60 ngày trước bầu cử: Tại sao nước Mỹ chia rẽ trầm trọng?

Theo dõi VGT trên

Xã hội Mỹ đang bị phân cực hơn bao giờ hết. Để hiểu tại sao tâm lý của cử tri Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà ngày bị chia rẽ và trái ngược hoàn toàn, nên nhìn lại lịch sử thế kỷ 20 và sự thay đổi của các giá trị, văn hoá, và cơ cấu nền kinh tế Mỹ.

Lời toà soạn: Chưa đầy 2 tháng nữa, cử tri Mỹ sẽ quyết định bầu ai trở thành Tổng thống tiếp theo. Mọi con mắt đang hướng về Mỹ trong thời điểm đầy căng thẳng trước bầu cử. Với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris, VietNamNet xin giới thiệu “cẩm nang” 5 bài viết để hiểu về những diễn biến chính trị tại Mỹ hướng tới cuộc bầu cử này.

60 ngày trước bầu cử: Tại sao nước Mỹ chia rẽ trầm trọng? - Hình 1
Con lừa là linh vật của Đảng Dân chủ, và con voi là linh vật của Đảng Cộng hoà. Hình minh hoạ: Northeastern

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ diễn ra vào thời điểm nước Mỹ bị chia rẽ hơn bao giờ hết, khi cả hai phe đều tin chắc rằng phe kia sẽ huỷ diệt đất nước nếu họ giành được chiến thắng chính trị. Quá trình phân cực này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng gần đây các học giả Mỹ đã nhắc tới xu hướng phân cực dựa trên cảm xúc (affective polarization), khi mà phe đối lập không chỉ được coi là có chính sách không đồng thuận đối với phe kia, mà còn bị coi là sai trái về mặt đạo đức ở mức độ cơ bản nhất. Những cảm xúc mạnh mẽ chống lại phe đối lập sẽ khiến cho một phe ngày càng có cảm tình với những người chia sẻ hệ tư tưởng của mình, và coi bất kỳ thành công nào của phe đối lập là mối đe doạ hiện hữu đối với tương lai của quốc gia.

Sự phân cực này không phải là một diễn biến đột ngột, mà là kết quả của sự chia rẽ ngày càng nặng nề trong văn hoá, kinh tế, và xã hội Mỹ trong những năm qua. Theo Pew Research, nền chính trị Mỹ đã chuyển từ một hệ thống sẵn sàng thoả hiệp sang sự cứng nhắc trong ý thức hệ. Nhà khoa học chính trị Michael Hais đã chỉ ra, người Mỹ ngày càng gắn bó nhau bởi hai thế giới quan hoàn toàn khác biệt. Một bên – phe Cộng hoà – coi thế giới bên ngoài là nguy hiểm và cần sự bảo vệ mạnh mẽ của chính phủ, trong khi bên kia – phe Dân chủ – tin vào các giá trị nhân loại, rằng hợp tác với lẫn nhau là cần thiết để giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới.

Thậm chí, sự bi quan về tương lai của nước Mỹ còn lan rộng đến cả những người cảm thấy hài lòng với cuộc sống cá nhân. Mặc dù các cuộc khảo sát cho thấy nhiều người Mỹ đán.h giá cao cộng đồng địa phương và cuộc sống của mình, nhưng họ lại tỏ ra lo ngại về tình hình chung của đất nước. Sự đối lập giữa sự hài lòng cá nhân và nỗi lo âu về tương lai quốc gia đã tạo ra một bầu không khí chính trị đầy bất ổn. Cử tri hai đảng đều tin rằng chính cộng đồng của mình mới nắm giữ giải pháp cho các vấn đề của đất nước và thường bày tỏ sự nghi ngờ, thậm chí là thù ghét đối với phe đối lập. Điều này dẫn đến tình trạng phân cực sâu sắc trong xã hội Mỹ, khiến cho việc tìm kiếm tiếng nói chung trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Nền chính trị Mỹ đã chuyển từ một hệ thống sẵn sàng thoả hiệp sang sự cứng nhắc trong ý thức hệ. Người Mỹ ngày càng gắn bó nhau bởi hai thế giới quan hoàn toàn khác biệt. Phe Cộng hoà coi thế giới bên ngoài là nguy hiểm và cần sự bảo vệ mạnh mẽ của chính phủ; phe Dân chủ tin vào các giá trị nhân loại, rằng hợp tác với lẫn nhau là cần thiết để giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới.

