Kinh tế Nhật Bản tiếp tục lao dốc
Tháng 11, tình hình sản xuất của nước này xuống mức thấp nhất kể từ thảm họa thiên nhiên năm ngoái, xuất khẩu cũng lao dốc do khủng hoảng nợ tại châu Âu và căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Tại một bến cảng ở Tokyo (Nhật Bản), hàng loạt container hàng đang chất đống. Xuất khẩu của nước này đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp trong tháng 11 và thâm hụt thương mại cũng ngày càng phình to. Đây là những thách thức không nhỏ cho tân Thủ tướng Shinzo Abe trong việc vực dậy cường quốc kinh tế số ba thế giới này.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản giảm mạnh hơn dự đoán, xuống mức thấp nhất kể từ sau thảm họa động đất – sóng thần năm 2011. Theo báo cáo được chính phủ Nhật công bố hôm nay tại Tokyo, sản xuất tháng 11 đã giảm 1,7%, sâu hơn dự đoán của các nhà phân tích tại Bloomberg. Nước này cũng đang quay cuồng trong cơn bão giảm phát khi chỉ số giá tiêu dùng (trừ thực phẩm tươi sống) giảm 0,1% so với năm ngoái. Trong khi đó, mục tiêu lạm phát của Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) là 1% và của Thủ tướng Abe là 2%.
Các container hàng hóa chất đống ở một cảng tại Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Bloomberg
Khi sản xuất của người hàng xóm Hàn Quốc nhảy vọt gần gấp đôi dự kiến, số liệu về kinh tế Nhật Bản sẽ càng khiến ông Abe kiên quyết làm yếu đồng yen và buộc BOJ tung nhiều gói nới lỏng tiền tệ hơn nữa. Ông cũng vừa yêu cầu các bộ trưởng soạn thảo kế hoạch chi tiêu khẩn cấp để trình lên ngày 7/1 tới.
Yoshimasa Maruyama – nhà kinh tế trưởng tại Itochu (Tokyo) cho biết: “Sự yếu kém trong xuất khẩu đã kéo lùi kinh tế Nhật Bản. Trước tình hình này, chính quyền thủ tướng Abe có thể sẽ cần nhiều gói kích thích quy mô lớn hơn nữa”.
Doanh số bán lẻ cũng trượt dốc trong tháng 11, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại đây hiện ở mức 4,1%. Chỉ số sản xuất công nghiệp điều chỉnh theo mùa giảm xuống còn 86,4, thấp nhất kể từ tháng 4/2011. Kiichi Murashima, nhà kinh tế trưởng tại Citigroup ở Tokyo cho biết: “Chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng thêm nữa, nhưng hiện tại, ông Abe vẫn đang tập trung vào vấn đề tài khóa”.
Trong quý III, Nhật Bản đã tăng trưởng âm 0,9%. Thậm chí, theo dự đoán của Bloomberg, GDP nước này sẽ còn giảm 0,5% cả năm. Xuất khẩu tháng 11 nước này lao dốc do khủng hoảng nợ tại châu Âu và căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Theo VNE
Nhìn lại thế giới năm 2012 qua ảnh
Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh định hình năm 2012, năm nhiều biến động, với nhiều cuộc xung đột, căng thẳng, thảm họa thiên nhiên và nhân tạo. Năm 2012 cũng được cho là năm bầu cử, với một loạt các cuộc bầu lãnh đạo mới ở Mỹ, Nga, Pháp, Nhật, Hàn, Trung Quốc...
Video đang HOT
Phóng viên tránh đạn khói trong một cuộc biểu tình của lực lượng cứu hỏa, an ninh và quân đội nhằm chống chính phủ cắt giảm lương tại Tây Ban Nha, ngày 29/9/2012. Nợ của Tây Ban Nha sẽ bằng 90,5% tổng sản phẩm quốc nội cho tới cuối năm 2013, sau khi chiếm 85,3% GDP vào cuối năm nay.
Một cảnh sát chống bạo động bị người biểu tình kéo lê sau khi bị các công nhân ở khu chợ bán buôn tại Lima, Peru, ném đá ngã khỏi ngựa vào ngày 25/10.
Lính Mỹ trú ẩn trong một vụ nổ có điều khiển ở một điểm kiểm soát tại tỉnh Kandahar, miền nam Afghanistan, 31/5.
Một người bị thương được hỗ trợ trong vụ nổ tại miền trung Beirut, Li-băng ngày 19/10.
Một người biể tình tại lãnh sự quán Mỹ ở Bengahzi, đang chìm trong khói lửa, khi lãnh sự quán bị tấn công vào đêm 11/9, khiến đại sứ Mỹ cùng 3 người Mỹ khác thiệt mạng.
Tổng thống Obama và Phó tổng thống Biden sau bài phát biểu tái đắc cử của ông Obama sớm ngày 6/11.
Năm 2012 được cho là năm bầu cử trên thế giới, với Trung Quốc bầu Tổng bí thư, Nhật, Hàn Quốc bầu lãnh đạo mới. Trong ảnh là ông Putin rơi lệ khi phát biểu trước người ủng hộ khi đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 3 vào tháng 3 vừa qua.
