Kinh tế Nga suy thoái nghiêm trọng hơn, vì sao?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế Nga sẽ suy giảm trong dài hạn.
Khảo sát mới nhất của Reuters vừa được công bố đầu tháng 10 này và được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại có cái nhìn bi quan hơn về dự báo tăng trưởng kinh tế Nga. Theo đó, các nhà phân tích dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm 4% trong năm nay do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại tác động đến kinh tế toàn cầu, mang lại cho nền kinh tế Nga – đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu thấp và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây – nhiều vấn đề hơn.
Tổng thống Vladimir Putin đang đứng trước nỗi lo nền kinh tế Nga ngày càng suy thoái nghiêm trọng hơn.
Trước đó, cuộc khảo sát của Reuters thực hiện vào cuối tháng 8/2015 dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 3,7% trong năm 2015 – nhiều hơn dự báo trong tháng 7/2015 là sẽ suy giảm 3,5%.
Các nhà phân tích cũng đánh giá tình hình lạm phát tại Nga sẽ ngày càng tồi tệ với tỷ lệ lạm phát năm nay được dự báo ở mức 12,8% – cao hơn ước tính 11,9% trong cuộc khảo sát cuối tháng 8/2015.
Khảo sát mới đây của Reuters cũng dự báo nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 0,2% trong năm 2016 – thấp hơn so với dự báo tháng 8/2015 là sẽ tăng trưởng 0,5% trong năm 2016.
“Dữ liệu kinh tế mới nhất của Nga khiến chúng tôi không thể thảo luận một cách nghiêm túc khi nào việc phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu”, nhà phân tích Olga Lapshina của ngân hàng St Petersburg nói.
Video đang HOT
Thông tin trên thực ra không quá bất ngờ khi từ hồi tháng 8/2015, Chính phủ Nga đã thông báo nền kinh tế nước này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng trong quý II/2015 khi sụt tới 4,6%, cao hơn nhiều so với mức giảm 2,2% của quý 1. Những chỉ số kinh tế khác của Nga cũng rất tệ hại. Tiêu dùng tiếp tục suy giảm, doanh số bán lẻ hạ tới 9,4% trong tháng 6. Tăng trưởng của ngành công nghiệp sụt gần 5% trong quý II.
Thời gian qua, giới chức Nga đã nhiều lần tự tin tuyên bố nước này đã vượt qua thời điểm khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, giá dầu liên tục sụt giảm đã khiến kinh tế Nga lại lao đao và giá đồng rúp giảm mạnh.
Báo Financial Times dẫn lời chuyên gia Irene Shvakman của Hãng McKinsey ở Moscow cảnh báo: “Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ mà Nga phải trải qua. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa chứng kiến điều tồi tệ nhất”.
Đổ tiền cho không kích Vào thời điểm nay, nước Nga cũng đang phải đổ tiền vào chiến dịch không kích tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria. Hiện Moscow đã huy động 4 loại chiến đấu cơ tham gia chiến dịch này, gồm: Su-24M, Su-25, Su-30SM và Su-34. Các loại bom được Nga sử dụng là loại bom có điều khiển như KAB-500/KAB-250, tên lửa không đối đất Kh-29L. Người phát ngôn Tổng thống Nga – Dmitry Peskov khẳng định, chi phí không kích hoàn toàn được trích từ ngân sách chính phủ Nga, không có bất cứ đóng góp tài chính nào từ phía Syria.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Putin đau đầu vì nạn 'chảy máu chất xám'
Giữa suy thoái kinh tế và bốn bề lệnh trừng phạt, Tổng thống Putin còn đang "đau đầu" vì một thực trạng khác: chảy máu chất xám. Nhiều người Nga thành đạt, giàu có đã và đang rời quê hương để đến Đức, Mỹ, Phần Lan, Israel...
Tổng thống Vladimir Putin đối mặt với thực trang "chảy máu chất xám" ở nước Nga - Ảnh: Reuters
Gần 10 năm vừa qua, Igor Gladkoborodov đã làm việc chăm chỉ, đi từ chỗ một người phát triển web bình thường lên một nhà sáng lập công ty khởi nghiệp về video trực tuyến, có được 3,5 triệu USD tiền tài trợ từ quỹ địa phương.
