Kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây thêm trở ngại cho kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng COVID-19 lại đối mặt thêm với một trở ngại là kinh tế Trung Quốc giảm tốc đáng kể.
Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo dự báo của Bloomberg Economics, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong quý IV/2021, sau khi tăng trưởng 4,9% trong quý trước, so với mức tăng trưởng 6-7% trước đại dịch.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc là do tác động của một số yếu tố, trong đó yếu tố đầu tiên là các vấn đề của thị trường bất động sản. Cuộc khủng hoảng của tập đoàn China Evergrande Group đang là điển hình cho lĩnh vực này, khi đã xây dựng quá nhiều, vay mượn quá nhiều và nay đang phải trả nợ, khi doanh số bán đang chậm lại.
Do lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc, những vấn đề của lĩnh vực này đã gây sức ép lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Cùng với tình trạng thiếu điện, dịch tái phát, tốc độ tăng trưởng hiện nay không theo hình chữ V như dự báo sau khi giảm vào năm ngoái.
Theo các nhà kinh tế Tom Orlik và Bjorn Van Roye của Bloomberg, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã chậm lại đáng kể và các biện pháp kích thích vẫn chưa được thực hiện. Trong khi Mỹ đang phải giải quyết tình trạng thiếu 5 triệu việc làm, và lạm phát cao nhất trong ba mươi năm, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang gây thêm rủi ro cho kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
Đối với các nền kinh tế lớn, sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vẫn chưa gây tác động. Theo các dự báo, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Mỹ trong quý IV sẽ đạt 4,6%. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức cũng sẽ đạt mức tương tự. Và kinh tế Nhật Bản cũng sẽ tăng trưởng mạnh.
Tình hình của các thị trường mới nổi ít ấn tượng hơn. Kinh tế Ấn Độ đang tăng trưởng chậm lại khi đà phục hồi ban đầu yếu đi.
Điều đó có nghĩa hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ khép lại năm nay với GDP vẫn chưa đạt mức trước đại dịch.
Trung Quốc lên tiếng về chiến lược "Không Covid" trước làn sóng Omicron
Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn cho rằng thế giới nên công nhận chiến lược chống dịch của nước này là đúng đắn, khi biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng.
Người dân được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Trung Quốc (Ảnh: Global Times).
"Đối với một số quốc gia, chỉ riêng số ca nhiễm hàng ngày đã vượt quá 100.000 người. Chúng tôi đã cố gắng giữ số ca nhiễm chỉ ở mức 40.000 người trong 20 tháng qua. Chiến lược chống dịch ổn định và bền vững đã cho phép hoạt động kinh tế trở lại bình thường", ông Chung Nam Sơn, chuyên gia dịch tễ hàng đầu và cũng là cố vấn chính sách ứng phó Covid-19 của chính phủ Trung Quốc, phát biểu tại hội nghị y tế ở Quảng Châu hôm 18/12.
Theo ông Chung Nam Sơn, trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan khắp thế giới với tốc độ kỷ lục như hiện nay, các nước nên công nhận phương pháp tiếp cận của Trung Quốc trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Ông Chung Nam Sơn cho biết, trong 2 tuần phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, mặc dù chưa thể xác nhận virus corona mới có khả năng lây nhiễm từ người sang người, nhưng Trung Quốc đã thực hiện một động thái quyết đoán là phong tỏa cả thành phố để kiểm soát sự lây nhiễm.
Ông Chung Nam Sơn, chuyên gia dịch tễ hàng đầu và cũng là cố vấn chính sách ứng phó Covid-19 của chính phủ Trung Quốc (Ảnh: Weibo).
Covid-19 đạt đỉnh ở Trung Quốc trong 2 tuần đầu tiên của đại dịch vào tháng 1 và tháng 2/2020, nhưng giảm xuống sau 2 tuần tiếp theo. Ông Chung Nam Sơn cho biết tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc khoảng 120.000 người.
Chuyên gia dịch tễ cũng ca ngợi thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn Covid-19 nhờ xác định sớm, chẩn đoán, cách ly, điều trị ngay lập tức và tiêm phòng vaccine.
"Việc xét nghiệm nhanh đóng vai trò quan trọng giúp Trung Quốc có được chiến thắng trước đại dịch", ông Chung Nam Sơn nói, đồng thời cho biết việc tiêm chủng phổ cập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống dịch.
Hiện gần 1,2 tỷ người trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Trung Quốc là thành trì cuối cùng còn theo đuổi chiến lược "Không Covid-19" (Zero Covid) hay đối phó không khoan nhượng để đưa số ca nhiễm về 0 bằng các biện pháp quyết liệt như xét nghiệm, truy vết, phong tỏa diện rộng. Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về chiến lược này khi hầu hết các nước đã bắt đầu điều chỉnh biện pháp ứng phó để sống chung với đại dịch nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế và tâm lý xã hội.
Một số chuyên gia cho rằng, kinh tế Trung Quốc đủ lớn để duy trì chiến lược "Không Covid-19" trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước mở cửa, điều đó có thể kéo theo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị cô lập. Một số ý kiến nhận định, Trung Quốc cuối cùng sẽ phải từ bỏ "Không Covid-19", nhưng trước tiên nước này sẽ chọn vài nơi thử nghiệm để kiểm soát rủi ro.
Biến chủng Omicron xuất hiện tại nam châu Phi vào tháng trước đã làm đảo lộn kế hoạch sống chung với Covid-19 của một số quốc gia, buộc các chính phủ phải áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế, đóng cửa biên giới và tăng cường kiểm soát sự lây lan của dịch. Omicron cho đến nay đã lan ra gần 90 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc ghi nhận 2 ca nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về làn sóng lây nhiễm chưa từng thấy do biến chủng này.
Do lo ngại Omicron, Trung Quốc tiếp tục siết chặt các biện pháp chống dịch trước Tết Nguyên đán, bắt đầu từ ngày 1/2/2022. Hầu hết chính quyền địa phương khuyến cáo người dân tránh đi du lịch trong những ngày nghỉ lễ trừ khi thực sự cần thiết. Người dân cũng được yêu cầu tránh các bữa tiệc và lễ kỷ niệm tập trung đông người.
Quan chức Trung Quốc: Gia nhập WTO giúp thúc đẩy kinh tế phát triển Đại sứ Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Sun Zhenyu đánh giá việc Trung Quốc gia nhập WTO đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đất nước và thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh chóng. Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/9/2020. Ảnh tư...