Kinh tế số mở ra cơ hội tăng trưởng mới cho Indonesia
Kinh tế số đã mở ra cơ hội tăng trưởng mới cho nền kinh tế Indonesia, giúp cải thiện đời sống của người dân.
Giá trị nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia, ước tính đạt 70 tỷ USD vào năm ngoái, dự đoán sẽ tăng gấp đôi lên 146 tỷ USD vào năm 2025. Với quá trình số hóa, ngày càng có nhiều cộng đồng, doanh nghiệp ở Indonesia áp dụng công nghệ kỹ thuật số để đổi mới và phát triển.
Trưởng nhóm Du lịch Rừng ngập mặn kỹ thuật số Rudi Hartono trình bày những nỗ lực bảo tồn rừng ngập mặn tại sự kiện “Giới thiệu các sáng kiến kinh tế xanh ở Belitung”
Quảng bá kỹ thuật số các làng du lịch
Núi Bromo với độ cao khoảng 2.392m là một trong những điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những trải nghiệm đặc sắc, nằm cách trung tâm thành phố Surabaya hơn 100km, thuộc địa phận vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru. Có vị trí địa lý gần với điểm du lịch nổi tiếng này, Làng du lịch Gubugklakah và Ngadas ở Malang đang đẩy mạnh việc sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để quảng bá, thu hút khách du lịch.
Tại sự kiện “Áp dụng công nghệ kỹ thuật số tại các điểm du lịch ưu tiên” diễn ra tuần trước, Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia khuyến khích việc thúc đẩy quảng bá dựa trên nền tảng kỹ thuật số cho hai Làng du lịch Gubugklakah và Ngadas,. Người phụ trách du lịch của Cục Kinh tế Kỹ thuật số – Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Sudiono nói rằng, những nỗ lực khuyến khích quảng bá kỹ thuật số cho các làng du lịch sẽ giúp tăng cường phúc lợi cho các cộng đồng nông thôn ở Indonesia, bởi quảng bá kỹ thuật số chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan hơn, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức sự kiện tư vấn về việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số tại Làng du lịch Gubugklakah và Ngadas. Thông qua việc tư vấn, hướng dẫn, những người quản lý làng du lịch sẽ quảng bá làng của họ thông qua việc tải video giới thiệu lên các nền tảng truyền thông xã hội. Cùng với đó, thanh niên, người trẻ ở các làng du lịch này cũng được tham gia các khóa học về công nghệ kỹ thuật số để áp dụng tiềm năng to lớn của công nghệ vào việc quảng bá du lịch.
Du lịch trồng rừng ngập mặn kỹ thuật số
Du lịch trồng rừng ngập mặn kỹ thuật số tại làng Sungai Kupah, Kubu Raya, Tây Kalimantan đã trở thành một chiến lược phát triển nền kinh tế xanh của Indonesia. Tại sự kiện “Giới thiệu các sáng kiến kinh tế xanh ở Belitung” được tổ chức vào tuần trước, nhóm do Rudi Hartono đứng đầu đã trình bày dự án Du lịch trồng rừng ngập mặn kỹ thuật số.
Sungai Kupah là một ngôi làng ven biển bên biển Natuna, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2017, diện tích rừng ngập mặn ở địa phương này đã bị thu hẹp đáng kể, khiến cho ngôi làng dễ bị ảnh hưởng bởi những đợt sóng lớn và ngập lụt. Điều này đã thúc đẩy Hartono và những người trẻ tuổi trong làng phải tìm cách đổi mới để cải thiện hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồng thời mang lại giá trị cho kinh tế địa phương. “Vấn đề diện tích rừng ngập mặn ở địa phương bị thu hẹp đã được đưa ra thảo luận từ lâu và chúng tôi đã tìm ra giải pháp để cam kết về việc trồng lại rừng ngập mặn kết hợp với du lịch. Dự án trồng rừng kỹ thuật số được khởi động, khách du lịch đến tham quan nơi đây có thể trực tiếp trải nghiệm “du lịch xanh” tự tham gia trồng cây rừng ngập mặn. Sau đó, số cây trồng này sẽ được số hóa, xác định tọa độ để khách du lịch có thể theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây theo hình thức trực tuyến” – ông Hartono giải thích.
Nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số
Video đang HOT
Indonesia đang phát triển một khuôn khổ kinh tế kỹ thuật số quốc gia nhằm khuyến khích hợp tác và thúc đẩy sức mạnh tổng hợp giữa các bên liên quan. Chính phủ tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cả vật lý lẫn kỹ thuật số, bắt đầu từ việc phát triển hệ thống cáp quang, trạm thu phát sóng di động, trung tâm dữ liệu, vệ tinh thông lượng cao, cũng như mạng 5G. Indonesia cũng là quốc gia tiên phong trong việc khai thác quỹ đạo vệ tinh Trái đất tầm thấp. Bộ trưởng Hartarto khẳng định, một ưu tiên hàng đầu khác là phát triển nguồn nhân lực. Indonesia cần ít nhất 600.000 nhân lực kỹ thuật số chất lượng cao mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu này, Chính phủ nỗ lực chuẩn bị một lực lượng lao động trẻ, đáng tin cậy bằng cách đưa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành một phần của chương trình giảng dạy và mở rộng các chương trình đào tạo kỹ thuật số. Bộ trưởng Hartarto cho biết thêm, Indonesia chuẩn bị thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. “Việc thông qua dự luật sẽ đưa Indonesia trở thành quốc gia thứ 5 ở Đông Nam Á có luật đặc biệt về bảo vệ dữ liệu cá nhân sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines” – ông Airlangga Hartarto nói.
Bộ trưởng Airlangga Hartarto nhấn mạnh, Indonesia chọn vấn đề chuyển đổi kỹ thuật số là một trong những chương trình nghị sự ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong năm 2022. Indonesia cũng thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu bao trùm hơn, nhất là thông qua số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), mở rộng tài chính bao trùm, tăng cường phổ biến kiến thức và kỹ năng kỹ thuật số, cũng như cải cách quản trị dữ liệu toàn cầu.
Khả năng cạnh tranh kỹ thuật số của Indonesia được cải thiện mạnh mẽ trong những năm qua nhờ dòng vốn đầu tư ổn định và việc áp dụng công nghệ nhanh chóng, nhất là trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Một báo cáo chung do East Ventures, PwC Indonesia và Katadata Insight Centre công bố mới đây cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số Indonesia trên khắp 34 tỉnh, thành phố có được là nhờ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số có sẵn, nguồn nhân lực, hoạt động kinh tế kỹ thuật số và nhất là sự hỗ trợ của chính phủ. Chỉ số cạnh tranh kỹ thuật số của 34 tỉnh, thành của Indonesia duy trì đà tăng trong suốt ba năm qua, bất chấp tác động của dịch bệnh.
Theo Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia, công nghệ kỹ thuật số có tiềm năng tạo ra 20 triệu đến 45 triệu việc làm mới cho lao động ở nước này. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto đánh giá, chuyển đổi kỹ thuật số là chìa khóa tăng tốc phục hồi kinh tế giúp nước này duy trì nền kinh tế kỹ thuật số lớn nhất ASEAN.
CEO Nvidia tìm cơ hội tăng trưởng ở Trung Quốc mặc Mỹ cấm bán 2 chip AI hàng đầu
Hoàng Nhân Huân, Giám đốc điều hành Nvidia, cho biết ông tiếp tục nhìn thấy một thị trường rộng lớn cho chip trung tâm dữ liệu Nvidia ở Trung Quốc bất chấp Mỹ hạn chế xuất khẩu hai chip trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của họ sang nước này.
Hoàng Nhân Huân là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Nvidia, doanh nhân người Mỹ gốc Đài Loan được nhiều người ở Trung Quốc kính trọng.
Tại cuộc họp báo sau khi ra mắt sản phẩm vào mùa thu của Nvidia, ông Hoàng Nhân Huân (59 tuổi) nói rằng các hạn chế được tiết lộ vào đầu tháng này có các ngưỡng cụ thể cho cả hiệu suất của một con chip cũng như khả năng của bộ xử lý để kết nối các chip khác.
Hoàng Nhân Huân nói rằng các quy tắc để lại "một không gian rộng lớn cho chúng tôi" tại thị trường Trung Quốc.
" Phần lớn khách hàng của chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi đặc điểm kỹ thuật. Vì vậy, kỳ vọng của chúng tôi với Mỹ và cả Trung Quốc, chúng tôi sẽ có một số lượng lớn các sản phẩm tương thích về mặt kiến trúc, nằm trong giới hạn và hoàn toàn không cần giấy phép", Hoàng Nhân Huân chia sẻ thêm.
Vào ngày 1.9, Nvidia nói rằng đã được chính phủ Mỹ yêu cầu ngừng xuất khẩu chip A100 và H100 sang Trung Quốc, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu lên tới 400 triệu USD của công ty trong quý tài chính hiện tại. Hai sản phẩm này là chip nhanh nhất của Nvidia và được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu để tăng tốc các tác vụ trí tuệ nhân tạo (AI) như xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Tại cuộc họp báo, Hoàng Nhân Huân nói rằng cả A100 và H100 đều thuộc dòng chip rộng lớn hơn với "số lượng lớn sản phẩm" vẫn có thể được bán ở Trung Quốc. Ông cũng nói rằng Nvidia sẽ xin giấy phép từ chính phủ Mỹ cho những khách hàng Trung Quốc muốn có chip hàng đầu của hãng.
