Kinh tế Trung Quốc trong chiến lược “quay về cố thủ”
Tập trung vào nội địa đang là chiến lược then chốt của Trung Quốc trong nỗ lực hồi phục nền kinh tế đồng thời ứng phó sức ép từ Mỹ.
Hôm (13.12), Tân Hoa xã đưa tin Hội nghị Công tác kinh tế trung ương thường niên vừa kết thúc ở Bắc Kinh. Qua hội nghị, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhấn mạnh các ưu tiên cho phát triển kinh tế nước này năm 2025.
Kích cầu thị trường nội địa
Theo đó, Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách tài khóa chủ động hơn và đưa ra mức thâm hụt ngân sách tính trên GDP cao hơn, đồng thời đảm bảo chính sách tài khóa liên tục mạnh mẽ để tạo ra tác động lớn hơn. Các nhà hoạch định chính sách đại lục cam kết tăng cường phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt siêu dài và trái phiếu có mục đích đặc biệt của chính quyền địa phương, đồng thời tối ưu hóa cơ cấu chi tiêu tài khóa.
Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn. ẢNH: REUTERS
Trước khi hội nghị trên diễn ra, các quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tiết lộ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm 2025 bằng cách áp dụng “chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải”. Lần gần nhất mà Trung Quốc dùng đến cụm từ vừa nêu là tháng 7.2010 khi nước này phải ứng phó với hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mục tiêu của chính quyền Bắc Kinh chính là kích thích thị trường tiêu dùng nội địa. Điều này được nhấn mạnh khi Trung Quốc ngày càng đến gần với những thách thức vì thương chiến với Mỹ được dự báo leo thang sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20.1.2025.
Nếu thương chiến leo thang như dự báo, Trung Quốc có thể còn đối mặt khó khăn lớn hơn. Đó là vì kinh tế nước này vẫn chưa giải quyết hiệu quả các vấn đề như thị trường bất động sản trì trệ và niềm tin cũng như thu nhập giảm sút khiến cho tiêu dùng liên tục ở mức thấp. Chính vì thế, chính sách nới lỏng tiền tệ và linh hoạt về chính sách tài khóa được xem như chiến lược để tăng cường thị trường nội địa.
Biện pháp táo bạo nhưng có hiệu quả ?
Thực tế, từ vài tháng qua, Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra các gói kích cầu “khủng”. Cuối tháng 9, nước này cắt giảm 0,5 điểm phần trăm của lãi suất thế chấp cho nhà ở hiện tại và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kế hoạch này được kỳ vọng mang lại lợi ích cho 50 triệu hộ gia đình – tương đương 150 triệu người, giảm chi phí lãi vay hộ gia đình trung bình khoảng 150 tỉ nhân dân tệ mỗi năm, hướng đến thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư một cách hiệu quả.
Video đang HOT
Không những vậy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC – đóng vai trò ngân hàng trung ương) cũng xem xét các biện pháp cho phép các ngân hàng chính sách và thương mại cấp các khoản vay cho các công ty đủ điều kiện để mua đất. Giải pháp này nhằm hồi sinh nguồn đất và giảm bớt áp lực tài chính cho các doanh nghiệp bất động sản. Trước đó, PBOC giảm thêm 10 điểm cơ bản của lãi suất hợp đồng mua lại có thời hạn (repo) thời hạn 14 ngày, từ 1,95% xuống còn 1,85%. Kèm theo đó, PBOC còn thông qua công cụ này để bơm 74,5 tỉ nhân dân tệ (khoảng 10,6 tỉ USD) cho nền kinh tế.
Không những vậy, Bắc Kinh cũng bắt đầu sử dụng các biện pháp kích thích đầu tư giữa nỗi lo những biện pháp trừng phạt của Washington đang khiến cho dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc. Điển hình là sáng kiến “nguồn vốn táo bạo” nhằm hướng đầu tư sang các dự án giai đoạn đầu, tập trung vào công nghệ, chấp nhận rủi ro cao hơn.
Sáng kiến này bắt đầu từ Thâm Quyến vào tháng 10 như một phần của kế hoạch thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao trong đầu tư mạo hiểm. Để thực hiện kế hoạch này, Thâm Quyến cam kết loạt quỹ đầu tư chính phủ trị giá hàng nghìn tỉ nhân dân tệ (gần 140 tỉ USD), phát triển cụm quỹ công nghiệp trị giá hàng trăm tỉ nhân dân tệ và một cụm quỹ đầu tư ở giai đoạn hạt giống và thiên thần trị giá 10 tỉ nhân dân tệ (gần 1,4 tỉ USD) vào năm 2026. Thâm Quyến đặt ra mục tiêu “khai thác hoàn toàn tiềm năng của vốn tư nhân và phấn đấu đăng ký hơn 10.000 quỹ đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm”.