Nhiều người Mỹ tin rằng cách duy nhất để an tâm về tương lai của đất nước là có một nhà lãnh đạo đại diện cho phe phái của họ lên nắm quyền. Họ hy vọng rằng vị lãnh đạo này sẽ thúc đẩy những chính sách phù hợp với lợi ích của nhóm mình. Tuy nhiên, điều này càng làm sâu sắc thêm tình trạng phân cực. Khi một phe cảm thấy được đại diện và lắng nghe, phe còn lại sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, dẫn đến sự đối đầu và bất ổn xã hội. Việc chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu của một nửa dân số sẽ làm xói mòn sự đoàn kết quốc gia, khiến cho việc giải quyết các vấn đề chung trở nên khó khăn hơn.

Sự chia rẽ ngày càng gia tăng này sẽ có hệ luỵ trong cuộc bầu cử sắp tới. Đầu tiên, nó có nguy cơ đẩy nước Mỹ gần hơn với bạo lực chính trị, như chúng ta đã chứng kiến vào năm 2020 với các vụ bạo loạn sau cái chế.t của George Floyd, và năm 2021 trong cuộc bạo loạn tại Điện Capitol. Các học giả và nhà phân tích cảnh Báo rằng với mỗi bên quá cố chấp trong niềm tin rằng bên kia là mối đe doạ, khả năng bùng phát bạo lực sẽ ngày càng tăng lên. Trong khi nhiều cử tri Mỹ quan tâm đến chính trị hơn bao giờ hết, điều này cũng có thể dẫn đến sự thất vọng khắp xã hội nếu không đạt được kết quả mong muốn, do cả hai phe đều đang huy động cử tri bằng cách “quỷ hoá” phe đối lập. Nếu kết quả bầu cử bị phản đối hay một phần lớn cử tri coi là bất hợp pháp, khả năng cao là bạo lực chính trị sẽ tái bùng phát trong cuộc bầu cử sắp tới.

60 ngày trước bầu cử: Tại sao nước Mỹ chia rẽ trầm trọng? - Hình 2
Những thay đổi trong cơ cấu xã hội, văn hoá, và nền kinh tê đã làm tâm lý thành thị và nông thôn của Mỹ trở nên ngày càng khác nhau. Ảnh minh hoạ: The Hill

Tâm lý của cử tri Đảng Cộng hoà

Để giải thích động lực đằng sau lý do cử tri Mỹ quyết định gắn liền với hệ tư tưởng của Đảng Cộng hoà hay Đảng Dân chủ, chúng ta cũng cần phải hiểu cơ cấu xã hội và kinh tế của nước Mỹ đương đại. Phần lớn cử tri bỏ phiếu cho Donald Trump và đảng Cộng hoà đến từ tầng lớp trung lưu trở xuống, và chủ yếu là những người da trắng sinh sống ở các vùng nông thôn. Tất nhiên, nhiều cử tri ủng hộ Đảng Cộng hoà cũng nằm trong tầng lớp thượng lưu; có trình độ học vấn cao và quan điểm xã hội ôn hoà hơn. Theo một phân tích của New York Times, số người này chiếm khoảng 14% tổng số cử tri ủng hộ Đảng Cộng hoà, nhưng nhiều người trong số họ đi theo phong trào “Never Trump” (không bao giờ ủng hộ ông Trump), và sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ ai ngoài ông Trump. Vì vậy, cơ hội thắng cử của ông Trump sẽ có thể được giải thích tốt hơn khi tập trung vào khoảng 60-70% cử tri Cộng hoà đi theo chủ nghĩa dân tuý và cánh hữu.

Video đang HOT

Trong phần lớn lịch sử Mỹ, nhóm cử tri này đã là những thành viên được hưởng nhiều lợi ích nhất từ hệ thống kinh tế và xã hội. Từ thời kỳ nô lệ đến sự bùng nổ của nền kinh tế Mỹ sau Thế chiến thứ hai, khi Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, những người da trắng thuộc tầng lớp lao động liên tục có khả năng vươn lên và leo nấc thang xã hội, giúp họ đạt được Giấc mơ Mỹ và luôn sống với thái độ lạc quan, tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

Quá trình toàn cầu hóa đã gây ra những cú sốc mạnh mẽ đối với nền kinh tế Mỹ. Sự dịch chuyển của các ngành công nghiệp nặng từ Trung Tây sang các nước Đông Á, nơi có chi phí lao động thấp hơn, đã dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt nhà máy và mất việc làm hàng loạt. Những thành phố công nghiệp từng sầm uất như Detroit, Pittsburgh đã trở nên tàn tạ. Sự suy giảm kinh tế đã làm xói mòn nền tảng cuộc sống của nhiều gia đình, khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi và phẫn nộ.

