Kinh tế khó khăn, “con nợ” Bà Chúa Kho trả lễ hẻo
Không còn những mâm lễ bạc triệu như thời kỳ ăn nên làm ra, các “con nợ” đi trả lễ Bà Chúa Kho cũng chỉ dám “giản dị” trong những mâm ít lễ vật, nhiều lòng thành.
Kinh tế khó khăn, người dân đi trả lễ cũng hẻo hơn
Dọc đường vào Đền Bà Chúa Kho có đến cả trăm cửa hàng nhận sắp lễ, viết sớ. Mỗi loại lễ vật được xếp riêng vào một mâm. Tiền vàng, kim ngân, đô la âm phủ, đồ trang sức riêng,… không thứ nào xếp chung. Mỗi mâm lễ có khi cao tới 1 mét.
Chị Luyến – chủ một quán sắm lễ cho hay: “Mỗi lễ có 3 mâm cho 3 ban, mỗi mâm có giá thấp nhất 200 nghìn, loại vừa 500 nghìn một mâm, nhiều hơn thì không kể được, tùy tâm của từng gia chủ. Nhưng phần lớn nhiều người đặt mâm 200 nghìn đến 500 nghìn. Nhiều doanh nghiệp mọi năm sắm lễ tiền triệu, năm nay cũng “thắt hầu bao”.
Cô Hương, một người từ Hải Phòng đến đây tạ lễ chia sẻ: “Đi chùa quan trọng là thành tâm, chỉ cần có lễ tạ ơn là được, không quan trọng là nhiều hay ít. Thông thường tạ lễ bao giờ cũng nhiều hơn xin lễ đầu năm. Chẳng hạn đầu năm mua lễ hết 200 nghìn thì khi tạ lễ mua lễ phải nhiều hơn 200 nghìn. Kinh tế khó khăn thì chỉ cần thêm một vài nghìn hơn xin lễ là được rồi”.
Một doanh nghiệp có tên Hồng Hà đến Đền Bà Chúa Kho trả lễ, cả cty có khoảng 20 người đi “trả nợ”, nhưng tất cả chỉ góp chung tiền vào mua lễ chung dâng lên Bà Chúa.
Anh Hưng, một người trong doanh nghiệp vui vẻ nói: “Bà Chúa biết khó khăn thì chẳng trách móc gì, năm sau Bà ban lộc nhiều hơn thì mọi người lại tạ lễ lớn hơn. Có lộc nhiều thì mới có tiền tạ lễ Bà lớn”.
Đền Bà Chúa Kho vào cuối năm vắng vẻ hơn mọi năm
Video đang HOT
Kinh tế khó khăn không chỉ làm “giảm” lễ tạ của các con nhang đệ tử, mà nó cũng kéo theo độ sầm uất của các dịch vụ bán đồ lễ, viết sớ, khấn thuê, cúng thuê và… sắp lễ thuê, dù đây là “mùa làm ăn”.
Ngay từ đầu dốc Suối Hoa (cách đền Bà Chúa Kho gần 1km), những biển dịch vụ đã chen chân trên các vỉa hè để mời chào khách hành hương.
Những dịch vụ này kéo dài cả cây số qua ngã ba đường tàu vào đến tận chân đền: đổi tiền lẻ, sắp lễ thuê, viết sớ, khấn nôm…
Vừa bước đến chân đền Bà, người đi lễ đã được một đám đông xúm đến tiếp thị. Giao cả hương hoa, vàng mã… cho họ, những người sắp lễ thuê sẽ hoàn thiện từ A đến Z. Chi phí cho “dịch vụ trọn gói” này, mỗi gia chủ mất khoảng 100 ngàn.
“Đi lễ chùa, không ai để ý nhiều đến chuyện đắt rẻ. Nhưng nhiều người đã bị “bắt bí” do vô lý không hỏi giá trước, đến khi thanh toán phải chịu giá cắt cổ lên đến bạc triệu. Cho nên, mình cứ cẩn thận tự chuẩn bị ở nhà là hơn!” – một khách lễ cho biết.
Khi những dịch vụ truyền thống này không còn “đất dụng võ”, dịch vụ sắp đồ và lễ trọn gói đã được hình thành.
Những người làm nghề này là những “chân chạy”. Họ lên danh sách cho gia chủ số lượng lễ, lễ vào các cửa… và kiêm luôn việc khấn thay gia chủ.