" Bạn có thể phỏng đoán rằng mục tiêu không phải là làm giảm hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Mục tiêu để biết ai là người sẽ cần các khả năng vượt quá giới hạn này và tạo cơ hội cho Mỹ đưa ra quyết định về mức độ công nghệ đó có nên không có sẵn cho những người khác", Hoàng Nhân Huân nói thêm.
Hoàng Nhân Huân cầm một trong những chip RTX 4090 mới của Nivia dành cho máy tính chơi game - Ảnh: Reuters
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Nvidia cho biết Trung Quốc tiếp tục mang đến cơ hội tăng trưởng đáng kể, ngay cả sau khi chính phủ Mỹ hạn chế công ty ở bang California (Mỹ) xuất khẩu hai trong số các chip hàng đầu của họ sang nước này.
Hoàng Nhân Huân nói ông hy vọng Washington và Bắc Kinh có thể tìm ra giải pháp với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ chống lại Trung Quốc.
" Tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Mỹ có lợi cho thế giới. Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ. Trung Quốc cũng là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng thế giới", Hoàng Nhân Huân nói.
Trước đó, Nvidia nói rằng quyết định của chính quyền Biden về việc ngăn bán chip A100 và H100 cho Trung Quốc có thể khiến công ty mất doanh thu 400 triệu USD trong quý 3/2022.
Hoàng Nhân Huân cho biết Nvidia đang làm việc với các khách hàng Trung Quốc để tìm ra các giải pháp thay thế. Khi được tờ South China Morning Post hỏi về việc liệu ông có lo lắng về các hạn chế xuất khẩu bổ sung của Mỹ hay không, Hoàng Nhân Huân hy vọng rằng có thể tìm ra các giải pháp tốt để thu hẹp sự khác biệt giữa hai nước thông qua sự sáng suốt giữa các nhà lãnh đạo của họ.
Động thái từ Mỹ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc với các chip tiên tiến và công nghệ khác. Lệnh cấm mới nhất đã gây ra làn sóng chấn động trong ngành công nghệ Trung Quốc, vì các sản phẩm do các công ty trong nước sản xuất hiện không có khả năng thay thế các đơn vị xử lý đồ họa (GPU) tốt nhất của Nvidia. Không có sản phẩm thay thế ngay lập tức cho các GPU Nvidia đào tạo các mô hình AI để lái xe tự động, phân tích ngữ nghĩa, nhận dạng hình ảnh, các biến thời tiết và phân tích dữ liệu lớn, theo những người trong ngành và các nhà phân tích công nghệ.
Theo Lu Jianping, Giám đốc công nghệ Iluvatar Corex (đối thủ của Nvidia ở Trung Quốc) từng làm việc cho Nvidia và Samsung Electronics, GPU Nvidia chiếm 95% GPU đa dụng trong các hệ thống đào tạo AI.
Các nhà phân tích cho biết lệnh cấm từ Mỹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Trung Quốc trong việc phát triển các mô hình AI tinh vi, vốn được đào tạo trong các máy chủ đám mây được cung cấp bởi các đơn vị xử lý trung tâm (CPU) từ các công ty bán dẫn Mỹ là Intel và Advanced Micro Devices, cũng như GPU của Nvidia.
Hoàng Nhân Huân cho biết Trung Quốc, trung tâm sản xuất toàn cầu, đã trở thành một nút quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ngành công nghệ sôi động của nó đã tạo ra nhiều ứng dụng cùng dịch vụ phức tạp và thông minh.
Ông nói: " Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ngành công nghiệp bán dẫn không có gì khác biệt. Tôi chỉ không biết nó sẽ như thế nào nhưng tôi nghĩ nó sẽ rất thành công, sẽ có nhiều sản phẩm sáng tạo. Sẽ có nhiều công ty sản xuất chip thành công".
Tỷ phú người Mỹ gốc Đài Loan cũng nói Nvidia đang làm việc với các đối tác ở Trung Quốc để đưa cơ sở dữ liệu mới của Omniverse, nền tảng phần mềm do Nvidia phát triển cho metaverse, lên đám mây.
Nvidia đã công bố một số đột phá trong các lĩnh vực AI, metaverse, trò chơi video, trung tâm dữ liệu, máy tính hiệu suất cao và ô tô trong GTC 2022, hội nghị AI toàn cầu diễn ra từ tuần này đến 22.9.