Việc mất đi công việc ổn định và cơ hội thăng tiến đã làm lung lay niềm tin của tầng lớp lao động vào Giấc mơ Mỹ. Họ cho rằng chính phủ và các tập đoàn lớn đã ưu ái cho các lợi ích của mình hơn là lợi ích của người lao động. Sự thất vọng này đã khiến họ tìm kiếm những giải pháp thay thế và quay lưng lại với các chính sách kinh tế truyền thống. Điều này đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các phong trào dân túy và bảo thủ, những phong trào hứa hẹn sẽ khôi phục lại sự thịnh vượng của nước Mỹ và bảo vệ lợi ích của người lao động.

Sự đa dạng sắc tộc của Mỹ ngày càng phong phú với các làn sóng nhập cư liên tục từ châu Á và Mỹ Latinh. Từ giữa thế kỷ 20, chính sách nhập cư linh hoạt hơn đã thu hút hàng triệu người tài từ khắp nơi trên thế giới đến Mỹ, tạo nên một xã hội đa văn hóa sôi động. Những người nhập cư này mang theo ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng với những kỹ năng và tinh thần làm việc không ngừng nghỉ để chinh phục “Giấc mơ Mỹ”. Thành công của cộng đồng người nhập cư châu Á là một minh chứng rõ nét cho điều đó. Theo thống kê năm 2015, người Ấn Độ, Philippines, Đài Loan, Sri Lanka, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc và Pakistan lần lượt dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người. Ngược lại, người Mỹ gốc Âu, vốn là nhóm chiếm đa số trong quá khứ, hiện chỉ đứng thứ 9. Điều này cho thấy, sự năng động và tinh thần cầu tiến của người nhập cư đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Mỹ

Trong cuộc bầu cử này, Donald Trump không chỉ là một ứng cử viên, mà còn là biểu tượng của sự kháng cự với giới tinh hoa chính trị, và niềm hy vọng trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Trong khi các thành phố lớn tại Mỹ phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng của tầng lớp trung lưu mới, đặc biệt là từ cộng đồng người nhập cư châu Á, thì nhiều vùng nông thôn lại đối mặt với tình trạng suy giảm kinh tế. Hệ số Gini của Mỹ, một chỉ số đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập, đã tăng đáng kể, cho thấy khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Sự thành công của người nhập cư châu Á, cùng với cảm giác bị bỏ rơi của tầng lớp lao động da trắng, đã tạo ra một bầu không khí căng thẳng và dẫn đến thái độ chống lại làn sóng nhập cư mới từ Mexico và Mỹ Latinh. Nỗi sợ mất việc làm, sự cạnh tranh về các nguồn lực, và những quan niệm sai lệch về văn hóa đã khiến nhiều người đổ lỗi cho người nhập cư về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt, bất chấp thực tế rằng các vấn đề kinh tế sâu xa hơn mới là nguyên nhân chính.

Song song với làn sóng nhập cư, các phong trào xã hội mạnh mẽ như phong trào dân quyền, nữ quyền và đấu tranh cho quyền của cộng đồng LGBT đã làm rung chuyển nền tảng của xã hội Mỹ. Những thành tựu của các phong trào này, trong khi mang lại sự tiến bộ, cũng đồng thời tạo ra những căng thẳng xã hội sâu sắc. Những nhóm người trước đây được xem là đại diện cho đa số, đặc biệt là nam giới da trắng, cảm thấy vị thế của mình bị thách thức. Cảm giác mất đi đặc quyền và sự thay đổi nhanh chóng của cấu trúc xã hội đã dẫn đến sự phản kháng và bất mãn trong một bộ phận không nhỏ dân cư. Phần lớn cử tri Cộng hoà ngày nay cũng là những người theo đạo Thiên chúa tận hiến đối với đức tin của họ, và họ cho rằng các phong trào này đã tạo nên một xã hội trái ngược hoàn toàn với các giá trị tôn giáo của họ. Điều này đã tạo ra những cuộc tranh luận gay gắt về bản sắc quốc gia, giá trị truyền thống và quyền lợi của các nhóm dân cư khác nhau.