Khi các thủ tục đã hoàn thành, công đoạn cuối cùng là hóa lễ tại “nhà hóa”, cũng có một đội đứng ra thay gia chủ làm nốt công việc này.
Tuy nhiên, sự “nhiệt tình” này đã gây khó chịu cho nhiều khách đi lễ đền. Không chỉ phải mất tiền trả dịch vụ trọn gói, gia chủ khi mang lễ đi hóa đều được nhóm người đứng trực ở nhà hóa “xin lộc”. Nhiều người đã phản ứng bằng cách tự mình hóa lễ.
Và sự cẩn thận của khách đi lễ đã khiến nhiều dịch vụ ăn theo lễ hội lâm vào cảnh như chợ chiều. Những “ông đồ” khăn xếp áo the viết sớ thuê chỉ ngồi… ngáp vặt vì vắng khách, các chủ dịch vụ thì chụm đầu ngồi buôn chuyện.
Dịch vụ chuẩn bị trả lễ không nhộn nhịp như mọi năm
“Thầy” ngồi ngáp vặt, chủ hàng không buồn mở cửa
Không nức tiếng như đền Bà Chúa Kho, nhưng đền Bia Bà (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng là một địa chỉ tâm linh mà khách thập phương nhiều năm nay đổ về đi lễ cuối năm.
Tuy nhiên, trái ngược với cảnh tấp nập của những năm trước, năm nay, đền Bia Bà vẫn khá đìu hiu, dù những ngày cuối năm đang đến gần, hạn “trả nợ” của những người “ứng trước” từ đầu năm đến ngày phải trả.
Dãy ki-ốt bán đồ lễ ngay trước cổng chính của Đền Bia Bà chưa đến chục hàng mở cửa. Nhiều cửa hàng cửa vẫn đóng im ỉm, không buồn mở.
Bà Chinh, chủ một cửa hàng bán đồ lễ than phiền: “Mọi năm, thời gian này đã tấp nập lắm rồi. Các cửa hàng thời điểm này đã phải nhập 3, 4 chuyến hàng, nhưng năm nay, một chuyến hàng về bán cũng chưa hết”.
Khung cảnh đìu hiu hơn trong khu vực sân đền. Các “thầy” cúng thuê, xem phong thủy, xem tay ngồi buồn rười rượi đọc báo… chờ khách.
Theo Xahoi
Ăn xin tràn ngập ở đền bà Chúa Kho
Người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động, hay lê lết trên đường để xin tiền... Hình ảnh này xuất hiện phố biến ở đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ngày đầu năm.
Sáng 20/2, tức ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngày chính hội của đền bà Chúa Kho, xung quanh đền có hàng chục người ăn xin ngồi la liệt, hễ thấy người đi qua là kêu la, kể nghèo khổ để xin tiền.
Nhiều người lành lặn, khỏe mạnh mang theo em nhỏ để lấy lòng thương hại của mọi người.
Hai mẹ con đều khỏe mạnh, ăn vận lịch sự trải manh áo mưa xuống đoạn cống nước bẩn để xin tiền.
Nhiều người khuyết tật cũng được cho lên xe kéo tới khu vực đền để ăn xin.
Người đàn ông bị cụt một chân mắt nhắm nghiền, tay luôn giữ lấy xô tiền, lê lết trên dọc đường cạnh cổng đền.
Đi cùng với những em bé luôn có một người khỏe mạnh, chốc chốc người đàn ông lại bốc những nắm tiền lẻ cho vào túi. Theo ông Bùi Quang Trung, Hội trưởng Hội người cao tuổi, thuộc Ban quản lý đền, lực lượng an ninh thường xuyên đuổi, nhưng họ hay quay trở lại hoặc di chuyển sang khu vực khác nên rất khó xử lý.
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, và Nghị định số 71, nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi. Hành vi bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Cụ thể sẽ phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
Theo VNE
Sư giả hốt bạc ở lễ hội đầu năm đền Bà Chúa Kho Đàn ông thì cạo trọc đầu, phụ nữ thì đội mũ và mặc quần áo nâu, đi chân đất, đứng im như tượng giữa trời mưa phùn, trên tay cầm bát chìa ra xin tiền. Một nam sư giả đang xin tiền khách đến đền Bà Chúa Kho Trong cơn mưa phùn lạnh đầu năm mới, hàng ngàn người đã đổ về Đền...