Hàn Quốc mở các trung tâm ở nước ngoài để hỗ trợ nhà xuất khẩu tận dụng FTA
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 16/3 thông báo sẽ mở các trung tâm ở nước ngoài để giúp các nhà xuất khẩu tận dụng tốt hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Container hàng hóa được bốc dỡ tại thành phố cảng Busan, Đông Nam Hàn Quốc ngày 11/1/2011. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, Hàn Quốc dự kiến chi 11,9 tỷ won (10,4 triệu USD) trong năm 2021 để mở các trung tâm hỗ trợ FTA mới ở Đông Nam Á và cung cấp các chương trình tư vấn theo nhu cầu.
Hàn Quốc hiện đang vận hành 18 trung tâm hỗ trợ FTA cho các nhà xuất khẩu trên toàn quốc, cùng với 15 trung tâm khác ở nước ngoài. Hàn Quốc hiện có FTA với 17 quốc gia hoặc khối theo khu vực, trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN.
Video đang HOT
Nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á hiện đang chờ đợi việc thực thi một loạt các FTA, trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm ASEAN và các đối tác đối thoại – Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Hàn Quốc và Indonesia cũng đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) trong năm 2020. Hiệp định này đang chờ Quốc hội thông qua. CEPA tương tự như FTA, nhưng tập trung vào phạm vi hợp tác kinh tế rộng hơn.
Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 512,8 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2019. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự báo xuất khẩu sẽ phục hồi với mức tăng 7,1% trong năm 2021./.
Nội các Nhật Bản thông qua dự luật phê chuẩn thỏa thuận thương mại RCEP
Nội các Nhật Bản ngày 24/2 đã thông qua dự luật phê chuẩn thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới được ký kết vào năm ngoái giữa 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshi Kajiyama tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực thông qua hệ thống hội đàm trực tuyến ngày 27/8/2020. Ảnh: Kyodo
Theo hãng tin Kyodo, phát biểu trong cuộc họp báo này 24/2, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshi Kajiyama cho biết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ trở thành nền tảng của thương mại ở châu Á.
"Để thiết lập trật tự kinh tế đáng mơ ước trong khu vực bằng cách thực hiện ổn định thỏa thuận này, tôi hy vọng rằng thỏa thuận sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian sớm", Bộ trưởng Kajiyama nói đến phiên họp Quốc hội trong tháng 6.
Được ký vào tháng 11 năm ngoái, thỏa thuận RCEP sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa và đặt ra các quy tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. Thỏa thuận được kỳ vọng sẽ phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp.
Đây sẽ là thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhật Bản với cả Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này và Hàn Quốc vào thời điểm các cuộc đàm phán về hiệp ước ba bên vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng.
Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, tham gia ký kết Hiệp định RCEP còn có Australia, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức vừa phải Chuyên gia Andrew Tilton cho hay các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khá hài lòng với đà phục hồi cho đến nay và đang bắt đầu rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ở một mức độ nào đó. Container hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo chuyên gia kinh tế trưởng...