Chính trong bối cảnh này, Donald Trump đã xuất hiện trong năm 2016 như một tiếng nói cho những cộng đồng cảm thấy họ không thuộc về các giá trị mới của một nước Mỹ hiện đại. Bằng cách hứa hẹn đem lại việc làm, hạn chế nhập cư, và tái thiết nền kinh tế nội địa, Trump đã khơi dậy hy vọng trong lòng những người từng cảm thấy rằng họ đã mất tất cả. Trong bốn năm tại Nhà Trắng, Trump đã một lần nữa đưa những người này quay trở lại trung tâm của xã hội Mỹ, và khi Biden thắng cử, họ cảm thấy rằng các “thế lực” tại Washington đã tước đi vị lãnh đạo họ cần bây giờ hơn bao giờ hết. Vì vậy, trong cuộc bầu cử này, Trump không chỉ là một ứng cử viên, mà còn là biểu tượng của sự kháng cự với giới tinh hoa chính trị, và niềm hy vọng trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

60 ngày trước bầu cử: Tại sao nước Mỹ chia rẽ trầm trọng? - Hình 3
Sự chia rẽ trong tư tưởng giữa các thành phố lớn và vùng nông thôn có thể thấy rõ tại tiểu bang dao động Wisconsin, nơi Tổng thống Biden đã giành chiến thắng sát nút trong cuộc bầu cử năm 2020, chỉ giành được hơn 20,000 phiếu bầu so với ông Trump. Bản đồ: The Spectator

Tâm lý của cử tri đảng Dân chủ

Ngược lại, phần lớn cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ sống ở các thành phố lớn dọc bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ, nơi có sự đa dạng sắc tộc, điều kiện kinh tế thuận lợi hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn. Lớn lên trong một môi trường hoà thuận, nơi các giá trị con người và bình đẳng được nâng cao, và nơi các phong trào nhân quyền và quyền LGBT ra đời, họ sẽ ủng hộ các chính sách xã hội tiến bộ hơn so với cử tri ở vùng nông thôn và các thành phố nhỏ. Họ tin rằng một xã hội tiến bộ là một xã hội nơi mọi người, bất kể xuất thân, giới tính hay xu hướng tìn.h dụ.c, đều có cơ hội phát triển và thành công. Những thay đổi xã hội, trong mắt họ, không phải là mối đ.e dọ.a mà là cơ hội để xây dựng một nước Mỹ tốt đẹp hơn, công bằng hơn.

Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm y tế toàn dân, giáo dục công bằng, và các chương trình hỗ trợ người yếu thế. Đối với cử tri Đảng Dân chủ, việc Nhà nước quan tâm, đảm bảo mọi người đều được hưởng các phúc lợi xã hội là minh chứng cho một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ kỳ vọng Nhà nước sẽ nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo điều kiện bình đẳng để mọi người cùng phát triển. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của các nhóm người dễ bị tổn thương, họ còn mong muốn nước Mỹ trở thành tấm gương sáng về sự đa dạng và tiến bộ, một nơi mà mọi người đều có cơ hội sống tốt đẹp.

Đối với nhóm cử tri này, toàn cầu hóa không phải là mối đ.e dọ.a mà là cơ hội vàng để nước Mỹ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Họ tin rằng việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp xã hội, không chỉ các tập đoàn lớn. Nếu được điều hành một cách minh bạch và công bằng, quá trình này sẽ góp phần cải thiện đời sống của người dân Mỹ. Họ đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực như công nghệ, môi trường và nhân quyền, cho rằng đây là những yếu tố then chốt để nước Mỹ duy trì vai trò lãnh đạo thế giới. Họ kỳ vọng chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ cùng nhau nỗ lực giải quyết những thách thức toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng.

Đối với cử tri Đảng Dân chủ, việc Nhà nước quan tâm, đảm bảo mọi người đều được hưởng các phúc lợi xã hội là minh chứng cho một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ kỳ vọng Nhà nước sẽ nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo điều kiện bình đẳng để mọi người cùng phát triển. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của các nhóm người dễ bị tổn thương, họ còn mong muốn nước Mỹ trở thành tấm gương sáng về sự đa dạng và tiến bộ, một nơi mọi người đều có cơ hội sống tốt đẹp.

