủ quá áp lực, ngồi gục xuống sàn trước phần Về đích
13:36:59 13/10/2024
Nóng: Sao nam hạng A b.ị t.ố chuốc thuố.c, hiế.p dâ.m trợ lý cũ tại buổi thu âm có ông trùm Diddy
12:55:10 13/10/2024
Song Joong Ki đang gặp nguy hiểm
11:35:31 13/10/2024
Biệt thự ven sông trăm tỷ của á hậu Tú Anh và chồng thiếu gia kém tuổ.i
11:01:45 13/10/2024
3 con giáp được Thần tài ưu ái: Quý nhân phù trợ, tài lộc dồi dào, sự nghiệp thăng hoa cuối năm 2024
10:31:31 13/10/2024
Tiề.n Giang: Phà kém an toàn, ô tô rơi xuống sông, 3 người thoát nạn
13:35:45 13/10/2024

Tin mới nhất

Con đường của châu Á hướng tới cơ sở hạ tầng chống biến đổi khí hậu

15:25:58 13/10/2024
Với sự tiên phong của các quốc gia như Indonesia và Malaysia, châu lục này đã chứng minh rằng có thể đạt được các mục tiêu khí hậu thông qua việc tích hợp các phương pháp tài chính sáng tạo và hợp tác khu vực mạnh mẽ.

Một thế hệ chủ động trước thiên tai

15:24:06 13/10/2024
Bằng cách đề cao tiếng nói và hiểu biết của thanh niên, mạng lưới này đã thúc đẩy văn hóa an toàn và khả năng phục hồi, phù hợp với các mục tiêu toàn cầu về giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường sự chuẩn bị của cộng đồng.

Hội sinh viên Việt Nam tại Singapore sáng tạo, sâu sắc cùng 'Đấu trường trí tuệ'

15:15:00 13/10/2024
Sự kiện với hình thức một cuộc thi học thuật này mang lại cơ hội thử thách bản thân cho các học sinh, sinh viên Việt Nam tại Singapore. Những thử thách đó bao gồm cả những kiến thức, hiểu biết về đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Ngoại trưởng Nga: Chưa có đề xuất nghiêm túc nào về giải pháp hoà bình ở Ukraine

15:08:53 13/10/2024
"Lập trường của chúng tôi đã được Tổng thống Putin nêu rất rõ ràng vào ngày 14/6 năm nay trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Nga. Quan điểm này được thực hiện nhất quán trên thực tế", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Căng thẳng tại Trung Đông: Liên hợp quốc cảnh báo thảm họa khu vực

14:58:47 13/10/2024
Theo thống kê của Bộ Y tế Liban, các cuộc không kích của Israel nhằm vào 3 ngôi làng bên ngoài căn cứ của Hezbollah đã khiến ít nhất 15 người thiệ.t mạn.g vào ngày 12/10.

Ai Cập và Qatar thảo luận những diễn biến mới nhất ở Gaza

14:52:30 13/10/2024
Tuyên bố lưu ý Ai Cập và Qatar nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bầu một Tổng thống để hoàn thành việc thành lập các thể chế nhà nước của Liban.

LHQ cảnh báo thảm họa khi Israel phải chiến đấu trên 2 mặt trận

14:07:04 13/10/2024
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 12/10 đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột khu vực "thảm khốc" khi Israel phải đối mặt với các cuộc tấ.n côn.g từ cả hai phía: Hezbollah ở Liban và Hamas ở Dải Gaza.

Chiến lược mới của Mỹ trong xung đột ở Liban

14:05:46 13/10/2024
Thay đổi này phản ánh các mục tiêu mâu thuẫn của Mỹ: vừa muốn kiềm chế cuộc xung đột ngày càng lan rộng ở Trung Đông, vừa muốn làm suy yếu đáng kể Hezbollah. Cách tiếp cận mới này vừa thực tế vừa mạo hiểm.

Canada siết chặt tiếp nhận sinh viên nước ngoài: Những biện pháp mới cần thiết

14:03:38 13/10/2024
Những chính sách mới này được coi là nhằm hướng tới việc chỉ tiếp nhận những sinh viên thực sự muốn tới Canada để học tập, đồng thời cũng là để đảm bảo chất lượng giáo dục ở quốc gia Bắc Mỹ này.

Hezbollah cạn kiệt tài chính giữa các cuộc tấ.n côn.g của Israel

14:01:09 13/10/2024
Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Liban, cùng với các báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ, nguồn tiề.n chính của Hezbollah là tổ chức bán ngân hàng Al-Qard al-Hasan (AQAH).