Căng thẳng biển đảo ở châu Á (Hoa Đông và Biển Đông) là một "điểm nóng" nữa trong năm 2012. Trong ảnh là một tàu tuần duyên của Nhật Bản đang áp sát một tàu hải giảm Trung Quốc tại Hoa Đông.
Căng thẳng hai nước trên Senkaku/Điếu Ngư bị đẩy lên đỉnh điểm khi Nhật quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo này vào tháng 9, châm ngòi cho một đợt biểu tình chống Nhật lan rộng khắp Trung Quốc. Ảnh một người biểu tình Trung Quốc đập phá một xe ô tô của Nhật Bản trên đường phố Bắc Kinh.
Bé Malala Yousufzai hồi phục trên giường bệnh tại Anh sau khi bị Taliban bắn vào đầu ở quê nhà Pakistan. Em đã nổi tiếng thế giới khi dám đứng lên chống Taliban, ủng hộ cho các bé gái được học.
Một bé gái chơi trên đống rác thải được sử dụng để làm thức ăn cho gia cầm tại Dhaka, Bangladesh ngày 9/10. Những món đồ da sang trọng được bán khắp thế giới được sản xuất từ một khu ổ chuột của thủ đô Bangladesh, nơi công nhân, trong đó có cả các em nhỏ, tiếp xúc với hóa chất độc hại và thường bị thương trong những vụ tai nạn kinh hoàng.
Nỗi đau mất người thân trong vụ xả súng ở rạp chiếu phim làm chấn động nước Mỹ ở Aurora, Colorado, ngày 22/7. Tay súng đã xả súng tại rạp khi một bộ phim mới về Người dơi ra mắt, làm 12 người chết và 58 người bị thương.
Trong những ngày cận kề cuối năm, nước Mỹ lại trải qua một vụ xả súng kinh hoàng nữa và là vụ xả súng tồi tệ thứ hai nhằm vào trường học trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 14/12, một tay súng 20 tuổi có vấn đề về thần kinh đã xả súng vào trường học ở Newtown, bang Connecticut, Mỹ, làm 20 em nhỏ trong độ tuổi 6-7 tuổi cùng 6 người lớn thiệt mạng. Tay súng cũng giết chết mẹ trước khi tiến hành vụ thảm sát.
Cảnh thường thấy ở châu Âu trong năm qua khi kinh tế suy thoái, buộc các chính phủ phải thắt lưng buộc bụng. Trong ảnh, cảnh sát bắt giữ một người biểu tình chống cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế ở London, Anh.
Người thân khóc thương một nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ máy bay Boeing 737 ở Islamabad, Pakistan. Toàn bộ 127 người đã thiệt mạng vào ngày 21/4, khi máy bay lao xuống thủ đô, bắn các mảnh vỡ trong bán kính rộng hàng km.
Khói lửa bốc lên từ một vụ nổ, khi Israel khong kích Gaza vào ngày 17/11. Máy bay Israel đã phá hủy nhiều tòa nhà của chính quyền Hamas tại Gaza trong cuộc xung đột giữa hai bên kéo dài suốt nhiều ngày trước khi đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.
Một lính thuộc phe nổi dậy Syria ngồi đau buồn khi bạn bị chết trong cuộc giao tranh với quân chính phủ. Sau Libya, Syria là một "điểm nóng" mới trong năm 2012.
Cái hôn "hòa giải" giữa Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel trong lễ kỷ niệm 50 năm bài phát biểu hòa giải của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle với thanh niên Đức sau Thế chiến II tại lâu đài Ludwigsburg, ngày 22/9.
Một học sinh tranh thủ ngủ trên bàn trong giờ ăn trưa tại lớp học ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Học sinh Trung Quốc luyện thi ngày đêm, trước kỳ thi đại học vào tháng 6 hàng năm.
Thi thể của một người thiệt mạng trong trận lũ quét ở Naivasha, Kenya, ngày 23/4.
Một loạt ngôi nhà ở Rockaways, New York, đã bị thiêu rụi, khi bão Sandy quét qua vào cuối tháng 10 vừa qua.
Nhiều khu vực của New York bị ngập nặng, hàng trăm người thiệt mạng và hàng ngàn người sống trong cảnh mất điện, thiếu lương thực, nguyên liệu trong suốt nhiều ngày do bão Sandy.
Tàu con thoi Endeavour được chiến đấu cơ hộ tống bay qua tấm biển hiệu Hollywood, ngày 21/9, trong chuyến bay về nghỉ hưu ở California.
Ngày 12/12 Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa tầm xa, đưa được vệ tinh vào quỹ đạo, trong sự ngỡ ngàng của tình báo nhiều nước. Vụ phóng được cho là bước tiến lớn trong thành tự phát triển tên lửa của Triều Tiên, bất chấp lệnh cấm của Liên hợp quốc.
Theo Dantri
Hãng Mitsubishi cho mượn xe điện phục vụ cứu trợ Hãng sản xuất xe hơi Mitsubishi của Nhật Bản vừa cho biết hãng này đã ký với chính quyền tỉnh Kyoto về việc cho mượn xe điện miễn phí trong trường hợp xảy ra thảm họa lớn. Minicab MiEV. (Nguồn: wikipedia.org) Đây là hợp đồng đầu tiên kiểu như vậy của hãng xe này với một chính quyền địa phương ở Nhật Bản....