Cơ cấu kinh tế hiện đại, với sự trỗi dậy của các ngành công nghệ cao, tài chính và dịch vụ, đã tạo ra một lớp trung lưu mới tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Nhóm người này thường có mức sống cao, được tiếp cận nhiều hơn với thông tin và có xu hướng quan tâm đến các vấn đề xã hội. Việc làm trong các ngành dịch vụ đòi hỏi sự giao tiếp và hợp tác, khiến họ có tư duy cởi mở và tôn trọng sự đa dạng. Do đó, họ dễ dàng đồng thuận với các chính sách của Đảng Dân chủ, vốn nhấn mạnh đến sự bình đẳng, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Việc các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống đã được đáp ứng cho phép họ dành thời gian và nguồn lực để tham gia vào các phong trào xã hội như Occupy Wall Street, Black Lives Matter hay các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine. Điều này cho thấy một mối liên kết chặt chẽ giữa cấu trúc kinh tế, tư duy xã hội và sự lựa chọn chính trị của nhóm cử tri này.

60 ngày trước bầu cử: Tại sao nước Mỹ chia rẽ trầm trọng? - Hình 4
Cử tri Mỹ bỏ phiếu tại Detroit, thành phố lớn nhất tiểu bang dao động Michigan, trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Ảnh: Votebeat

Sự chia rẽ trong hệ tư tưởng

Tuy nhiên, cách nhìn thế giới một cách lý tưởng này gần như không thể áp dụng ở bất kỳ đâu khác tại Mỹ, nơi các cộng đồng phải đối mặt với những thách thức kinh tế và xã hội hoàn toàn khác. Trong khi những cử tri Dân chủ ở các thành phố giàu có có thể dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với các phong trào xã hội tiến bộ, thì những cử tri Cộng hoà ở các vùng nông thôn và các thành phố nhỏ thường không có đủ điều kiện kinh tế để quan tâm đến những vấn đề này. Đối với họ, việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày và duy trì sinh kế là những ưu tiên hàng đầu, và họ cảm thấy rằng những lý tưởng xã hội lớn lao mà cử tri Đảng Dân chủ không những phục vụ lợi ích của mình, mà còn có thể gây hại nghiêm trọng đến điều kiện an sinh xã hội.

Nền kinh tế của các vùng nông thôn và thành phố nhỏ tại Mỹ chủ yếu dựa vào các ngành truyền thống như nông nghiệp, khai thác và chế biến. Những ngành này không chỉ chịu tác động tiêu cực từ quá trình toàn cầu hóa mà còn khó tận dụng được những lợi ích từ công nghệ cao và dịch vụ, vốn tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Các chính sách xã hội, dù mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, lại thường bị xem là gánh nặng đối với người dân ở các vùng nông thôn. Những quy định về môi trường ngày càng chặt chẽ và các khoản thuế mới để tài trợ cho các chương trình y tế và phúc lợi xã hội gây ra áp lực lớn lên các ngành công nghiệp truyền thống, vốn là nguồn thu nhập chính của người dân tại đây. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của đất nước.

Những điều này đã tạo nên một sự chia rẽ sâu sắc về mặt tư tưởng và kinh tế giữa các thành phố lớn và các khu vực khác của nước Mỹ.

Ngoài ra, tâm lý cởi mở với sự thay đổi và các quan điểm đa dạng, truyền thống của Đảng Dân chủ trong nhiều năm nay, đang chứng kiến một bức ngoặt khi nhóm cử tri này trở nên ngày càng cực đoan trong việc bảo vệ quan điểm của mình. Đối với nhiều người ủng hộ Đảng Dân chủ, bất kỳ ý kiến nào trái ngược với các giá trị mà họ ủng hộ đều bị coi là lạc hậu, phân biệt đối xử, hay phản động. Thay vì tiếp tục truyền thống tranh luận công khai và khoan dung đối với các ý kiến đa dạng, nhiều cử tri Đảng Dân chủ tỏ ra ít sẵn lòng chấp nhận những quan điểm khác biệt, đặc biệt khi nó đến từ nhóm cử tri Đảng Cộng hoà.

Sự cực đoan này càng trở nên rõ ràng hơn trong cuộc chiến văn hoá (culture war) đang diễn ra giữa phe Dân chủ và phe Cộng hoà. Các vấn đề như quyền phá thai, kiểm soát sún.g đạn, hay giáo dục giới tính trong trường học không còn chỉ là những vấn đề chính trị, mà đã trở thành một cuộc đấu tranh sâu sắc giữa truyền thống và sự tiến bộ. Một số cử tri Đảng Dân chủ tin rằng chỉ quan điểm của họ là đúng, và họ coi những người phản đối quan điểm của mình là không hiểu biết, ngu dốt, hay bảo vệ các giá trị lỗi thời.

