Kinh tế Thái Lan gặp khó
Đầu tư nước ngoài vào Thái Lan năm 2015 giảm mạnh trong bối cảnh nước này đang đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các nước láng giềng như VN, Campuchia và Myanmar.
Bất ổn chính trị làm giảm lòng tin của nhà đầu tư vào Thái Lan – Ảnh: Reuters
Tổng mức đầu tư mà các công ty nước ngoài rót vào Thái Lan từ tháng 1 – 11.2015 đã sụt giảm 78% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt 93,8 tỉ baht (2,62 tỉ USD), theo AFP trích số liệu từ Hội đồng đầu tư Thái Lan.
Con số này chắc chắn không làm hài lòng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, người nắm quyền sau một cuộc đảo chính hồi tháng 5.2014 và tuyên bố sẽ khôi phục lại sự ổn định cho đất nước.
Sau nhiều năm tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế Thái Lan đang gặp khó khăn, nợ hộ gia đình tăng cao, xuất khẩu không ổn định và lòng tin của người tiêu dùng thấp. Đặc biệt đáng lo ngại cho Thủ tướng Prayut là sự sụt giảm đầu tư từ Nhật Bản, giảm tới 81%, trong khi đây là nhà đầu tư lớn nhất Thái Lan hiện nay.
Đầu tư từ EU cũng giảm từ 86,7 tỉ baht vào năm 2014 xuống chỉ còn 2 tỉ baht vào năm 2015. Đầu tư từ Mỹ cũng giảm mạnh, duy chỉ có đầu tư từ Trung Quốc giảm nhẹ hơn ở mức 21%. Krystal Tan, nhà nghiên cứu kinh tế châu Á của Hãng Capital Economics, cho rằng xu hướng sụt giảm này là biểu hiện của những vết nứt sâu hơn trong nền kinh tế Thái Lan. “Con số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2015 rất yếu ám chỉ rằng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế vẫn còn mong manh”, bà phát biểu với AFP.
Video đang HOT
Theo chuyên gia trên, cạnh tranh kinh tế của Thái Lan đang suy giảm và đất nước này tiếp tục đối mặt nhiều thách thức lớn về mặt chính trị có ảnh hưởng tiêu cực cho niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nhưng Phó tổng thư ký Hội đồng đầu tư Thái Lan Ajarin Pattanapanchai lại cho rằng sự sụt giảm đầu tư là do các chính sách ưu đãi đầu tư mới có hiệu lực vào năm 2015, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, khuyến khích sự cải tiến, hoặc tăng cường vai trò của Thái Lan như một trung tâm thương mại ở khu vực và quốc tế.
Với những chính sách đó, chính phủ Thái Lan muốn từng bước tập trung vào các ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng như công nghệ và hóa dầu, hơn là các ngành chỉ dựa vào lao động. Nguyên nhân sâu xa đằng sau những cải tổ này là do chi phí lao động tăng và tình trạng thiếu hụt lao động phổ thông.
Cơ hội cho láng giềng
Thái Lan từng được coi là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư trong khu vực Đông Nam Á vì các chính sách kinh tế tự do, một lực lượng lao động có tay nghề và vị trí chiến lược là cửa ngõ của khu vực sông Mê Kông. Nhưng các nhà phân tích cho rằng nhiều năm bất ổn chính trị, trong đó có hai cuộc đảo chính quân sự, đã cản trở tiềm năng kinh tế của nước này. Quãng thời gian đó ở Thái Lan được gọi là “thập niên mất mát”. Đầu tháng này, Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan sẽ trượt giảm từ 2,5% trong năm 2015 xuống còn 2% trong năm nay, mức dự báo tăng trưởng ảm đạm nhất khu vực.
Trong khi đó, VN báo cáo con số đầu tư nước ngoài kỷ lục trong năm 2015 – 14,5 tỉ USD, tăng 17,4% so với năm trước và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm ở mức 6,68%. Báo The Nation trích số liệu từ Cục Đầu tư và quản lý doanh nghiệp Myanmar cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài đã phê duyệt trong năm tài chính 2015 – 2016 của Myanmar (bắt đầu từ tháng 4.2015) đạt 2,9 tỉ USD.
Trong năm tài chính trước, con số FDI của Myanmar đạt 8,01 tỉ USD. Myanmar đang mở rộng cửa đón dòng đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư lớn trong khu vực châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc cũng thể hiện rõ sự quan tâm tới quốc gia này. Campuchia cũng thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư từ Trung Quốc và các nhà đầu tư bất động sản trong khu vực. VN, Myanmar và Campuchia có thể tận dụng tình hình hiện nay để thu hút đầu tư từ các ngành mà Thái Lan không có chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành may mặc và gia công kim loại.
Ông Pichai Naripthapan, cựu bộ trưởng năng lượng của đảng Pheu Thai, đã bày tỏ lo ngại rằng năm 2016 nền kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục gặp khó khăn, theo tờThe Nation.
Một trong những nguyên nhân là cộng đồng quốc tế đang “soi” vào những cáo buộc về việc sử dụng lao động nô lệ đầy rẫy trong ngành công nghiệp chế biến hải sản của Thái Lan. Vì những cáo buộc này mà Mỹ và EU đã loại bỏ Thái Lan khỏi Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và khuyến khích công dân tránh mua hải sản từ Thái Lan. Đây cũng sẽ là cơ hội cho ngành chế biến hải sản xuất khẩu của VN trong thời gian sắp tới.
Đoàn Hằng
Theo Thanhnien
Thái Lan cải tổ nội các vào tháng 9
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha vừa tiết lộ sẽ tiến hành cải tổ nội các vào tháng 9 nhằm đối phó với tình hình kinh tế trì trệ, theo AP ngày 27.7.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha - Ảnh: Lam Yên
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Thái Lan, năm 2014 nền kinh tế Thái chỉ tăng trưởng 0,9%, và chỉ số kinh tế vào tháng 6 đã xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm liên tục (từ năm 2011 đến nay).
Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, chiếm 2/3 giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP). Tuy nhiên từ năm 2014 đến nay nhu cầu thế giới sụt giảm, nông dân trong nước điêu đứng do hạn hán, chính phủ đột ngột cắt giảm sự hỗ trợ...
Vì vậy, năm nay Thái Lan phải "hạ chuẩn" tăng trưởng và cải tổ nội các là nỗ lực của thủ tướng Prayut để cứu nền kinh tế. "Tuy nhiên việc cải tổ không thể khiến nền kinh tế phục hồi ngay lập tức vì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố", ông nói.
Được biết, nền kinh tế đứng thứ hai Đông Nam Á này đã lỡ mục tiêu tăng trưởng thì khi tướng Prayut lên nắm chính quyền từ tháng 5.2014. Đến tháng 9, nội các của chính quyền quân đội hoạt động được tròn một năm.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Kinh tế Nga đối mặt suy thoái kéo dài Nền kinh tế Nga nếu trong năm nay không vượt qua được khủng hoảng thì có thể phải đương đầu với một cuộc suy thoái kéo dài, chuyên gia dự đoán. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters Hơn một năm trôi qua kể từ "ngày thứ ba đen tối", khi đồng ruble mất gần 1/4 giá trị chỉ trong vòng 24 giờ,...