Ba Lan đề xuất EU đình chỉ quyền tị nạn

13:58:57 13/10/2024
Hôm 10/10, Ngoại trưởng Ba Lan cũng thông báo Vácsava sẽ siết chặt quy định cấp thị thực cũng như thủ tục xét duyệt các đơn xin cấp thị thực.

Các 'đại gia' ngân hàng lạc quan về thể trạng kinh tế Mỹ

13:55:19 13/10/2024
Trong khi đó, Giám đốc Tài chính của Wells Fargo, Michael Santomassimo, cho biết chi tiêu bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ dù giảm nhẹ so với đầu năm nay, nhưng vẫn khá cao.

Có thể bạn quan tâm

Bàn uống nước để những vật dụng này chẳng trách tài lộc không đến nhà, làm mãi không giàu

Sáng tạo

15:28:33 13/10/2024
Bàn trà sẽ giúp thu hút tài lộc cho gia chủ, thế nhưng nếu bài trí không đúng cách sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến phong thủy.

Julia Fox tiết lộ bị Kanye West lợi dụng

Sao âu mỹ

14:36:22 13/10/2024
Julia Fox chia sẻ trong cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ The Times vào ngày 12.10 rằng cô cảm thấy hối hận về mối quan hệ của mình với rapper Kanye West (47 tuổ.i).

Quán quân Chị Đẹp hạ nhiệt, ra nhạc gây thất vọng

Nhạc việt

14:31:20 13/10/2024
Dù được cộng hưởng từ hiệu ứng chị đẹp lẫn sự hứng thú với JSOL, nhưng MV Gửi Chồng Tương Lai lại là sản phẩm gây thất vọng.

Thực đơn siêu hấp dẫn dành cho gia đình đông người

Ẩm thực

14:27:11 13/10/2024
Khám phá thực đơn với 4 món ăn hấp dẫn cho gia đình đông người: Thịt vịt hầm khoai môn, váng đậu xào ớt ngọt, canh tảo bẹ và cải xào.

"Cờ đỏ di động" Michael Trương bị Diệu Nhi và Hari Won mắng vì quá bức xúc

Tv show

14:18:47 13/10/2024
Đúng như dự đoán, Michael Trương lại tiếp tục quay xe sau buổi hẹn hò với Yuna Vũ trong tập 13 của Đảo Thiên Đường.

Iran tái khẳng định cam kết ủng hộ Liban

13:52:59 13/10/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm Liban, Chủ tịch Quốc hội Iran Qalibaf đã thăm al-Noueiri - khu vực đông dân cư ở trung tâm thủ đô Beirut, nơi đã bị Israel không kích dữ dội hôm 10/10, khiến ít nhất 22 người thiệ.t mạn.g và 117 người khác bị t...

Gặp người chế tác vòng nguyệt quế mạ vàng 18k cho Quán quân Olympia 2024: Từng thiết kế giày cho Lady Gaga và "quen mặt" với cả showbiz Việt!

Netizen

13:41:39 13/10/2024
Kể từ năm 2014 đến nay, hầu như năm nào NTK Đỗ Vân Trí cũng được mời thiết kế vòng nguyệt quế cho trận Chung kết Olympia.

Hai nữ du khách đi lạc trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Tin nổi bật

13:32:46 13/10/2024
Lập tức, Đồn Biên phòng Sơn Trà chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ tại Trạm Kiểm soát biên phòng Bãi Bắc phối hợp với các lực lượng huy động nhân vật lực để tìm kiếm.

MC Anh Thơ nói về clip lướt qua Lee Min Ho gây sốt mạng xã hội

Sao việt

13:23:22 13/10/2024
MC Anh Thơ chia sẻ nhờ đoạn clip lướt qua Lee Min Ho gây sốt mạng xã hội mà tuổ.i mới của cô có thêm nhiều điều thú vị.

Cách ứng phó với tiêu chảy liên quan đến HIV

Sức khỏe

13:20:35 13/10/2024
Thay đổi chế độ ăn uống có ít tác dụng đối với tình trạng tiêu chảy do thuố.c. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để kiểm soát tình trạng tiêu chảy do thuố.c gây ra.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 13/10: Bạch Dương thuận lợi, Nhân Mã phát triển

Trắc nghiệm

13:08:12 13/10/2024
Theo tử vi có 4 tháng sinh này trong năm Ất Tỵ được xem là tháng sinh tốt lành.Tử vi phương Đông cho rằng trẻ sinh vào tháng