Sự cực đoan này càng trở nên rõ ràng hơn trong cuộc chiến văn hoá đang diễn ra giữa 2 phe. Hậu quả của việc này là sự mất khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của bên kia, làm gia tăng sự phân tách giữa hai phe và tạo ra một môi trường chính trị khó có thể tìm được thoả hiệp.

Một hậu quả của việc này là sự mất khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của bên kia. Một vài thống kế trong những năm qua cho thấy nhiều cử tri Đảng Dân chủ, sống trong môi trường phát triển mạnh và đa sắc tộc tại các thành phố lớn, thường khó có thể đồng cảm với những lo ngại và bất mãn của người dân nông thôn. Họ thường nhìn nhận những nỗi lo về mất việc làm hoặc sự thay đổi trong cấu trúc xã hội như là những phản ứng chống lại sự tiến bộ, thay vì là những mối lo ngại thực sự. Ngược lại, cử tri Đảng Cộng hòa ở nông thôn cảm thấy bị co.i thườn.g và không được lắng nghe bởi những người sống ở các thành phố lớn. Điều này chỉ càng làm gia tăng sự phân tách giữa hai phe và tạo ra một môi trường chính trị khó có thể tìm được thoả hiệp.

Bầu cử Mỹ 2024: Phó Tổng thống Kamala Harris đang có lợi thế trước ông Donald Trump

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, kết quả thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal (WSJ) cho thấy cử tri Mỹ về cơ bản có đán.h giá tích cực với Phó Tổng thống Kamala Harris và ứng cử viên đảng Dân chủ này hiện dẫn trước đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa, dù khoảng cách này là sít sao.

Bầu cử Mỹ 2024: Phó Tổng thống Kamala Harris đang có lợi thế trước ông Donald Trump - Hình 1

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở bang Michigan ngày 7/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Trong cuộc thăm dò này, bà Harris nhận được sự ủng hộ của 48% cử tri, trong khi con số này dành cho ông Trump là 47%. Còn trong một cuộc thăm dò khác có sự tham gia của những ứng viên độc lập và đảng thứ ba, mức dẫn điểm của bà Harris trước ông Trump được nới rộng hơn, với tỷ lệ ủng hộ 47%-45%.

Đây là lần đầu tiên ứng cử viên đảng Dân chủ dẫn trước ông Trump trong cuộc thăm dò của WSJ kể từ khi báo này bắt đầu thực hiện vào tháng 4 năm nay. Trong cuộc khảo sát được WSJ thực hiện hồi tháng 7, ông Trump vẫn dẫn trước bà Harris 2% về tỷ lệ cử tri ủng hộ. Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy ứng cử viên đảng Cộng hòa cho đến thời điểm này vẫn chưa thể thành công trong việc chặn đà tiến của bà Harris.

Thăm dò mới nhất được WSJ thực hiện đối với 1.500 cử tri đăng ký, trong thời gian từ ngày 24-28/8, tức sau khi kết thúc Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ. WSJ lưu ý biên độ sai số của cuộc khảo sát là 2,5 điểm phần trăm.

Trong khi đó, cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos công bố ngày 29/8 cho thấy Phó Tổng thống Harris đang dẫn trước cựu Tổng thống Trump với tỷ lệ 45%-41%. Tỷ lệ này cho thấy khoảng cách đang nới rộng giữa hai ứng cử viên khi trong cuộc thăm dò tương tự cuối tháng 7, bà Harris chỉ dẫn trước ông Trump 1 điểm phần trăm.

Thăm dò được thực hiện trong 8 ngày, kết thúc ngày 28/8, với hơn 4.250 người Mỹ trưởng thành tham gia, trong đó có hơn 3.562 cử tri đã đăng ký bỏ phiếu. Thăm dò có biên độ sai số 2 điểm phần trăm.

Kết quả thăm dò phản ánh cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng đã thay đổi đáng kể so với mùa Hè. Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rút lui ngày 21/7 và ủng hộ bà Harris tranh cử, đảng Dân chủ dần cải thiện vị thế so với đảng Cộng hòa trong các khảo sát toàn quốc cũng như các bang dao động đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, tại 7 bang có kết quả bầu cử sít sao hồi năm 2020, gồm Wisconsin, Pennsylvania, Georgia, Arizona, North Carolina, Michigan và Nevada, ông Trump vẫn dẫn trước bà Harris với tỷ lệ 45%-43%.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
14:18:31 02/10/2024
Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Ít nhất 45 người di cư bị t.ử von.g ở ngoài khơi Djibouti
17:45:43 02/10/2024
Phong tỏa một nhà ga ở Hamburg do lo ngại hành khách mang virus lạ
13:47:47 03/10/2024
Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine
17:36:13 03/10/2024