Công ty cho biết GPU H100 thế hệ tiếp theo của họ, chứa 80 tỉ bóng bán dẫn, đã đi vào sản xuất đầy đủ, với các đối tác dự kiến sẽ tung ra lô sản phẩm và dịch vụ đầu tiên vào tháng 10.
Trong một diễn biến khác, một số công ty GPU Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng rằng lệnh cấm có thể mang lại cho họ cơ hội giành được các khách hàng cũ của Nvidia. Thế nhưng không khó để phát hiện tác động tâm lý từ biện pháp có mục tiêu này của Mỹ với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh tại cuộc họp quan trọng trong tháng này rằng Trung Quốc phải đẩy mạnh phát triển công nghệ quan trọng với an ninh quốc gia và áp dụng "toàn bộ hệ thống quốc gia mới" từ trên xuống để tìm kiếm đột phá. Bản tóm tắt nhận xét từ ông Tập Cận Bình không đề cập đến chất bán dẫn hoặc các hạn chế GPU mới nhất của Mỹ.
He Xiaopeng, người sáng lập Xpeng - một trong những nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc, đã bình luận trên tài khoản mạng xã hội rằng lệnh cấm chip Nvidia sẽ là một tin xấu với đào tạo lái xe tự động dựa trên đám mây, nhưng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến Xpeng vì họ đã mua những con chip tiên tiến cần thiết với số lượng đủ cho những năm tới.
Các đại lý cho biết một cuộc tranh giành chip Nvidia từ các khách hàng Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra.
Một giám đốc bán hàng tại VSTECS Holdings (có trụ sở ở Thượng Hải) - nhà phân phối thiết bị viễn thông và dịch vụ đám mây lớn thứ hai Trung Quốc, cho biết tất cả các khách hàng Trung Quốc sẽ bắt đầu dự trữ các chip bị ảnh hưởng trước khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực. Nvidia nói rằng có thể tiếp tục vận chuyển chip AI từ cơ sở ở Hồng Kông đến tháng 9.2023.
" Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây ở Trung Quốc sử dụng chip NVIDIA trong các sản phẩm dựa trên GPU của họ. Nếu phần cứng này bị hạn chế vận chuyển đến Trung Quốc, nguồn cung cấp đám mây dựa trên GPU sẽ bị thiếu hụt và tác động sẽ rất lớn", giám đốc bán hàng này cho biết, yêu cầu giấu tên vì không được phép trao đổi với giới truyền thông.
Hầu hết nhà cung cấp đám mây của Trung Quốc, bao gồm cả Alibaba Cloud (thuộc sở hữu của Alibaba Group Holding), Tencent Cloud (thuộc sở hữu của Tencent Holdings) và Baidu Cloud, đã sử dụng chip từ các nhà cung cấp khác, chẳng hạn Intel và AMD, để cung cấp năng lượng cho cơ sở hạ tầng đám mây của họ. Nhiều máy chủ đám mây dựa vào các CPU sử dụng kiến trúc dựa trên x86 hoặc Arm-based của Intel để thực hiện công việc nặng nhọc.
Thế nhưng, A100 (ra mắt vào năm 2020) và H100 (do TSMC sản xuất, dự kiến sẽ sẵn sàng để xuất xưởng vào nửa cuối năm nay) của Nvidia có lợi thế trong việc xử lý các luồng tính toán song song, khổng lồ.
So với các CPU đa lõi của Intel và AMD, GPU của Nvidia sử dụng hàng nghìn lõi, khiến chúng trở nên lý tưởng cho các mô hình AI học máy và học sâu.
Mảng kinh doanh trung tâm dữ liệu của Nvidia, bao gồm doanh số bán hai chip tiên tiến, là một trong những đơn vị phát triển nhanh nhất với doanh thu 3,8 tỉ USD trong quý tài chính kết thúc vào tháng 7.2022, với mức tăng trưởng mạnh hàng năm là 61%.
Khi trở thành cường quốc AI toàn cầu với gần 1 triệu doanh nghiệp tuyên bố có liên quan đến AI, Trung Quốc đã trở thành một "thị trường rất lớn" với Nvidia, theo Hoàng Nhân Huân.
Nhu cầu từ Trung Quốc với chip của Nvidia là một lý do khiến giá trị vốn hóa thị trường của công ty này hiện gấp khoảng ba lần so với Intel. Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán hàng tại Nvidia.
Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số, thương mại điện tử Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, những năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số và thương mại điện tử, được đánh giá cao về tiềm năng số hóa các dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề. Ngày 9/9, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Hội nghị kết...