Tuy nhiên, các kế hoạch hành động đầy tham vọng của Trung Quốc được cho là vẫn chưa phù hợp tình hình thực tế. Nhiều nhà quan sát cho rằng kinh tế Trung Quốc thực tế đối mặt với nhiều bài toán nan giải hơn, chứ không đơn thuần là tiêu dùng giảm hay bất động sản trì trệ. Nguyên nhân còn là những mô hình phát triển lâu nay không còn phù hợp.
Phản ứng sau khi các kế hoạch mới được công bố, thị trường chứng khoán nước này vào hôm qua (13.12) tiếp tục giảm điểm. Trong khi đó, theo một đánh giá Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings gửi đến Thanh Niên, kinh tế Trung Quốc năm nay khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5% đã đề ra, dự báo tỷ lệ tăng trưởng năm 2025 và 2026 lần lượt còn 4,1% và 3,8%.
Trung Quốc trang bị những 'vũ khí' gì cho cuộc chiến thương mại 2.0 với Mỹ?
Lần này, khi đã hiểu rõ về cách thức hoạt động của Tổng thống đắc cử Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc được trang bị tốt hơn để đối phó với khả năng ông Trump sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Ông Donald Trump đã cam kết sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Vào mùa hè năm 2018, khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thậm chí còn có tin đồn rằng nước này có thể sớm vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bây giờ, khi còn 2 tháng nữa là ông Trump trở lại Nhà Trắng, những gì từng được coi là thách thức khổng lồ với Bắc Kinh đã bị thu hẹp đáng kể. Đối mặt với những thách thức về bất động sản, nợ công và giảm phát, Trung Quốc dường như không sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại khác. Nhưng vẻ bề ngoài đó có thể đánh lừa.
Sự chuẩn bị tốt hơn
Trên thực tế, nhờ hiểu rõ về cách thức hoạt động của Tổng thống Mỹ đắc cử, giới lãnh đạo Trung Quốc đã được trang bị tốt hơn để đối phó với khả năng thực sự là ông Trump sẽ thực hiện cam kết áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa nhập vào Mỹ. Theo các nhà kinh tế và giới phân tích, vũ khí đối phó của Bắc Kinh được xây dựng thông qua sự kết hợp giữa đa dạng hóa thương mại, trả đũa có mục tiêu đối với các công ty Mỹ và hỗ trợ tiêu dùng trong nước.
Dexter Roberts, tác giả Bản tin Chiến tranh thương mại và là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết: "Trung Quốc đã chuẩn bị cho ngày này trong một thời gian khá dài. Nước Mỹ giờ đây ít quan trọng hơn nhiều đối với mạng lưới thương mại của họ (so với trước đây)".
Một phần là do cuộc chiến thương mại đầu tiên vẫn tiếp diễn dưới thời Tổng thống Joe Biden, Bắc Kinh cũng như các công ty Trung Quốc đã bắt đầu tích cực giảm sự phụ thuộc thương mại của mình vào Mỹ. Tác động có thể thấy rõ trong dữ liệu thương mại và diễn ra với tốc độ chóng mặt.
Mới đây vào năm 2022, thương mại song phương Mỹ - Trung đã đạt mức cao kỷ lục. Nhưng năm ngoái, Mexico đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu vào Mỹ. Trung Quốc đã giữ vững vị trí đó trong 20 năm trước khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 20% xuống còn 427 tỷ USD vào năm ngoái.
Ô tô và xe buýt do Trung Quốc sản xuất chuẩn bị xuất khẩu tại cảng Liên Vân, thành phố Liên Vân Cảng, Trung Quốc, vào ngày 31/10/2024. Ảnh: NurPhoto/Getty Images
Theo Matthews Asia, chỉ không đầy 30% hàng xuất khẩu của Trung Quốc được chuyển đến các nước giàu thuộc nhóm G7 vào năm ngoái, giảm so với mức 48% vào năm 2000. Đó là lý do tại sao, mặc dù bán ít hơn cho Mỹ, thị phần xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc hiện ở mức 14%, tăng từ mức 13% trước khi ông Trump áp thuế lần đầu.
Tại một cuộc họp báo hôm 22/11, Vương Thụ Văn, nhà đàm phán thương mại quốc tế và Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc, đã nói với các phóng viên: "Chúng tôi có khả năng giải quyết và chống lại tác động của những cú sốc bên ngoài".
Theo các nhà phân tích, những gì có thể không có khả năng nằm trong kho vũ khí trả đũa của Trung Quốc là những động thái lớn như bán trái phiếu kho bạc Mỹ (mà Trung Quốc là nước nắm giữ lớn thứ hai thế giới) hoặc phá giá mạnh đồng nhân dân tệ, đồng tiền đã mất 12% giá trị so với đô la Mỹ trong ba năm qua khi đà tăng trưởng chậm lại.
Trả đũa có mục tiêu
Liza Tobin, Giám đốc cấp cao về kinh tế tại Dự án Nghiên cứu Cạnh tranh Đặc biệt - một nhóm nghiên cứu của Mỹ, cho rằng, sẽ không chỉ có sự trả đũa đơn giản về thuế quan. Thay vào đó, phản ứng của Bắc Kinh có thể sẽ có mục tiêu hơn và không đối xứng.
Bà Tobin cho biết "Họ đã và đang gây sức ép lên các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc, và họ có thể tăng sức ép lên các công ty Mỹ, lựa chọn các mục tiêu mà họ muốn đẩy ra khỏi thị trường Trung Quốc".
Vào tháng 9, Bắc Kinh cho biết họ đang điều tra nhà bán lẻ thời trang PVH Corp, chủ sở hữu của Calvin Klein và Tommy Hilfiger, vì từ chối lấy bông từ khu vực Tân Cương, trong một động thái có thể dẫn đến lệnh trừng phạt đối với một công ty Mỹ có lợi ích kinh doanh lớn tại Trung Quốc.
Năm ngoái, cảnh sát Trung Quốc đã đột kích văn phòng Thượng Hải của Bain & Company, một công ty tư vấn quản lý của Mỹ. Sau đó, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc tiết lộ rằng các cơ quan an ninh đã đột kích nhiều văn phòng của công ty tư vấn quốc tế Capvision, có trụ sở tại Thượng Hải và New York.
Các nhà kinh tế cho biết, khả năng trả đũa các công ty Mỹ hoặc ngành nông nghiệp Mỹ sẽ cao hơn nhiều so với việc Trung Quốc bán lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ mà họ nắm giữ để đáp trả, vì thị trường cho những loại trái phiếu này rất sâu rộng và thanh khoản tốt, không thiếu người mua. Việc bán chúng cũng có thể gây tổn hại đến lợi ích của chính Bắc Kinh.
Việc hạ giá đồng nhân dân tệ cũng có thể giúp ích cho xuất khẩu của Trung Quốc, nếu ông Trump áp đặt mức thuế quan mới, nhưng các nhà phân tích cũng không tin rằng động thái này nằm trong tầm ngắm.
Sean Callow, một nhà phân tích ngoại hối cấp cao tại ITC Markets, cho biết: "Các nhà hoạch định chính sách khó có thể coi việc phá giá là xứng đáng và thay vào đó sẽ chọn các bước khác".
Ông cho biết, một đợt phá giá đột ngột vào tháng 8/2015 đã từng gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường chứng khoán. Trong những tháng gần đây, chính phủ Trung Quốc đã chỉ ra rằng họ muốn củng cố niềm tin vào thị trường chứng khoán của mình, cả đối với các nhà đầu tư trong nước và giới thiệu Trung Quốc với thế giới như một điểm đến hấp dẫn để đầu tư.
Theo chuyên gia Callow, Trung Quốc cũng muốn đồng nhân dân tệ được coi là một sự thay thế đáng tin cậy cho đồng đô la Mỹ đối với các nhà quản lý dự trữ của ngân hàng trung ương, đặc biệt là những người lo lắng về lệnh đóng băng tài sản của Nga tại Mỹ và châu Âu kể từ năm 2022.
Quang cảnh cảng hàng hóa tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Hướng vào nội địa
Với mức thuế 60%, một số nhà kinh tế đã tính toán rằng thuế nhập khẩu vào Mỹ có thể cắt giảm một nửa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (theo một phân tích riêng từ Viện Peterson, đề xuất thuế quan của Trump cũng sẽ khiến một hộ gia đình điển hình ở Mỹ phải tốn kém thêm 2.600 USD/ năm.)
Nhưng Trung Quốc, một quốc gia có 1,4 tỷ người, cũng có một thị trường tiêu dùng trong nước khổng lồ mà họ có thể hướng đến.
"Phản ứng tốt nhất mà Bắc Kinh có thể đưa ra đối với mức thuế quan là tự sắp xếp lại trật tự trong nước, bằng cách khôi phục niềm tin của các doanh nhân Trung Quốc, những người chiếm 90% việc làm ở thành thị và hầu hết các hoạt động đổi mới", ông Rothman nhận xét. "Điều này sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, dẫn đến tiêu dùng trong nước mạnh hơn, giúp giảm bớt tác động của việc xuất khẩu yếu hơn sang Mỹ".
Nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn với một loạt các vấn đề. Sau một mùa hè với dữ liệu ảm đạm, Chủ tịch Tập Cận Bình cuối cùng đã quyết định triển khai một gói kích thích rất cần thiết, chủ yếu tập trung vào các biện pháp tiền tệ, trong tuần cuối cùng của tháng 9. Các biện pháp tiếp theo đã được công bố vào đầu tháng này.
Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc Không phải môi trường bên ngoài, mà chính tình trạng mất cân bằng nội tại cùng những bất ổn do chính sách, được cho là nguyên nhân lớn nhất đang cản bước nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn, song giới phân tích cho rằng cường quốc này có...