Kinh Quốc vào vai chủ tịch xã
Hóa thân thành vị chủ tịch xã chống cường quyền ác bá trong “Lúa trổ bông”, nam diễn viên hăng say diệt trừ tiểu thương gian ác, quên mất mình đang đóng phim.
Trong phim Lúa trổ bông, Kinh Quốc vào vai Ba Ruộng, chủ tịch xã, tính tình cương trực, quyết liệt trước cái xấu. Khi anh thấy người dân bị ức hiếp nên đứng ra phản đối, giành lại quyền lợi cho họ. Trong cuộc đời mình, anh có một ước mơ luôn ấp ủ trong lòng là tạo giống lúa mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp người dân không còn sống trong cảnh khổ cực.
Khi cảnh Kinh Quốc ẩu đả với diễn viên Thanh Tùng (trong vai tiểu thương gian ác), bởi anh này lợi dụng quen biết với chính quyền chuyên ép giá bà con, anh chàng diễn hăng say, nhiều lần động tay động chân, khiến Thanh Tùng ê ẩm toàn thân.
Khi cảnh quay chấm dứt, danh hài dí dỏm than thở: “Kinh Quốc ỷ đóng cảnh đánh người nên thẳng tay đấm tôi gần nín thở. Đóng phim chứ không phải đóng thật, Quốc diễn hăng quá”.
Còn Kinh Quốc bộc bạch: “Sau cảnh này, tôi phải chạy theo đàn anh năn nỉ, lo lót chầu cà phê sữa đá để xin lỗi đàng hoàng khiến đoàn phim cười ngất”.
Hình ảnh nông dân Hai Ruộng được Kinh Quốc thể hiện khá ấn tượng.
Trong cuộc đấu tranh không cân sức, bên cạnh vị chủ tịch xã xuất hiện một cô phó chủ tịch xã đằm thắm dịu dàng (Trịnh Kim Chi thủ vai). Cô là người có lòng nhân ái, không tham tiền để chuộc lợi về mình, sẵn sàng túc trực bên chủ tịch xã. Cả hai đã cùng nhau vượt qua nhiều cơn nguy khó.
Trong đó, người giúp Ba Ruộng thỏa lòng mơ ước còn có tiến sĩ nông dân ( NSUT Công Ninh đóng). Anh đóng vai anh chàng vui tính, hoạt bát, ngày đêm nghiên cứu để tạo giống lúa đạt chất lượng quốc tế, giúp người dân trên mảnh đất quê hương không còn cực khổ.
Cùng với Trịnh Kim Chi trở thành cặp đôi chống tiêu cực trong xã nhỏ.
Kinh Quốc cho biết thêm: “Phim nói về cuộc sống của những người ở nông thôn nên nội dung, cảnh quay gần gũi với bà con. Tôi cũng không xa lạ vì trước đây tôi cũng là nông dân thứ thiệt trong phim Đất Phương Nam hay hòa mình trên sông nước gần nửa năm trong Chuyện tình trên dòng kênh xáng… Vì vậy, những công việc thăm đồng, xúc đất, chèo ghe tôi không bỡ ngỡ”.
Video đang HOT
Chia sẻ về khó khăn nhất khi tham gia bộ phim, anh nói, việc hóa thân vào vai ông già hai lúa cổ hủ là một điều khiến anh rất khổ tâm. Anh phải lựa trang phục vừa xấu, vừa già để hợp vai là điều không dễ. Ngoài ra, trong vai người tình bất đắc dĩ với Trịnh Kim Chi, anh phải cố gắng phơi nắng, dầm mưa cho da đen hơn, “tậu” nguyên bộ râu tua tủa cho già đời hơn để xứng đôi với Kim Chi.
Hay trong cảnh “gà trống nuôi con”, anh cũng mất nhiều tâm sức hơn. Tâm trạng của nhân vật được đạo diễn Xuân Phước quan sát rất chi tiết từng khung hình. Nhiều khi cảnh quay đến 4h sáng vẫn chưa xong khiến tâm sự, tư tưởng của Hai lúa ám ảnh Kinh Quốc một thời gian dài dù cảnh quay đã xong gần một tháng.
