Kinh tế Indonesia ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ngày 13/4 cho biết, nền kinh tế nước này ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022 giữa bối cảnh toàn cầu bất ổn do cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo bà Sri Mulyani, tỷ lệ tăng trưởng trên có thể đạt được là nhờ một số chỉ số kinh tế ghi nhận tín hiệu tốt cho đến đầu tháng 3/2022, chẳng hạn như chỉ số niềm tin người tiêu dùng, doanh số bán lẻ, tăng trưởng doanh số bán xe có động cơ tăng, tiêu thụ xi măng và tiêu thụ điện.
Với các động lực như hiện nay, nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng khoảng 4,8-5,5% trong năm 2022. Trong tháng 4/2022 sẽ có nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đệ trình các sửa đổi theo hướng giảm sút đối với triển vọng kinh tế toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine.
Video đang HOT
Bản điều chỉnh sẽ đi theo xu hướng giảm như OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 4,5% xuống 3,5%, WB cũng hạ dự báo kinh tế cho Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay từ 5,4% xuống 4% và 5%. Đối với Indonesia, WB dự báo tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,1% trong năm nay.
Bà Sri Mulyani Indrawati cho biết thêm, tính đến ngày 31/3, dòng vốn nước ngoài trị giá khoảng 1,3 tỷ USD chảy ra khỏi thị trường tài chính trong nước là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Cuộc xung đột đã làm tăng thêm sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu và tác động đến thị trường tài chính trong nước.
Tuy nhiên, bà Sri Mulyani Indrawati cho rằng áp lực dòng vốn chảy khỏi thị trường trong nước so với các thị trường mới nổi khác vẫn tương đối thấp. Dự trữ ngoại hối của Indonesia trong tháng 3/2022 vẫn ở mức cao, đạt 139,1 tỷ USD. Số tiền này tương đương với việc tài trợ cho 7,2 tháng nhập khẩu và tài trợ cho khoản nợ nước ngoài của chính phủ. Tiêu chuẩn này cũng cao hơn tiêu chuẩn đầy đủ quốc tế thường được tính toán cho nhu cầu nhập khẩu khoảng ba tháng.
Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ do ảnh hưởng của Covid-19 và xung đột Ukraine
Ngày 12/4, Sri Lanka tuyên bố không đủ khả năng trả toàn bộ khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỉ USD và đang chờ gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Bộ Tài chính Sri Lanka hôm nay tuyên bố các chủ nợ của nước này, trong đó có chính phủ các nước đã cho quốc gia Nam Á vay tiền, có thể cộng dồn lãi chưa trả vào khoản vay mà Sri Lanka đến hạn thanh toán từ chiều cùng ngày, hoặc chọn nhận lại khoản vay gốc bằng đồng rupee Sri Lanka.
"Chính phủ chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp này như lựa chọn cuối cùng nhằm ngăn tình hình tài chính của đất nước thêm xấu đi", Bộ Tài chính Sri Lanka giải thích về quyết định tuyên bố vỡ nợ với các khoản vay nước ngoài.
Cơ quan này nói thêm rằng tuyên bố vỡ nợ là để đảm bảo "đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả các chủ nợ" trước khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp chương trình hỗ trợ cho quốc gia Nam Á.
Đại dịch Covid-19 và khủng hoảng Ukraine đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của Sri Lanka
Đảo quốc Ấn Độ Dương đang vật lộn với cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ khi giành được độc lập, khi chính phủ Sri Lanka không còn ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng cần thiết. Tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và mất điện diện rộng trong thời gian dài đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Sri Lanka từ lâu đã ký nhiều thỏa thuận vay của nước ngoài nhằm đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chính sách quản lý tài chính yếu kém cùng tác động từ đại dịch Covid-19 với ngành du lịch, vốn mang lại nguồn thu lớn cho đất nước, đã khiến Sri Lanka ngập trong "núi nợ".
Các tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế đã hạ mức tín dụng của Sri Lanka từ năm ngoái, khiến quốc gia này gần như không thể tiếp cận với thị trường vốn nước ngoài để vay thêm tiền trang trải chi phí nhập khẩu hàng hóa.
Quốc gia này đã xin được xóa nợ từ Ấn Độ và Trung Quốc, song cả hai quốc gia chỉ đồng ý tăng hạn mức tín dụng để Sri Lanka mua thêm hàng hóa. Sri Lanka phải nhập khẩu hầu hết mặt hàng, từ sữa bột, gạo, xăng dầu cho tới dược phẩm, xi măng.
Nhiệm kỳ với nhiều điều dang dở Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố tái tranh cử trong nhiệm kỳ 2022-2027, vòng một cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngày 10/4. Nhìn lại những gì Tổng thống Macron đã làm được cho nước Pháp trong chặng đường 5 năm qua, dư luận nhìn chung ghi nhận những cố gắng của ông để hoàn thành cam kết với cử tri,...