Song tháng trước, Gladkoborodov rời Moscow (Nga) để đến thành phố Menlo Park, bang California (Mỹ), như rất nhiều người khác có chuyên môn cao đã và đang rời khỏi nước Nga giữa cuộc khủng hoảng.
Anh Gladkoborodov, 32 tuổi, người đã ly hương cùng vợ và hai con trai, chia sẻ: "5 năm trước, vẫn còn đó hy vọng rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. Song bây giờ thì rõ ràng rằng nước Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng hệ thống dai dẳng". Tại Thung lũng Silicon ở Mỹ, anh cho biết mình thường gặp nhiều người Nga khác, những người cũng đã rời bỏ thủ đô Moscow.
Thống kê chính thức cho hay số lượng công dân Nga rời khỏi quê hương vĩnh viễn hoặc đã sống tại nước ngoài trên 9 tháng đạt đến 53.235 người trong năm ngoái, tăng 11% và ở mức cao nhất trong vòng 9 năm qua. Nước Đức, Mỹ và Israel đều báo cáo số lượng đơn xin thị thực di cư của công dân Nga tăng lên.
Trước công chúng, Điện Kremlin bác bỏ những lo ngại về thực trạng "chảy máu chất xám", theo Bloomberg hôm nay 21.9. Dù vậy, đây vẫn là vấn đề nhạy cảm đối với đất nước có truyền thống khoa học, giờ phải kiếm tìm lực lượng lao động có tay nghề và công nghệ tân tiến, nhằm đa dạng hóa nền kinh tế vốn phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đang trong tình thế khó khăn.
Hồi tháng 6, Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi một chiến dịch truy quét các nhóm người nước ngoài được cho là đã thu hút giới chuyên gia, học giả hay lao động có tay nghề cao di cư khỏi Nga. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Vladimir Fortov, nói trên đài truyền hình quốc gia rằng số học giả rời Nga đã tăng vọt trong 1 năm rưỡi qua.
Trong năm 2014, Đức, Mỹ, Abkhazia, Phần Lan, Israel... lần lượt là những điểm đến phổ biến nhất với người Nga ly hương - Ảnh: Bloomberg
Giới luật sư, chuyên gia tư vấn cũng cho hay các chuyên gia tài chính pháp lý cũng đã và đang "ra đi". Khu vực tài chính của Nga, sau khi bị cô lập vì lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, đã chứng kiến một cuộc di cư lớn.
Là một trong số những người Nga rời quê hương, Vitaly Baikin, 32 tuổi, vừa nghỉ việc tại ngân hàng Gazprombank - một trong những định chế tài chính có tên trong danh sách bị trừng phạt, chuẩn bị đến học tại trường kinh doanh ở thành phố New York (Mỹ) mùa thu năm nay.
"Các thị trường vốn ở Nga đã biến mất. Tôi không chắc rằng tình hình sẽ cải thiện như thế nào trong vài năm tới", Baikin cho biết.
Eli Gervitz, một luật sư thuộc hãng Tel Aviv, người đã giúp đỡ nhiều người Nga gốc Do Thái có được quốc tịch Israel hồi cuối những năm 1990, cho hay số khách hàng quan tâm đến dịch vụ của ông tăng mạnh sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ nước này hồi tháng 3.2014. Vụ việc đẩy quan hệ Nga - phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh.
"Hơn 90% người tìm đến chúng tôi để nhận được giúp đỡ nhằm có quốc tịch Israel là những người giàu có, thành đạt", Gervitz nói.
Đối với Igor Gladkoborodov, lý do để anh rời quê nhà là tình hình suy thoái kinh tế của đất nước và hạn chế trong triển vọng tăng trưởng tại công ty nơi anh làm việc. Ngoài ra, anh cũng lo ngại về bầu không khí ở Nga sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra cùng sự gia tăng của các nhóm bảo thủ và tôn giáo.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ngân hàng tư nhân - 'ngôi sao mới' giúp Nga ổn định kinh tế Giữa suy thoái và khó khăn tứ bề của kinh tế Nga, 4 ngân hàng tư nhân nước này nổi lên như những nhân tố thành công. Họ hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đang "khát" USD trong lúc các nhà băng lớn chật vật với lệnh trừng phạt. Bộ tứ ngân hàng tư nhân nổi lên trong tình hình hiện tại ở Nga...