Tin đang nóng

Hot: Lee Min Ho lộ cả tá "hint" hẹn hò ái nữ tài phiệt
06:58:28 04/10/2024
Cán bộ địa chính giúp sức cho em gái chiếm đoạt 32 tỷ đồng của anh ruột
05:14:30 04/10/2024
Negav có phải đền hợp đồng cho nhãn hàng sau loạt b.ê bố.i?
06:55:21 04/10/2024
Giả vờ không biết chồng ngoạ.i tìn.h, đêm nào chị cũng bắt anh làm điều này sau một tuần thì hả hê vô cùng
09:16:32 04/10/2024
Diva Mỹ Linh tiết lộ 53 tuổ.i sẽ làm điều bất ngờ: "Biết đâu tôi nổi hơn cả anh Thành Lộc"
06:38:33 04/10/2024
'Độc đạo' hé lộ nhiều nhân vật mới, khán giả gửi kiến nghị lên VTV
06:03:47 04/10/2024
Chân dung hot Tiktoker Phan Thuỷ Tiên liên quan 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu
08:44:14 04/10/2024
Nhờ mẹ chồng giữ hộ 3 cây vàng cưới, lúc đòi lại khổ sở đủ bề
07:33:58 04/10/2024

Tin mới nhất

Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc

10:03:43 04/10/2024
Bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, đã lên tiếng về cuộc duyệt binh nhân Ngày Lực lượng vũ trang Hàn Quốc hôm 1.10.

Nhận quà hơn 300.000 USD, cựu bộ trưởng Singapore lãnh 12 tháng tù

09:45:11 04/10/2024
Reuters ngày 3.10 đưa tin tòa đã tuyên án vào cùng ngày và ông Iswaran (62 tuổ.i) trở thành cựu thành viên nội các Singapore đầu tiên phải chịu án tù.

Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai

09:29:44 04/10/2024
Trái với quan điểm của chồng mình, người không phản đối lệnh cấm phá thai, bà Melania Trump ngày 2.10 cho rằng phụ nữ cần có quyền tự quyết với cơ thể của mình.

Alaska sắp mở cuộc thi gấu mập, một 'ứng viên' đã bị đối thủ giế.t chế.t

09:17:50 04/10/2024
Cuộc thi tìm ra con gấu mập nhất Công viên Quốc gia Katmai đã được khởi động ở Alaska, nhưng ngay trước thời gian thi tài một ứng viên đã bị đối thủ loại trừ.

FBI buộ.c tộ.i 5 người Trung Quốc che giấu việc đến khu quân sự Mỹ

09:09:59 04/10/2024
Đài CNN ngày 2.10 đưa tin 5 người Trung Quốc, là sinh viên Đại học Michigan (Mỹ) vào tháng 8.2023, đã bị bắt khi đến gần khu quân sự Trại Grayling ở Michigan trong đêm, nơi khi đó đang diễn ra các cuộc diễn tập.

Tin xấu kép cho EU

09:05:59 04/10/2024
Thắng cử của đảng Tự do Áo (FPO) trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua ở nước này không gây bất ngờ nhưng vẫn khiến EU thất vọng lớn và quan ngại sâu sắc.

Căng thẳng Trung Đông đ.e dọ.a kinh tế toàn cầu

07:13:52 04/10/2024
Diễn biến căng thẳng tại Trung Đông đang tác động đến các thị trường toàn cầu và đ.e dọ.a đến nguồn cung dầu mỏ nếu xung đột leo thang.

Tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Trump tăng trong tháng 9

06:59:15 04/10/2024
Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump cùng đảng Cộng hòa vận động được hơn 160 triệu USD trong tháng 9 và kết thúc tháng này với 283 triệu USD tiề.n mặt.

Thách thức cho nữ Tổng thống đầu tiên của Mexico

06:52:02 04/10/2024
Reuters đưa tin bà Claudia Sheinbaum (62 tuổ.i) ngày 1.10 đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico.

Tranh luận trước bầu cử Mỹ bất ngờ 'đổi gió'

06:49:39 04/10/2024
Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ có cuộc tranh luận về hàng loạt vấn đề căng thẳng trước thềm bầu cử, nhưng tránh những lời côn.g kíc.h cá nhân.

