Kinh tế Internet Việt Nam tiếp tục tăng trưởng hai chữ số
Theo báo cáo mới nhất của Google, nền kinh tế Internet Đông Nam Á sẽ chạm mốc 105 tỷ USD trong năm nay nhờ dịch Covid-19.
Một người dùng điện thoại tại Việt Nam hôm 29/8/2017. Ảnh: Reuters
Covid-19 thúc đẩy làn sóng làm việc từ xa, mua sắm trực tuyến, giao đồ ăn tận nơi và giải trí tại Đông Nam Á. Báo cáo mới của Google, Temasek và Bain & Co chỉ ra khu vực, bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines, tăng thêm 40 triệu người dùng Internet mới trong năm nay, nâng tổng số lên 400 triệu. Như vậy, 70% dân số Đông Nam Á đã nối mạng.
Các nhà bán lẻ trực tuyến nổi lên như người hưởng lợi lớn từ quy định phong tỏa Covid-19 vì mọi người tăng cường mua sắm tại gia thay vì đến cửa hàng vì sợ nhiễm bệnh. Thương mại điện tử trong khu vực tăng 63%, đạt 62 tỷ USD trong năm 2020. Theo báo cáo, kinh tế Internet Indonesia và Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức hai chữ số.
Video đang HOT
Không ngạc nhiên khi ngành du lịch trực tuyến bị ảnh hưởng nặng nhất. Giá trị giao dịch giảm 58%, xuống 14 tỷ USD. Vận tải và giao đồ ăn – lĩnh vực Grab và Go-Jek thống trị – cũng bị tác động, giảm 11% xuống 11 tỷ USD. Nhu cầu gọi xe theo yêu cầu giảm mạnh trên toàn cầu, khiến Grab và Go-Jek phải cắt giảm nhân sự.
Ngoài ra, dịch bệnh cũng đẩy nhanh quá trình tiếp nhận dịch vụ tài chính trực tuyến do nhiều người dùng ưu tiên hình thức thanh toán không chạm so với tiền mặt.
Ngành công nghiệp trực tuyến Đông Nam Á có thể tăng gấp ba, đạt 309 tỷ USD vào năm 2025, trong đó mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 172 tỷ USD, cao hơn ước tính trước đó là 153 tỷ USD. Với mức tăng 11% về người dùng trên mạng, Đông Nam Á đang là thị trường Internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện tại, thế giới có 4,7 tỷ người dùng Internet, tăng 7,4% so với một năm trước, theo wearesocial.com.
Tỉ lệ sử dụng Internet tăng đã giúp hình thành các kỳ lân công nghệ như Grab, Go-Jek. Startup Đông Nam Á cũng thu hút hàng tỷ USD từ những công ty công nghệ và đầu tư toàn cầu. Theo báo cáo, startup của khu vực huy động được 6,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, giảm từ 7,7 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. Các giao dịch đầu tư vào startup không phải unicorn trên đà tăng.
21% người dùng Việt Nam là nạn nhân của quấy rối online
Hơn một nửa số người dùng Internet tham gia khảo sát của Microsoft cho biết họ từng có liên quan đến ít nhất một vụ bắt nạt, quấy rối trên mạng.
Cụ thể, 51% người dùng Internet, gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên, thừa nhận có liên quan đến một vụ bắt nạt, 21% từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài chứng kiến.
Khi trở thành mục tiêu của hành vi quấy rối và bắt nạt trực tuyến, đa số người dùng Việt Nam chọn chặn kết nối với kẻ bắt nạt (63%), chia sẻ với bạn bè về chuyện xảy ra (58%) hoặc phớt lờ (43%). 50% người tham gia khảo sát cho biết đã báo cáo hành vi cho công ty truyền thông xã hội hoặc nhà cung cấp.
Bắt nạt và quấy rối là hành vi người dùng dễ bắt gặp trên mạng.
Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, nhận định: "Bắt nạt trên mạng gây ra những hậu quả rất thật trong thế giới thực. Nạn nhân có thể bị tổn hại bất cứ lúc nào trong ngày bởi các nguồn ẩn danh và có khả năng sự việc sẽ được truyền đến rất nhiều người. Chúng ta thường nghĩ bắt nạt trên mạng là vấn đề phổ biến đối với trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng thực ra mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng bởi sự ngược đãi, tàn nhẫn và lạm dụng trực tuyến".
Người dùng Internet chia sẻ, họ thấy bị sỉ nhục (58%) và mất tự tin (51%), bị cô lập, trầm cảm và làm việc kém hiệu quả hơn khi trở thành nạn nhân của các hành vi bắt nạt hoặc quấy rối trực tuyến. Nhiều người cảm nhận nỗi đau "không thể chịu đựng được hoặc nghiêm trọng" từ những trải nghiệm đó.
Theo ông Trường, kết quả khảo sát là lời nhắc nhở về cách ứng xử trên không gian mạng, nhất là trong giai đoạn Covid-19 bùng phát, kéo theo nhu cầu làm việc và học tập trực tuyến trên toàn cầu.
Nghiên cứu "Ứng xử văn minh, an toàn và tương tác trực tuyến năm 2020" được Microsoft thực hiện trong tháng 4 và 5 với 16.051 người tại 32 khu vực địa lý trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Hãng thăm dò ý kiến thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi và người trưởng thành từ 18 đến 74 tuổi về trải nghiệm trực tuyến và khả năng gặp phải các rủi ro khi lên mạng, liên quan tới hành vi, tình dục, danh tiếng và cá nhân/xâm phạm. Kết quả đầy đủ sẽ được công bố vào tháng 2/2021.
Tốc độ Internet Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới Internet cố định và di động tại Việt Nam đều xếp hạng 60 thế giới, thấp hơn tốc độ trung bình trong tháng 6/2020. Theo thống kê mới được công bố của Speedtest, trong tháng 6, tốc độ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt 54,67 Mb/giây, trong khi di động đạt 33,12 Mb/giây. Hai con số này cao hơn kết...