Kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái sâu nhất trong 300 năm
Cơ quan dự báo ngân sách của Anh ngày 14/4 cho biết kinh tế Anh có thể giảm tới 13% trong năm 2020 do các biện pháp phong tỏa hiện nay của chính phủ để chống dịch COVID-19. Đây sẽ là mức suy thoái sâu nhất của Anh trong 3 thế kỉ và dự kiến mức nợ công sẽ vượt quá mức cao của giai đoạn hậu Thế chiến thứ 2.
Một cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại London, Anh ngày 16/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Văn phòng Trách nhiệm ngân sách Anh (OBR), chỉ tính riêng trong quý 2/2020, sản lượng kinh tế nước này có thể giảm tới 35%, trong khi tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng hơn gấp đôi, lên mức 10%. Tuy nhiên, sự bật nảy có thể trở lại vào cuối năm nay nếu các biện pháp phong tỏa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch được dỡ bỏ.
Mặc dù vậy, OBR nhấn mạnh đây không phải dự báo chính thức, do thiếu sự rõ ràng về thời gian phong tỏa của chính quyền vốn được dự kiến có thể kéo dài tới 3 tháng, tiếp đó là việc dỡ bỏ 1 phần trong 3 tháng nữa.
Cũng trong ngày 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Anh sẽ giảm 6,5% trong năm 2020, tương tự mức sụt giảm của các nền kinh tế khác, trước khi tăng trưởng 4% trong năm 2021.
Tuy nhiên, triển vọng tài chính công của Anh vẫn tương đối ảm đạm. Theo OBR, thiệt hại về doanh thu từ thuế cũng như kế hoạch chi tiêu lớn của chính phủ Anh đồng nghĩa thâm hụt ngân sách có thể lên tới 273 tỷ bảng Anh (tương đương 342 tỷ USD, trong năm thuế 2020-2021, gấp 5 lần ước tính trước đó. Con số này cũng tương đương 14% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn mức 10% của từng xảy ra sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2007. Anh đã dần hạ thấp mức thâm hụt xuống khoảng 2% sau khoảng 1 thập kỉ cắt giảm chi tiêu trong nhiều lĩnh vực dịch vụ công.
Video đang HOT
Theo OBR, nợ ròng khu vực công tại Anh có thể vượt quá 100% GDP trong tài khóa 2020-2021 nhưng sẽ dừng ở mức khoảng 95% GDP. Trước khi chính phủ Anh phong tỏa nền kinh tế từ hôm 20/3 để làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19, OBR dự báo nợ công tại Anh sẽ tương đương 77% GDP trong tài khóa 2020-2021. Tờ the Times đưa tin dự kiến việc phong tỏa sẽ được kéo dài ít nhất đến ngày 7/5. OBR cảnh báo triển vọng ngắn và trung hạn của kinh tế và lĩnh vực tài chính công của Anh sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu không có phản ứng tài chính và tiền tệ từ chính phủ.
Trong tháng 3, Ngân hàng trung ương Anh đã 2 lần cắt giảm lãi suất, đẩy mạnh chương trình thu mua trái phiếu với ngân sách kỉ lục 200 tỷ bảng cũng như áp dụng nhiều biện pháp khác để hỗ trợ doanh nghiệp. Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak ngày 14/4 khẳng định các ngân hàng đang bắt nhịp với tốc độ cho vay của chính phủ cho doanh nghiệp, song cảnh báo chính phủ không thể “cứu” mọi ngành nghề. Ông cũng bác tin cho rằng đang có sự căng thẳng giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế Anh liên quan đến thời gian phong tỏa. Theo ông, “không hề có sự lựa chọn giữa y tế và kinh tế”.
Việt Hải
Báo Anh: 'Các ngân hàng phải giải cứu nền kinh tế'
Hàng loạt tờ báo Anh chỉ trích dữ dội phản ứng chậm chạp của chính phủ trước mối đe dọa của dịch Covid-19 và cảnh báo nguy cơ nền kinh tế đối mặt thảm họa.
Hai ngày qua, báo chí Anh sôi sục với tình trạng các bệnh viện thiếu máy thở, số nhân viên y tế được xét nghiệm quá ít ỏi và tác động khủng khiếp của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.
The Mirror bức xúc khi chỉ có 2.000 trong số 550.000 nhân viên y tế được xét nghiệm virus corona chủng mới.
The Express khẳng định các ngân hàng phải nỗ lực giải cứu nền kinh tế để đề đáp việc chính phủ chi tiền thuế của dân cứu hệ thống tài chính trong cuộc khủng hoảng năm 2008. "Người dân từng giải cứu các vị. Giờ hãy làm nhiệm vụ của mình đi", The Express viết.
Báo này cũng dẫn lời Bộ trưởng Chiến lược Kinh doanh Alok Sharma đưa ra thông điệp tương tự.
"Nếu các ngân hàng lớn từ chối hỗ trợ những người gặp khó khăn thì đó là điều không thể chấp nhận được. Người đóng thuế đã giải cứu các ngân hàng năm 2008, giờ chúng tôi sẽ làm việc với các ngân hàng để họ phải đền đáp".
Trong khi đó, Financial Times lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nền kinh tế Anh đối mặt với suy thoái chưa từng thấy.
Báo này đưa tin trong 2 tuần sau khi Thủ tướng Borris Johnson yêu cầu người dân ở nhà để ngăn dịch Covid-19 lây lan, hơn 1 triệu người lao động Anh nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Financial Times mô tả dịch virus corona chủng mới là cú sốc nghiêm trọng đối với nền kinh tế Anh. Trước đó, Guardian dẫn Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh dự báo sản lượng kinh tế Anh sẽ sụt giảm tới 15% trong quý II năm nay.
Bài viết xuất hiện trên trang nhất của The Guardian.
Báo chí Anh cũng phản ứng giận dữ với thông tin chỉ 2.000 trong tổng số 550.000 nhân viên cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) được xét nghiệm Covid-19.
"Rối loạn", The Mirror giật tít trang nhất kèm hình ảnh 2 nhân viên y tế mới tử vong vì dịch Covid-19. The Mail mô tả việc chỉ có 2.000 nhân viên NHS được xét nghiệm là một "vụ scandal lớn". The Telegraph mô tả đây là: "Câu hỏi không có câu trả lời".
Trong khi đó, The Guardian tập trung vào việc các bệnh viện Anh thiếu trầm trọng máy thở. Báo này mô tả tình trạng nhiều bệnh viện buộc phải ngừng sử dụng máy thở với những bệnh nhân quá yếu để ưu tiên cho những người có khả năng phục hồi.
Chuyên gia: Đồng bảng Anh có thể tăng lên 1,65 USD/bảng trong năm 2020 Người sáng lập Cribstone Strategic Macro, dự đoán đồng bảng Anh có thể tăng lên mức 1,65 USD/bảng khi các nhà đầu tư đánh giá lại tiềm năng dài hạn của đồng tiền này. Kiểm đồng bảng Anh tại một cửa hàng hối đoái ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời trong chương trình "Squawk Box Europe" của kênh truyền hình CNBC,...