Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh trong quý II
Ngày 29/7, Bộ Thương mại Mỹ thông báo kinh tế nước này trong quý II tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Dù tốc độ phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới sau “cú sốc” COVID-19 vẫn chậm hơn dự đoán 8,5% của giới phân tích kinh tế, song đây vẫn là mức tăng nhanh nhất kể từ mùa Thu năm 2020.
Container hàng hóa được xếp tại cảng Los Angeles, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã suy giảm 3,4% trong năm 2020, thấp hơn 0,1% so với dự tính trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giảm GDP lớn nhất của Mỹ kể từ năm 1946. Điều chỉnh của Bộ Thương mại Mỹ đối với tăng trưởng trong các năm và quý khác không đáng kể. Theo đó, từ năm 2015 đến năm 2020, GDP tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 1,1%, không thay đổi so với ước tính đã công bố trước đó.
Tuần trước, Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) – một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, tuyên bố kinh tế nước này bắt đầu rơi vào suy thoái vào tháng 2/2020 và kết thúc vào tháng 4/2020.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, nền kinh tế Mỹ sẽ không chỉ đánh dấu mức tăng trưởng cao trong quý II mà còn duy trì mức vững chắc này trong nửa cuối năm nay. Điều này đạt được trong bối cảnh Chính phủ Mỹ tung ra gói cứu trợ lớn và chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 góp phần thúc đẩy chi tiêu đối với các dịch vụ liên quan đến du lịch.
Tuy nhiên, giới phân tích cũng đã chỉ ra một số rủi ro, trong đó có nguy cơ làn sóng COVID-19 quay trở lại, do sự lây lan của biến thể Delta. Bên cạnh đó, nếu lạm phát cao hơn và việc gián đoạn chuỗi cung ứng hiện nay vẫn được duy trì, tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại.
Ngày 8/7, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã duy trì mức lãi suất qua đêm gần bằng 0 và không điều chỉnh chương trình mua trái phiếu. Theo Chủ tịch FED Jerome Powell, tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế tiếp tục giảm, song nguy cơ đối với triển vọng vẫn còn hiện hữu.
Giới phân tích dự đoán tăng trưởng của Mỹ trong năm 2021 có thể đạt khoảng 7% – mức tăng lớn nhất kể từ năm 1984. Ngày 27/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng tăng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ lên 7,0% vào năm 2021 và 4,9% vào năm 2022, tăng lần lượt 0,6 và 1,4 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 4.
Thống kê cho thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Mỹ hồi tháng 3/2020, chính phủ nước này đã hỗ trợ gần 6.000 tỷ USD nhằm giảm bớt tác động của COVID-19. Tính đến nay, gần 50% dân số Mỹ đã được tiêm vaccine, qua đó đưa cuộc sống dần trở lại bình thường.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm nhẹ trong tuần (kết thúc vào ngày 24/7), trong khi đề nghị hỗ trợ đại dịch COVID-19 giảm mạnh. Theo đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 24.000 xuống còn 400.000 đơn. Tuy số đơn trong tuần giảm, song số đơn trung bình 4 tuần qua lại tăng, cho thấy nước Mỹ vẫn cần hỗ trợ người thất nghiệp.
Kinh tế toàn cầu ngồi trên bom hẹn giờ sau đại dịch COVID-19
Trong báo cáo mới nhất, các nhà kinh tế tại ngân hàng Đức Deutsche Bank nhận định rằng nếu tiếp tục không quan tâm tới lạm phát, nền kinh tế toàn cầu sẽ bị đẩy vào khủng hoảng lớn. Ngân hàng này cho rằng chính sách in tiền của Mỹ là nguyên nhân.
Theo đài RT, ngân hàng Deutsche Bank cảnh báo rằng mức độ in tiền chưa từng có tiền lệ để bơm vào nền kinh tế Mỹ và việc giới chức Mỹ bác bỏ lo ngại lạm phát sẽ gây ra vấn đề kinh tế lớn với thế giới, nếu không xảy ra trong ngắn hạn thì sẽ xảy ra trong năm 2023 hoặc sau đó.
Báo cáo của Deutsche Bank cho rằng gói kích thích tiền tệ lớn tới mức nghẹt thở của Mỹ có dẫn tới các con số tương đương với mức thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Deutsche Bank viết: "Khi đó, thâm hụt ngân sách Mỹ duy trì ở mức 15-30% trong 4 năm. Mặc dù có nhiều khác biệt lớn giữa đại dịch COVID-19 và Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng chúng tôi lưu ý rằng lạm phát hàng năm là 8,4%, 14,6% và 7,7% trong năm 1946, 1947 và 1948 sau khi nền kinh tế bình thường hóa và nhu cầu bị dồn nén đã bung ra".
Ngoài ra, các chuyên gia dự báo ảnh hưởng xấu khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khung mới hỗ trợ lạm phát cao để kinh tế phục hồi hoàn toàn sau khi tụt dốc vì đại dịch COVID-19.
Các nhà kinh tế Deutsche Bank viết trong báo cáo rằng khung mới này có thể gây ra suy thoái lớn và kích hoạt chuỗi bất ổn tài chính khắp thế giới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Theo các nhà phân tích, phớt lờ lạm phát sẽ khiến các nền kinh tế toàn cầu "ngồi trên bom hẹn giờ".
Trong tháng 3 và 4/2020, chính phủ Mỹ đã thông qua ba gói giải cứu chính trong đại dịch COVID-19 và một gói bổ sung, tổng trị giá gần 2,9 nghìn tỷ USD. Sau khi thông qua gói bổ sung vào tháng 4/2020, không có động thái đáng kể nào về kích thích kinh tế hay giải cứu liên quan COVID-19 từ Quốc hội Mỹ. Mỗi đảng tự đề xuất gói kích thích riêng.
Kinh tế Eurozone, EU tiếp tục suy giảm Trong quý I/2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm 0,3%, trong khi GDP của Liên minh châu Âu (EU) giảm 0,1% so với quý trước. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo cáo công bố ngày 8/6 của Cơ quan Thống kê E(Eurostat), so với cùng kỳ năm...