Bộ phim của đạo diễn Xuân Phước dài 25 tập, do hãng phim V.Art thực hiện. Phim có sự tham gia các diễn viên tên tuổi như Huỳnh Anh Tuấn, Trịnh Kim Chi, NSƯT Công Ninh, Thanh Tùng, Ngọc Xuân, Nguyễn Sanh, Hoàng Mập, Diệp Bảo Ngọc, Phương Dung… Hiện Lúa trổ bông đang phát sóng lúc 22h trên HTV9 vào các các ngày thứ 2 đến thứ tư hàng tuần.
Ngọc Xuân vào vai tiểu thương có lương tâm nghề nghiệp, sẵn sàng giúp anh trên con đường đấu tranh với cái xấu
Gian thương do danh hài Thanh Tùng thể hiện, bị Kinh Quốc nhập vai đánh tả tơi trên phim trường
Gia đình Chủ tịch xã Hai Ruộng trong thời gian đầu hạnh phúc.
Hoàng Mập tuyến nhân vật tạo tiếng cười cho phim rất duyên dáng.
Hoàng Mập và Kinh Quốc trong một cảnh quay.
NSƯT Công Ninh vào vai tiến sĩ nông lâm giúp Hai Ruộng đạt ước mơ tạo lúa giống tốt đạt chuẩn quốc tế.
LỮ ĐẮC LONG
Theo Infonet.vn
Lúa trổ bông
Phát sóng lúc 22h00 thứ Hai, Ba và Tư hàng tuần trên HTV9 kể từ ngày 6/6/2012
Đạo diễn: Xuân Phước.
Sản xuất: Hãng Phim Nghệ Thuật Việt (V-Art)
Thời lượng: 25 tập x 45 phút
Diễn viên: Kinh Quốc (Ba Ruộng), Trịnh Kim Chi (Sáu Liên), Công Ninh (TS. Năm Hưng), Thanh Tùng (Năm Dư), Huỳnh Anh Tuấn (Ba Năng), Ngọc Xuân (Út Nhã), Nguyễn Sanh (Hai Kỳ), Hoàng Mập (A Lũ), Diệp Bảo Ngọc (Thơm), Phương Dung (bà Năm Dư)....
Người viết muốn phản ảnh trung thực một phần đời sống đầy biến động trong cuộc đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quyền lợi chánh đáng của bà con nông dân và xây dựng tư duy mới trong sản xuất nông sản - tạo thương hiệu cho Lúa gạo, trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Phim là những câu chuyện tình yêu đầy kịch tính với những con người mang tính cách Nam Bộ đậm đặc, cố gắng tạo ra diện mạo Người Cộng sản trong thời kỳ kinh tế thị trường, bên cạnh đó là sự trưởng thành của lớp trẻ trong cuộc đấu tranh bảo vệ đạo lý, tình yêu và trách nhiệm với quê hương, đồng thời thể hiện khát vọng của chúng ta về miền đất Đồng bằng sông Cửu Long - "Cái nồi cơm của cả nước" cần phải được gìn giữ và đối xử công bằng trong tiến trình phát triển chung của quốc gia.
Ba Ruộng - một người nông dân chân chất của xứ Rạch Bần, suốt đời lam lũ với đồng ruộng, hết lòng vì bà con nông dân. Vốn tính khẳng khái, bản lĩnh, bênh vực kẻ khó, "giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha" nên đời sống thường ngày của anh đã trót vô tình làm mất lòng bọn "đỉa hút máu nông dân" như Năm Dư. Chính bởi tính khẳng khái đó đã khiến anh nhiều phen điêu đứng. Cuộc đời Ba Ruộng là nối tiếp của những biến cố, từ chuyện bị vợ phụ tình, bị hàm oan cho tới chuyện bị người bày mưu hãm hại.
Chính bởi một lòng gắn bó với cây lúa, mảnh đất quê hương, Ba Ruộng đã mạnh dạn áp dụng những phương pháp sản xuất khoa học tiên tiến, thân thiện với môi trường để trồng lúa sạch, anh mạo hiểm chấp nhận những phương thức mới trong sản xuất chỉ với mong mỏi sẽ giúp bà con nông dân thoát khỏi nghèo khó, tạo thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Suy nghĩ táo bạo, những phương án anh đưa ra đã không ít lần vấp phải sự phản đối từ nề nếp suy nghĩ cũ của người nông dân và chính những cán bộ Đảng viên biến chất, tha hóa. May mắn thay, bên cạnh anh luôn có sự ủng hộ của những người nông dân tốt bụng như Ba Ngọ và bà con, cùng Tiến sĩ Năm Hưng - một nhà khoa học tâm huyết, những người trẻ vốn xuất thân tư nông dân, gắn bó với nông dân như con gái anh - Thơm, bạn bè của cô.
