Kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trước thềm cuộc bầu cử tổng thống
Ngày 30/10, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới tiếp tục tăng trưởng ổn định trong quý III/2024 nhờ tiêu dùng và chi tiêu của chính phủ.
Báo cáo công bố trong bối cảnh các vấn đề kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Mỹ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống ngày 5/11.
Các container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,8% trong ba tháng 7, 8, 9, thấp hơn 0,2% so với mức tăng của quý II, cũng như dự báo trước đó của thị trường. Bộ Thương mại Mỹ cho biết mức tăng GDP này phản ánh sự gia tăng trong chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu và chi tiêu của chính phủ liên bang. Tuy nhiên, sự suy giảm trong đầu tư hàng tồn kho tư nhân, cùng sự sụt giảm lớn hơn trong đầu tư cho nhà ở khiến mức tăng thấp hơn so với quý trước.
Theo ước tính gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay sẽ vượt xa các nền kinh tế tiên tiến khác như Đức, Pháp và Vương quốc Anh.
Cùng ngày, một báo cáo của công ty tính lương ADP cho thấy việc tuyển dụng trong khu vực tư nhân của Mỹ đã tăng 233.000 vị trí trong tháng 10, tăng 46% so với tháng trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2023.
Mặc dù thị trường việc làm phục hồi, các cuộc khảo sát cho thấy các hộ gia đình Mỹ vẫn không tin rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong tình trạng tốt vì lạm phát ảnh hưởng nặng nề “túi tiền” và chi tiêu thực tế của người Mỹ. Trong bối cảnh các vấn đề kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Mỹ. Kết quả kinh tế Mỹ không như kỳ vọng có thể mang lại lợi thế hơn cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người luôn giành được nhiều tín nhiệm hơn đối thủ trong vấn đề kinh tế.
Thặng dư ngân sách của Mỹ giảm trong tháng Tư
Theo số liệu do Bộ Tài chính công bố ngày 10/5, trong tháng Tư, thặng dư ngân sách của Mỹ đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái do doanh thu từ thuế giảm.
Cụ thể, thặng dư ngân sách tháng trước là 176,2 tỷ USD, giảm so với mức 308,2 tỷ USD năm 2022.
Container hàng hóa tại cảng Long Beach, Mỹ ngày 29/9/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng ảnh hưởng đến Bộ Tài chính, ví dụ như các khoản tiền gửi cho Bộ Tài chính đã giảm do phải trả lãi suất cao hơn cho các ngân hàng thương mại đối với khoản dự trữ gửi tại Fed, trong khi lãi suất thu được từ trái phiếu tương đối thấp.
Nguồn thu của Fed chuyển sang Bộ Tài chính đã giảm khoảng 70 tỷ USD. Doanh thu ít đi khiến Bộ Tài chính khó duy trì trong trần nợ liên bang. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo chính phủ có thể cạn kiệt tiền mặt ngay sau ngày 1/6 nếu Quốc hội không tăng trần nợ.
Khoản thanh toán lãi cho khoản nợ tồn đọng trong 7 tháng đầu năm tài khóa 2023 (bắt đầu từ ngày 1/10/2022) đạt tổng cộng 460,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi tiêu trong 7 tháng đầu tài khóa của Bộ Giáo dục đã tăng 55% lên 133,7 tỷ USD, một phần là do chi phí liên quan đến chương trình xóa nợ cho vay của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Các khoản thanh toán của Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) để chi trả cho những người gửi tiền tại ngân hàng Silicon Valley Bank và ngân hàng Singnature Bank đã bổ sung thêm 41 tỷ USD vào chi tiêu cuối tháng Tư.
60 ngày trước bầu cử: Tại sao nước Mỹ chia rẽ trầm trọng? Xã hội Mỹ đang bị phân cực hơn bao giờ hết. Để hiểu tại sao tâm lý của cử tri Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà ngày bị chia rẽ và trái ngược hoàn toàn, nên nhìn lại lịch sử thế kỷ 20 và sự thay đổi của các giá trị, văn hoá, và cơ cấu nền kinh tế Mỹ. Lời toà...