Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt
Ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, Tổng thống Trump đã ra lệnh thành lập một nhóm nghiên cứu về tiền kỹ thuật số, có nhiệm vụ đề xuất các quy định mới về tài sản kỹ thuật số, cùng khám phá việc tạo ra kho dự trữ tiền kỹ thuật số quốc gia. Đây là bước đầu trong cam kết nhanh chóng cải tổ chính sách tiền kỹ thuật số của ông trong nhiệm kỳ mới.
Nhóm chuyên gia, bao gồm những người đứng đầu các cơ quan chủ chốt như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) và Ủy ban Giao dịch Tài sản Tương lai (CFTC), sẽ xây dựng một khuôn khổ quản lý toàn diện cho tài sản kỹ thuật số. Nhóm cũng sẽ đánh giá khả năng tạo ra một kho dự trữ tài sản kỹ thuật số quốc gia, có thể có nguồn gốc từ tiền kỹ thuật số bị tịch thu thông qua các nỗ lực thực thi pháp luật.
Ngoài ra, sắc lệnh trên cũng bảo vệ các dịch vụ ngân hàng đối với các công ty tiền kỹ thuật số, giải quyết những lo ngại rằng các cơ quan quản lý của Mỹ đã hạn chế quyền truy cập của các công ty tiền kỹ thuật số đối với các dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó, các cơ quan quản lý đã phủ nhận những cáo buộc trên.
Video đang HOT
Ông Trump cũng cấm việc tạo ra các loại tiền kỹ thuật số nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh tiềm tàng đối với các loại tiền kỹ thuật số hiện có.
Điều này trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận của chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden, khi thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với tiền kỹ thuật số, do quan ngại việc gian lận và rửa tiền.
Sắc lệnh của ông Trump đã nhận được sự ủng hộ của ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số, vốn từ lâu mong muốn có các quy định rõ ràng hơn. Tổng Giám đốc điều hành Anchorage Digital Nathan McCauley lưu ý lệnh này đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách tài sản kỹ thuật số của Mỹ, có khả năng đưa tiền điện kỹ thuật số vào xu hướng chính thống.
Hình ảnh minh họa đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Việc thực hiện lệnh này, cùng với việc đồng Bitcoin đạt mức cao kỷ lục 109.071 USD hồi đầu tuần, đã phản ánh sự lạc quan ngày càng tăng trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số tại Mỹ.
Động thái này cũng diễn ra sau thông báo của SEC về việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm để cải tổ chính sách tiền kỹ thuật số. Một số chuyên gia đang tranh luận về cách thức thiết lập kho dự trữ tiền điện kỹ thuật số quốc gia, trong đó một số người cho rằng có thể sử dụng Quỹ Ổn định Giao dịch của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, tân Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy lãi suất thấp hơn bằng cách tăng sản lượng năng lượng. Phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn lãi suất giảm trên toàn cầu, nhấn mạnh rằng giá dầu thấp hơn có thể giúp giảm lạm phát và đẩy lãi suất xuống.
Ông đã chỉ trích việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kiểm soát các quyết định về lãi suất. Ông tuyên bố sẽ yêu cầu cắt giảm lãi suất ngay lập tức và sẽ gây sức ép với Chủ tịch Fed Jerome Powell nếu không có hành động kịp thời.
Trong một diễn biến khác, Bộ Tài chính Mỹ vừa kích hoạt một biện pháp quản lý tiền mặt để tránh vượt trần nợ công. Cụ thể, biện pháp này nhằm đình chỉ tái đầu tư hàng ngày vào Quỹ đầu tư chứng khoán của chính phủ (Quỹ G), giúp giải phóng khoảng 300 tỷ USD và trì hoãn nguy cơ vỡ nợ trong vài tháng mà không cần phải thông qua luật mới để tăng hoặc đình chỉ mức trần nợ 36.100 tỷ USD.
Quyền Bộ trưởng Tài chính David Lebryk đã kêu gọi Quốc hội hành động nhanh chóng để bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Vấn đề trần nợ cũng là một thách thức lớn đối với ông Scott Bessent – người được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tài chính, vốn bày tỏ sẵn sàng làm việc với Quốc hội để giải quyết vấn đề này.
Fed xem xét điều chỉnh 'bài kiểm tra sức chịu đựng' của hệ thống ngân hàng Mỹ
Ngày 23/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo đang cân nhắc tiến hành các điều chỉnh lớn trong "bài kiểm tra sức chịu đựng" của hệ thống ngân hàng Mỹ hằng năm theo những diễn biến pháp lý gần đây.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, Fed đang xem xét cho phép các ngân hàng tham gia vào quá trình xây dựng các mô hình và kịch bản giả định được sử dụng trong các bài kiểm tra này. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Mỹ cũng có thể tính trung bình kết quả của các bài kiểm tra trong hai năm liên tiếp để giảm thiểu sự biến động hằng năm về yêu cầu vốn đối với các ngân hàng.
Fed cho biết ban lãnh đạo đã phân tích bài kiểm tra sức chịu đựng hiện tại và quyết định sẽ tiến hành sửa đổi để đảm bảo hiệu quả hơn trong bối cảnh luật pháp thay đổi. Vào tháng 6, Tòa án Tối cao Mỹ đã giáng một đòn mạnh vào vai trò quản lý của chính phủ liên bang khi đảo ngược án lệ năm 1984. Án lệ này yêu cầu các thẩm phán phải tôn trọng những giải thích hợp lý của các cơ quan chính phủ đối với những luật mà họ quản lý, khi các luật này mơ hồ và không rõ ràng. Phán quyết trên được coi như một chiến thắng lớn cho các ngân hàng Phố Wall.
Fed đã đưa ra "bài kiểm tra sức chịu đựng" của hệ thống ngân hàng tại Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 nhằm đánh giá khả năng của các ngân hàng lớn trong việc đối phó với các cú sốc kinh tế. Bài kiểm tra này là yếu tố cốt lõi trong hệ thống tài chính tại Mỹ, quyết định số tiền mà các bên cho vay phải dự phòng để bù đắp cho các khoản lỗ và số tiền họ có thể trả lại cho các cổ đông.
Nỗ lực đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% của Fed vẫn gặp thách thức Trong một báo cáo công bố ngày 16/10, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Cleveland cho biết lạm phát giá thuê nhà sẽ tiếp tục gây áp lực lên người tiêu dùng trong thời gian tới. Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - Ngân hàng trung ương) tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN Đây là một thách thức đối...