Tranh cãi chuyện ông Trump từ chối tham gia chương trình 'hot' của Đài CBS

06:23:13 04/10/2024
CBS News nói ông Donald Trump ban đầu nhận lời nhưng sau đó từ chối tham gia cuộc phỏng vấn trên chương trình 60 Minutes , trong khi phía ông Trump phủ nhận.

Tại sao thời gian kiểm phiếu bầu cử Mỹ lại kéo dài?

06:20:01 04/10/2024
Những tiểu bang Mỹ là phía quyết định quy trình kiểm phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang, và thời gian đếm phiếu khác nhau ở các bang thường tạo điều kiện cho thông tin sai lệch xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm

Sao Kim bắ.n tim Sao Hỏa - Tập 28: Quý lần đầu thử sức làm mẫu ảnh

Phim việt

11:52:15 04/10/2024
Theo lời giới thiệu của Quang, Quý lần đầu thử sức ở vị trí công việc làm mẫu ảnh, tuy còn bỡ ngỡ nhưng chắc chắn sẽ cho Quý nhiều trải nghiệm.

Váy dài đơn giản nhưng sang trọng là ứng cử viên sáng giá nhất mùa này

Thời trang

11:43:02 04/10/2024
Mùa này, quý cô có thể ưu ái váy dài trên các tông màu nâu nhạt, be, xanh lá, xanh denim, màu pastel vì chúng vừa không kén da, vừa mang đến hình ảnh trung tính và thanh lịch.

Ốc Thanh Vân mặc áo bà ba, khoe nhan sắc trẻ trung ở tuổ.i 40

Phong cách sao

11:40:35 04/10/2024
Diễn viên Ốc Thanh Vân có dịp khoe dáng thon, nhan sắc tươi trẻ trong bộ sưu tập áo bà ba đến từ nhà thiết kế Minh Châu.

Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?

Netizen

11:11:01 04/10/2024
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Cô gái 30 tuổ.i ở Hà Nội sống "tối giản": Chi tiêu chưa đến 5 triệu đồng/tháng không có gì đáng xấu hổ

Sáng tạo

11:04:41 04/10/2024
Đương nhiên, cũng có những người chọn thắt chặt chi tiêu vì đang phải gồng mình đối mặt với những áp lực và khó khăn về kinh tế.

Thầy trò HLV Ten Hag vừa đá vừa run ở Porto

Sao thể thao

10:50:22 04/10/2024
Man United sẽ nỗ lực trở lại sau thất bại bẽ bàng tại Premier League khi thầy trò HLV Ten Hag hành quân đến Estadio do Dragao để đối đầu với Porto, đội bóng khổng lồ của Bồ Đào Nha,

Loài cây là biểu tượng mùa thu Hà Nội, biết cách dùng sẽ cực tốt cho sức khỏe

Sức khỏe

10:44:15 04/10/2024
Vỏ cây hoa sữa, một thành phần thường bị bỏ qua, thực chất lại chứa đựng những hợp chất quý giá có khả năng giảm đau và hạ sốt hiệu quả, tương tự như aspirin - một loại thuố.c giảm đau và hạ sốt phổ biến.

Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An

Tin nổi bật

10:26:18 04/10/2024
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Long An, vườn thú Mỹ Quỳnh có 27 hổ và 3 sư tử chế.t, trong đó 3 con mua của khu du lịch Vườn Xoài, không có giấy kiểm dịch động vật khi chuyển ra khỏi Đồng Nai.

4 công thức mặt nạ trà xanh giúp da sáng mịn

Làm đẹp

10:16:31 04/10/2024
Sữa chua chứa axit lactic, một chất tẩy tế bào chế.t tự nhiên, giúp loại bỏ tế bào da chế.t. Mặt nạ này có thể làm sáng đáng kể làn da, tông màu da khi kết hợp với chất chống oxy hóa trong trà xanh.

Ariana Grande thừa nhận đôi khi không thích người hâm mộ

Sao âu mỹ

10:10:44 04/10/2024
Trong buổi phỏng vấn với Vanity Fair, Ariana Grande đã chia sẻ về mối quan hệ phức tạp của mình với những người hâm mộ trung thành.

Mới ra tù, nam thanh niên liên tiếp thực hiện 7 vụ trộm xe máy

Pháp luật

09:47:13 04/10/2024
Mới ra tù, Dêm lại trộm liên tiếp 7 xe máy trong vòng 2 tháng. Những xe máy bị mất thường để ngoài rẫy cà phê, trước sân nhà qua đêm không có ai trồng coi.