Kinh tế Mỹ trước triển vọng thận trọng trong năm 2020
Hiệp hội Kinh tế-Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại còn 1,8% trong năm 2020, sau khi ước tăng 2,3% năm 2019 và 2,9% năm 2018.
BNEWS.VN Hiệp hội Kinh tế-Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại còn 1,8% trong năm 2020, sau khi ước tăng 2,3% năm 2019 và 2,9% năm 2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York ở New York, Mỹ, ngày 12/11. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Constance Hunter, Chủ tịch NABE và là nhà kinh tế trưởng của công ty kiểm toán KPMG, cho rằng dự đoán này cho rằng thị trường nhà đất của Mỹ sẽ khởi sắc, song đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng chậm lại trong khi thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại của nước này đều tăng.
Theo kết quả cuộc khảo sát trên của NABE, chính sách thương mại tiếp tục là ” rủi ro suy giảm” chính đối với kinh tế Mỹ trong năm 2020 được các nhà phân tích nhắc tới nhiều nhất với 50% số ý kiến cho rằng đây là rủi ro suy giảm “lớn nhất”.
Căng thẳng thương mại đã “gióng tiếng chuông cảnh báo” đối với kinh tế Mỹ. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới đây cho rằng thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến chỉ tăng 1,2% năm 2019, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 2,6% đưa ra hồi tháng 4/2019.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mới nhất công bố vào tháng 10/2019, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2019 xuống còn 3%, và cảnh báo tăng trưởng kinh tế tiếp tục yếu kém, do các rào cản thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Các nhà phân tích cho rằng, kinh tế Mỹ, với sự hỗ trợ từ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh và thị trường việc làm mạnh mẽ, vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng vừa phải trong năm 2019. Tuy vậy, trong khi những quan ngại về nguy cơ suy thoái trước mắt đã dịu bớt, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Theo họ, kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2020, trong bối cảnh những bất ổn liên quan tới chính sách thương mại kéo dài và thị trường việc làm có thể đánh mất đà tăng trưởng cũng như triển vọng toàn cầu không chắc chắn.
Với đầu tư của doanh nghiệp và lĩnh vực chế tạo đang sụt giảm, sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ đã có những sự “trồi sụt” trong vài tháng qua. Kinh tế Mỹ dự kiến đứng trước một chặng đường đầy thách thức phía trước trong bối cảnh bất ổn thương mại kéo dài tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại đang lan rộng trên toàn cầu.
Video đang HOT
Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III/2019 đã ở mức 2,1%, cao hơn so với mức tăng 2% trong quý II/2019 và thấp hơn mức tăng 3,1% trong quý I/2019.
Sau cuộc họp gần nhất vào đầu tháng 12/2019 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận đinh, chi tiêu hộ gia đình vẫn mạnh mẽ, với sự hỗ trợ từ thị trường việc làm “khỏe mạnh”, thu nhập gia tăng, và niềm tin tiêu dùng mạnh mẽ.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu vẫn yếu kém, sản lượng chế tạo của Mỹ đã sụt giảm trong năm 2019.
Chi tiêu tiêu dùng, chiếm xấp xỉ 70% nền kinh tế Mỹ, đã tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 1-9/2019, với các mức tăng lần lượt 1,1%, 4,6% và 3,2%, phần nào làm giảm bớt những quan ngại về “ sức khỏe” của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, vẫn dưới 4% kể từ đầu năm 2019, đã giảm xuống còn 3,5% trong tháng 11/2019, lại chạm mức thấp nhất trong gần 5 thập niên qua. Số việc làm tạo ra hàng tháng của Mỹ trung bình ở mức 205.000 việc làm trong giai đoạn từ tháng 9-11/2019.
Bất chấp chi tiêu tiêu dùng hồi phục và thị trường lao động mạnh mẽ, đầu tư của doanh nghiệp đã giảm trong hai quý liên tiếp, giảm 1% trong quý II/2019 và giảm 2,3% trong quý III/2019 – là yếu tố cản trở đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Theo Viện Quản lý Nguồn cung (ISM), hoạt động của lĩnh vực chế tạo Mỹ sụt giảm trong tháng 11/2019, tháng giảm thứ tư liên tiếp. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Mỹ là 47,8 trong tháng 11/2019, mức thấp nhất trong một thập niên.
Số liệu chính thức của Mỹ cho thấy số việc làm tạo ra của Mỹ trung bình ở mức 180.000 việc làm/tháng kể từ đầu 2019 đến nay, thấp hơn mức 223.000 việc làm/tháng trong năm 2018, cho thấy sự giảm tốc trong vài tháng qua.
Trong khi đó, mức tăng trưởng lương của người lao động Mỹ vẫn yếu. Theo cuộc khảo sát CNBC Global CFO Council, 60% Giám đốc Tài chính (CFO) của các doanh nghiệp dự kiến số lượng nhân sự trong công ty của họ sẽ giảm trong 12 tháng tới.
Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ, đã tăng nhanh trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, đã khiến nhiều quan chức chính phủ và chuyên gia kinh tế của Mỹ quan ngại.
Ông Powell mới đây đã nhấn mạnh Quốc hội Mỹ cần nhanh chóng khắc phục vấn đề này song lưu ý rằng hiện ngân sách của nước này không còn nhiều “dư địa” như trước để hỗ trợ nền kinh tế trong tình huống kinh tế suy thoái xảy ra.
Ngoài ra, bất ổn thương mại là một vấn đề cần phải chú ý. Bất chấp với những tiến triển trong quan hệ thương mại với Canada, Mexico và Trung Quốc, Mỹ đã dự định áp thuế quan đối với hàng hóa của Pháp để đáp trả việc Paris áp dụng thuế đối với các công ty công nghệ lớn, trong đó có các doanh nghiệp của Mỹ, và bất đồng thương mại với Liên minh châu Âu (EU) gia tăng về vấn đề trợ giá liên quan hai hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu).
Ông Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của công ty kế toán Grant Thornton, cho rằng các chính sách thương mại của Chính phủ Mỹ “đã thu hẹp” khả năng ứng phó của nước này trước những tình hình khó khăn kinh tế có thể xảy ra.
Tổng thống Mỹ hiện có hai lựa chọn: Rút lại các cam kết khi tranh cử, hoãn áp thuế quan và kinh tế tăng trưởng chậm lại hoặc là gây ra nguy cơ suy thoái bằng cách thúc đẩy cuộc chiến thương mại và gia tăng bất ổn.
Ông Powell, cùng với nhiều nhà kinh tế, tiếp tục cho rằng căng thẳng thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ. Với lưu ý rằng nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với một số “thay đổi quan trọng” đến từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu kém và bất ổn thương mại trong năm 2019.
Ông Powell cho rằng Fed đã điều chỉnh quan điểm về chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế trước những diễn biến trên và “cung cấp một phần sự bảo hiểm đối với những rủi ro liên kết”.
Fed đã cắt giảm lãi suất ba lần kể từ tháng 7/2019, trong bối cảnh bất ổn gia tăng bắt nguồn từ căng thẳng thương mại, sự yếu kém của tăng trưởng kinh tế thế giới, sức ép lạm phát nhẹ. Những sự điều chỉnh chính sách này đã dẫn tới mục tiêu lãi suất ở mức 1,5-1,75%.
Business Roundtable, một hiệp hội các CEO của một số doanh nghiệp lớn nhất ở Mỹ, mới đây cho biết chỉ số về triển vọng kinh tế của CEO trong quý IV/2019 giảm xuống còn 76,7, vẫn thấp hơn mức trung bình lịch sử và đánh giá quý giảm thứ bay liên tiếp.
Theo ông Joshua Bolten, Chủ tịch kiêm CEO của Business Roundtable, các CEO tỏ ra thận trọng về hiện trạng “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ. Trong khi các doanh nghiệp Mỹ có được một môi trường thuế cạnh tranh, thì những bất ổn xung quanh chính sách thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang gây ra những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh ở Mỹ./.
Theo Anh Quân/BNEWS
Đừng đặt cược vào việc kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm 2020 vì thị trường đôi khi dự đoán những thảm họa vốn sẽ không xảy ra
Điều bất ngờ lớn vào năm 2020 có thể là việc niềm tin tại các thị trường có thể sẽ bắt đầu hồi phục rất nhanh...
Ảnh: TL
Paul Samuelson là nhà kinh tế hiếm hoi hiểu rằng một trò đùa được dàn dựng khéo léo có thể tạo ra tác động lớn hơn các trang toán học phức tạp. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là các đợt sụt giảm trong thị trường chứng khoán đã báo hiệu cho năm cuộc suy thoái gần đây nhất. Trò đùa này có từ giữa những năm 1960, nhưng nó cũng có thể có liên quan đặc biệt tới thị trường tài chính vào năm 2020.
Samuelson là một trong những kiến trúc sư của giả thuyết thị trường hiệu quả, cho rằng giá cổ phiếu, như giá dầu và tiền tệ, là không thể dự đoán được. Điều đó phần lớn là vì các mức dự báo giá như vậy, một phần, đã có sự phản ánh các sự kiện chính trị và kinh tế. Để dự đoán thị trường, chúng ta có lẽ nên đưa ra các dự báo về dự báo. Nếu đó là điều dễ dàng, tất cả chúng ta sẽ giàu có.
Mặc dù vậy, thật sai lầm khi nghĩ rằng tất cả những nỗ lực như vậy là vô ích. Việc dự đoán bức tranh của thị trường vào năm 2020 vẫn là điều rất hữu ích. Để bắt đầu, chúng sẽ bàn về một số triển vọng trước mắt cho nền kinh tế. Các chỉ số hàng đầu của nền kinh tế thế giới chỉ ra một sự chậm lại vẫn đang diễn ra. Dự báo tăng trưởng GDP đang được điều chỉnh giảm xuống. Và nỗi sợ về một cuộc suy thoái ở Mỹ đang gia tăng. Khi những lo lắng như vậy ngự trị, giá cổ phiếu có thể sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian. Tuy nhiên, có lý do để tin rằng nỗi sợ suy thoái sẽ thoái trào vào cuối năm nay. Điều bất ngờ lớn vào năm 2020 có thể là việc niềm tin tại các thị trường có thể sẽ bắt đầu hồi phục nhanh như thế nào.
Ngày nay, sự lo lắng của các nhà đầu tư thể hiện rất rõ ràng trong cơn khát trái phiếu chính phủ thế giới giàu có, tài sản an toàn nhất. Ở Đức và Thụy Sĩ, lãi suất là âm không chỉ được áp dụng đối với tiền gửi qua đêm mà còn đối với trái phiếu kì hạn dài. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn mười năm đã giảm xuống dưới lãi suất ngắn hạn. Trong quá khứ, đây là một tín hiệu đáng tin cậy cho thấy một cuộc suy thoái đang đến. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bank of America cho thấy 2/5 các nhà quản lý quỹ mong đợi một suy thoái trong năm tới. Một tỷ lệ tương tự cho rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ được giải quyết. Khảo sát niềm tin kinh doanh cũng thể hiện sự ảm đạm tương tự.
Vì vậy, câu hỏi lớn cho các thị trường trong năm 2020 là liệu có một điều gì đó trong tương lai có thể tạo ra một chút lạc quan. Đừng mong đợi nhiều tin tốt trong đầu năm; có một số dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm trong niềm tin kinh doanh đang bắt đầu lan sang niềm tin của người tiêu. Khi nỗi lo suy thoái lên đến đỉnh điểm, giá cổ phiếu sẽ chịu áp lực lớn hơn. Lợi suất trái phiếu dài hạn sẽ giảm hơn nữa ở Mỹ và chìm sâu hơn dưới mức âm ở châu Âu.
Tuy nhiên, sự khốn khổ hiếm khi là vĩnh cửu. Có một số lực lượng muốn ngăn chặn xu hướng. Một là chính sách tiền tệ. Những người hoài nghi có quyền chỉ ra rằng với lãi suất quá thấp, các ngân hàng trung ương không còn nhiều dư địa để kích hoạt nền kinh tế. Nhưng việc cắt giảm lãi suất ở Mỹ và Trung Quốc, và việc mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu, ít nhất sẽ giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn sẽ được tiếp cận với tín dụng. Điều đó sẽ một ngưỡng hỗ trợ cho giá cổ phiếu.
Để vực dậy những tâm trạng bi quan trên thị trường tài chính có thể cần nhiều hơn thế. Nhưng sẽ là không khôn ngoan khi không đặt cược rằng thị trường sẽ hồi sinh như vậy vào cuối năm 2020. Nếu lợi suất trái phiếu chính phủ giảm hơn nữa, các chính trị gia sẽ sớm chấp nhận việc kích thích kinh tế thông qua tài khóa, có nghĩa là cắt giảm thuế và tăng chi tiêu, và đi vay. Những chính sách như vậy đã trở nên lỗi thời vì việc thực thi chúng thường không diễn ra đúng lúc: phải mất một thời gian để các chính trị gia đồng ý về bất cứ điều gì.
Nhưng khi nỗi sợ suy thoái gia tăng, áp lực đối với họ sẽ tăng lên. Khi các nhà đầu tư bắt đầu tin rằng các chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ, điều này sẽ phản ánh vào thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu sẽ hồi sinh và lợi suất trái phiếu sẽ bắt đầu tăng. Như Samuelson đã lưu ý cách đây nửa thế kỷ, thị trường đôi khi dự đoán những thảm họa vốn sẽ không xảy ra; Năm 2020 có thể là một trong những năm như thế....
Nguồn The Economist
Giá xăng dầu hôm nay 23/12 Dữ liệu kinh tế lạc quan từ nền kinh tế Mỹ đã kìm hãm đà suy giảm của giá xăng dầu hôm nay. Ảnh minh hoạ Theo ghi nhận của Petrotimes, tính đến đầu giờ sáng ngày 23/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2020 đứng ở mức 60,27 USD/thùng, tăng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Hyundai Stargazer: Mẫu xe MPV giá rẻ dành cho gia đình, chỉ từ 489 triệu đồng
Ôtô
13:34:35 18/05/2025
Top 10 naked bike cho cảm giác lái thoải mái nhất năm 2025: Xướng tên Honda CB750 Hornet
Xe máy
13:28:29 18/05/2025
Ánh Sáng AZA: Nhỏ nhất Em xinh, 12 tuổi làm idol, 1 mình sang TL thi "sống còn"
Sao việt
13:26:20 18/05/2025
Biến hóa phong cách hè với các kiểu họa tiết chấm bi, hoa lá trẻ trung
Thời trang
13:20:30 18/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh vừa bị tóm lén lút hẹn hò tình mới, dàn nam thần Cbiz bị gọi tên vì lý do bất ngờ
Sao châu á
13:12:14 18/05/2025
Kiểu tóc ngắn sang trọng, vừa gọn mặt lại mát mẻ
Làm đẹp
13:08:03 18/05/2025
Bom tấn của Johnny Trí Nguyễn bất ngờ xuất hiện ở Cannes 2025, hé lộ bí mật mà netizen Việt chưa hề hay biết
Hậu trường phim
12:55:39 18/05/2025
Độc đáo những khách sạn Nhật Bản không có nhân viên phục vụ
Du lịch
12:36:48 18/05/2025
Chị em phụ nữ sẽ mừng thầm khi thấy những món ăn này, nấu rất nhanh mà ăn ngon như nhà hàng
Ẩm thực
12:23:53 18/05/2025
Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m, mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá
Sáng tạo
12:01:05 18/05/2025