Kinh tế Trung Quốc lộ điểm yếu ngay khi ông Tập đang phát biểu tại Mỹ
Ngay khi ông Tập Cận Bình đang tuyên bố thị trường tài chính trong nước ‘tự phục hồi’ và khẳng định tăng trưởng kinh tế sẽ ổn định trở lại nhân ngày đầu tiên của chuyến công du Mỹ, đã có báo cáo cho thấy kinh tế Trung Quôc vẫn đang có vấn đề.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại khách sạn Westin ở thành phố Seatle, Washington, vào ngày 22.9 – Anh: AFP
Trong bài phát biểu đầu tiên của mình trong chuyến thăm Mỹ hôm 22.9, tờ The Guardian (Anh) dẫn lời ông Tập cho biết: “ Kinh tế Trung Quốc sẽ đi vào ổn định với tốc độ tăng trưởng nhanh. Hiện tăng trưởng vẫn ở mức thích hợp là 7%… Nền kinh tế của chúng tôi đang gặp phải sức ép, nhưng vẫn nằm trên con đường tăng trưởng”.
Chủ tịch Trung Quốc cũng lên tiếng bảo vệ cách Bắc Kinh can thiệp vào thị trường chứng khoán trong nước, nói rằng giai đoạn “trồi sụt thất thường gần đây” trên thị trường hiện đã chuyển thành “giai đoạn tự phục hồi”.
Nhưng chỉ vài phút sau bài phát biểu của ông Tập, số liệu thống kê đăng tải trên Tạp chí tài chính Tài Tân (Trung Quốc) cho thấy chỉ số sản xuất PMI trong tháng 9 của nước này ở mức 47 điểm, thấp nhất tính từ tháng 3.2009, Reuters cho hay.
Video đang HOT
Reuters cho biết đây là lần thứ 7 liên tiếp lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sụt giảm và khảo sát từ Tài Tân cho thấy điều kiện kinh doanh tại nước này đang xấu đi trong hầu như tất cả các ngành nghề. Các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm mạnh sản lượng, giá cả và tinh giảm nhân công do số lượng đơn hàng giảm sút.
The Guardian cho hay giới đầu tư và các chính trị gia toàn cầu đã rất lo lắng trước tình trạng kinh tế Trung Quốc trong năm nay, với các dấu hiệu cảnh báo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể tăng trưởng yếu kém nhất trong 25 năm.
Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục tụt dốc cách đây vài tháng và các biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ đã gây chao đảo thị trường tài chính thế giới, đồng thời làm dấy lên nghi ngờ về khả năng lèo lái kinh tế của chính phủ Tập Cận Bình.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Alibaba gặp khó vì kinh tế Trung Quốc
Alibaba từng có một khởi đầu như mơ khi lên sàn chứng khoán nhưng giờ đây hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc đang khó trăm bề. 1.000 USD giá trị cổ phiếu hãng Alibaba hồi đầu năm nay chỉ còn lại chừng 635 USD.
Nhà sáng lập hãng Alibaba Jack Ma - Ảnh: AFP
Tỉ phú sáng lập hãng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba, ông Jack Ma, chỉ có một công thức đơn giản cho sự hạnh phúc: Quan tâm đến bạn bè, đừng quá lo về chuyện tiền bạc và cuối cùng cũng là quan trọng nhất, đừng đem công ty lên sàn chứng khoán.
Theo CNN, một năm kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và giữ danh hiệu đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất lịch sử, Alibaba đang chồng chất khó khăn.
Đã từng có lúc giá trị thị trường Alibaba vượt qua cả đại gia bán lẻ Walmart và hãng thương mại điện tử Amazon. Hiện tại, cổ phiếu công ty Trung Quốc này đã sụt giảm 45% kể từ mức đỉnh lập ra ngày 15.11 năm ngoái và đang giao dịch ở mức dưới 68 USD/cổ phiếu.
Đầu năm nay, tỉ phú Jack Ma từng nói: "Nếu tôi có thể làm lại, tôi sẽ giữ công ty mình ở trạng thái tư nhân. Cuộc sống khó khăn hơn khi bạn để doanh nghiệp của mình thành công ty đại chúng".
Khi nhắc đến nguyên nhân khiến sức khỏe của ông lớn thương mại điện tử châu Á xấu đi, giới phân tích chỉ ra các yếu tố: kinh tế Trung Quốc, hàng giả, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác, chi tiêu cao và cách quản lý doanh nghiệp.
Hoạt động của Alibaba ít nhiều chịu ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc. Biến động thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế Đại lục yếu đi là hai yếu tố mà họ ít có khả năng kiểm soát. Thương mại điện tử vẫn là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Alibaba, vì thế chuyện người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của công ty.
Vấn đề đau đầu thứ hai đối với ông chủ của Alibaba là hàng giả. Tỉ phú Jack Ma và những nhà điều hành cấp cao của hãng đã hứa rằng sẽ loại hàng giả, hàng nhái khỏi các nền tảng thương mại điện tử của họ. Song có vẻ như lời hứa này được đưa ra khá muộn màng, sau khi thương hiệu Gucci đã hai lần đệ đơn kiện và cả giới chức Đại lục cũng cảnh báo về hàng giả.
Hai lý do tiếp theo cho sự suy giảm của Alibaba là mức độ cạnh tranh lớn hơn từ các công ty đối thủ, đơn cử như JD.com, nền tảng thương mại điện tử mà đứng sau là đại gia điện thoại di động Tencent, và số tiền chi tiêu quá nhiều cho các hoạt động mua bán, đầu tư.
Cuối cùng, giới phân tích cho rằng cách quản lý doanh nghiệp là lý do khiến hãng Alibaba điêu đứng. Ông lớn thương mại điện tử đã từng chọn Mỹ, thay vì Hồng Kông, là nơi niêm yết doanh nghiệp. Tuy vậy, với phương châm "khách hàng là trên hết, nhân viên là mối quan tâm tiếp theo và cuối cùng là cổ đông", Jack Ma và công ty của ông vẫn chưa có nhiều hành động để giải đáp các mối lo ngại và sự suy xét kỹ lưỡng của giới đầu tư, chuyên gia phân tích.
Dù thế, Bloomberg và CNN cũng cho hay Alibaba vẫn còn khá nhiều ưu điểm. Một trong số đó là việc hãng đã có được vị trí thống trị tại một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Cách quản lý, quản trị của công ty cũng đang dần được cải thiện.
Chuyên gia James Cordwell, hãng chứng khoán Atlantic, nhận định dù Alibaba sẽ trải qua 2 đến 3 quý khó khăn sắp tới, những thử thách này sẽ giúp họ trở trở thành một doanh nghiệp vững chãi hơn trong 10 năm nữa.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chưa thật tin, chưa dám quyết Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định trì hoãn thời điểm tăng lãi suất cơ bản. Cơ quan này tiếp tục để bên ngoài nằm trong tình trạng biết chắc rằng Mỹ sẽ tăng lãi suất cơ bản nhưng không biết khi nào mới làm việc đó. Bà Janet Yellen, chủ tịch FED tại một cuộc họp ở thủ đô...