Đặc biệt, sát cánh bên anh từ sau khi vợ bỏ xứ ra đi, luôn là hai người đàn bà hết lòng hết dạ vì anh - Sáu Liên và Út Nhã. Hai người đàn bà, hai tính cách, hai môi trường sống hoàn toàn khác nhau đã cùng chung tay, góp sức với anh trong hành trình xây dựng mảnh đất quê hương. Một Sáu Liên - người cán bộ dịu dàng, nhân hậu, rất nhạy bén và năng động trong công việc, hết lòng hết dạ với nông dân. Một Út Nhã làm nghề thương lái có tính cách mạnh mẽ, đa chiều, dám nghĩ dám làm, là người hàng xóm thân thiết của Ba Ruộng, sau nhiều lần được anh cứu giúp nên âm thầm đem lòng yêu anh. Hai người phụ nữ đã chung sức giúp Ba Ruộng nhưng đồng thời cũng gây ra cho anh bao biến cố từ những nghi vấn mâu thuẫn trong gia đình cho tới công việc, khiến Ba Ruộng nhiều phen lao đao khốn đốn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Ba Ruộng vẫn chính là việc chống lại những thế lực có chức, có quyền, có tiền, lợi dụng chủ trương đô thị hóa để biến mảnh đất Rạch Bần thuần nông thành nguồn lợi kinh doanh bất động sản béo bở của họ, để đất và tiền của, mồ hôi nông dân cứ thoải mái chảy vào túi mình. Những cái đầu đen tối như Tư Thừa, Năm Dư, Hai Hơn, Hai Kỳ, Tư Đà... đã bày ra mọi âm mưu thủ đoạn hòng cản bước đường đi của Ba Ruộng - cũng là cản trở sự phát triển của một vùng đất. Chúng bày mưu ghép ảnh giả anh và Sáu Liên, tung tin bài, ảnh nóng lên mạng, thuê côn đồ xã hội đen uy hiếp Ba Ruộng. Vốn bản tính thật thà nên Ba Ruộng đã phải nhiều lần rơi vào âm mưu của chúng khiến vợ anh phải phạm tội phản bội chồng và ra đi biệt xứ trong đau đớn, bản thân Ba Ruộng nhiều lần bị khiển trách, phê bình, khai trừ khỏi Đảng, thậm chí suýt bị đi tù... Song, với anh, những điều đó không đớn đau bằng việc mất uy tín, mất lòng tin với bà con nông dân. Và, đã không ít lần Ba Ruộng phải rơi vào tình huống khốn khổ, bị hàm oan mà không cất nổi tiếng kêu oan.
"Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân", may mắn thay bên cạnh Ba Ruộng đã có sự giúp sức đúng lúc và cần thiết của những con người tốt bụng, tâm huyết với mảnh đất hồn hậu này như Chín Hải, giáo sư Lê Trần Lê, Tiến sĩ Năm Hưng, Quốc Anh, những người trẻ tuổi như Thơm, Bình, Nghĩa... Chính những người trẻ tuổi, bằng tri thức, sự táo bạo dám nghĩ dám làm, hết lòng vì quê hương đã giúp những ước muốn của Ba Ruộng dần dần trở thành hiện thực.
Thông qua cuộc đời, cuộc đấu tranh của Ba Ruộng, bộ phim còn đề cập đến những vấn đề nóng của người nông dân hiện nay, vấn đề đầu cơ đất đai trục lợi được nấp dưới danh nghĩa xây dựng các khu du lịch, thương mại đô thị hóa không căn cơ khiến nông dân phải bán ruộng, bán đất. Làm thu hẹp đất nông nghiệp là đe dọa an ninh lương thực quốc gia.
Theo TGDA
Phim truyền hình mới: Lúa trổ bông Đề tài về nông thôn lại tiếp tục lên màn ảnh nhỏ HTV9 thông qua bộ phim truyền hình dài 25 tập Lúa trổ bông, phát sóng lúc 22g từ thứ hai đến thứ tư hằng tuần, bắt đầu từ ngày 6-6. Bộ phim phần nào phản ánh đời sống đầy biến động trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng...