Top 5 phim hoạt hình 3D Việt gây “sốt”
Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy chung của trào lưu thế giới với các sản phẩm hoạt hình 3D ngày càng có những tiến bộ rõ rệt.
Dưới đây là top 5 phim hoạt hình 3D nổi bật nhất, gây nên những cơn bão khác nhau trong cộng đồng mạng.
Ra mắt năm 2005, Giấc mơ của ếch xanh trở thành phim hoạt hình 3D đầu tiên của điện ảnh Việt. Phim được lấy cảm hứng từ tích “Ếch ngồi đáy giếng” trong dân gian, kể về hai cha con nhà ếch tự tạo cho mình một “giang sơn” riêng dưới đáy giếng.
Điểm trừ của phim là nội dung câu chuyện đơn giản, ít kịch tính do đó còn thiếu hấp dẫn. Đồ họa trong phim chưa được sắc nét và sinh động. Điểm cộng của bộ phim là những hình ảnh hoàn toàn thuần Việt, nhạc phim bám sát chủ đề với câu triết lý: “Đi thì biết đó biết đây, ở lì một chỗ biết ngày nào khôn”.
Giấc mơ của ếch xanh đã đạt giải Bông Sen Bạc cho Âm nhạc xuất sắc nhất (không có Vàng) trong LHP Việt Nam lần thứ 15 (2006).
2. Thỏ và Rùa
Video đang HOT
Ra đời sau Giấc mơ của ếch xanh 3 năm (2008), Thỏ và Rùa của đạo diễn Huỳnh Vĩnh Sơn là sự tiến bộ vượt bậc với đồ họa sắc nét, hình ảnh sống động và rực rỡ. Nội dung bộ phim dựa theo câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng nhưng được cải biên theo hướng vui nhộn, ngộ nghĩnh. Nhân vật Rùa và Thỏ cùng sinh sống tại thành phố Rau Muống. Nhớ đến câu chuyện xa xưa, Thỏ và Rùa quyết định so tài một lần nữa. Cuộc chạy đua rất gay cấn nhưng cuối cùng không có kẻ thắng người thua như trong truyện ngụ ngôn, trái lại, Thỏ và Rùa đã giúp đỡ nhau để cùng chiến thắng.
Bộ phim gây được tiếng vang nhờ phần đồ họa được thiết kế tốt, tạo nên một thế giới sống động nhiều màu sắc mà chưa phim hoạt hình nào của Việt Nam trước đó làm được. Những chi tiết khác, chẳng hạn tên của các nhân vật được đặt theo các đặc tính riêng như Thỏ Tai Dài, Rùa Mắt Trố, Vịt Cồ, Gà Mái Mơ… cũng tạo cho bộ phim nét gần gũi riêng.
Trong LHP Việt Nam 16, Thỏ và Rùa đạt giải Bông Sen Bạc (không có Vàng) cho thể loại phim hoạt hình.
Là bộ phim hoạt hình nằm trong dự án các phim về đề tài 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Người con của Rồng ra mắt lần đầu vào tháng 9 năm 2010 tại rạp Kim Đồng và chính thức trình chiếu trên sóng Đài truyền hình Việt Nam vào đúng ngày Đại lễ 10/10/2010. Bao trùm bộ phim là không khí kì ảo, hư hư thực thực về hành trình đi tìm cha của Lý Công Uẩn và sự trưởng thành của cậu bé để trở thành vị vua trí dũng song toàn, mở ra vương triều Lý và thực hiện công cuộc dời đô về đất thiêng Thăng Long.
Người con của Rồng mất thời gian 3 năm để hoàn thành với kinh phí hơn 7 tỉ đồng. Bộ phim được đánh giá là có kịch bản tốt, các yếu tố bất ngờ và hài hước được đan cài khéo léo, lời thoại không bị máy móc, tạo hình nhân vật sống động.
Người con của Rồng đạt giải thưởng Phim hoạt hình xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất trong Cánh Diều Vàng 2010.
Dưới bóng cây nằm trong loạt phim hoạt hình 3D đến với khán giả thông qua Internet. Ra mắt lần đầu tiên trên Youtube ngày 21/5/2011, Dưới bóng cây trở thành hiện tượng trong cộng đồng mạng. Thông qua câu chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm, bộ phim đề cập đến bản chất thực của hành động anh hùng và những góc nhìn khác nhau về cùng một sự việc.
Bộ phim dài 7 phút do nhóm tác giả trẻ Colory Animation Studio thực hiện trong 4 tháng đã được cộng đồng mạng đón chào nhiệt liệt. Đa phần các ý kiến đều bày tỏ sự ngạc nhiên trước kĩ xảo đẹp mắt của bộ phim cũng như các tình tiết vui nhộn và tạo hình nhân vật ngộ nghĩnh, dễ thương. Ê kíp làm phim cũng lấy được thiện cảm nhờ phần hình ảnh đậm đà bản sắc Việt Nam và phần lồng tiếng lôi cuốn, sinh động.
Ra mắt đúng dịp Noel 2011, Cô bé bán diêm là bộ phim hoạt hình 3D đình đám nhất về mặt hiệu ứng dư luận cho đến thời điểm này. Bộ phim dài hơn 7 phút, chỉ có nhạc nền mà không có lời thoại, không có lời dẫn truyện nhưng vẫn lấy được cảm xúc của người xem nhờ đồ họa sắc sảo và các tình tiết được chọn lọc.
Tuy vẫn bị chê ở điểm Cô bé bán diêm hoàn toàn là câu chuyện “ngoại”, trong khi kho tàng truyện cổ Việt Nam không thiếu các tác phẩm hay để chuyển thể thành phim hoạt hình, nhưng không thể phủ nhận bộ phim này đã đem đến hi vọng cho khán giả Việt về một tương lai không xa sẽ có những bộ phim hoạt hình 3D “made in Việt Nam” làm khuynh đảo phòng vé.
Theo Afamily
Chặng đường khó khăn của hoạt hình Việt Nam
Nhiều người trong nghề và khán giả đang có cái nhìn lạc quan với hoạt hình Việt Nam. Tuy nhiên, để tạo dựng được thị trường cho phim hoạt hình vẫn còn cả chặng đường khó khăn phía trước.
Khoảng cách được rút ngắn
Tại Liên hoan phim Việt Nam vừa qua, nhà biên kịch Vũ Kim Dũng - Trưởng ban Giám khảo phim hoạt hình đã không còn ngần ngại khi nhận xét chất lượng các bộ phim tham dự không còn khoảng cách quá xa so với phim nước ngoài. Đạo diễn Phạm Minh Trí cũng lạc quan cho rằng hình ảnh, âm thanh trong phim hoạt hình Việt đã có bước tiến dài. Theo ông, nhờ cách làm phim kỹ thuật số, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới, đã mang lại cho phim hoạt hình trong nước diện mạo mới.
Phim hoạt hình Dưới Bóng Cây
Trong những bước tiến của hoạt hình Việt, không thể không nhắc tới "làn gió" mới từ các công ty, nhóm làm phim tư nhân. Những cơn sốt liên tiếp khi bộ phim Dưới bóng cây (Colory), hay Cô bé bán diêm (True-D)... ra mắt, khiến nhiều người phải giật mình, có cái nhìn khác về phim hoạt hình trong nước. Đạo diễn Phạm Minh Trí chia sẻ: "Họ là những gương mặt mang đến luồng sinh khí mới, tác động mạnh mẽ đến những người làm phim hoạt hình thuộc thế hệ cũ. Sự xuất hiện của họ sẽ giúp tăng tính cạnh tranh trong môi trường sản xuất phim hoạt hình hiện nay".
Không thể phủ nhận hoạt hình Việt Nam đã có những bước dịch chuyển đáng kể, nhưng hiện tại vẫn chưa tạo được thị trường. Vì sao?
Phải có bứt phá về tư duy
Theo đạo diễn Phạm Minh Trí, các bộ phim hoạt hình hiện nay chủ yếu vẫn được làm theo lối "cổ điển", dài trung bình 6 - 10 phút. Trong khi, phim chiếu rạp cần dài khoảng 90 phút, phim hoạt hình phát trên truyền hình cần làm theo dạng nhiều tập, còn phim ngắn chỉ nên dài khoảng 2 - 3 phút. Ông cho rằng làm phim ngắn có thể tốt nhưng làm phim dài lại là chuyện khác. "Để làm phim dài, phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi khâu sản xuất. Thời gian, kinh phí, hạ tầng sản xuất, kịch bản phải đầu tư hơn gấp nhiều lần so với làm phim ngắn", ông bày tỏ.
Phim hoạt hình Cô Bé Bán Diêm
Ông Đoàn Trần Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Colory, cho biết cái khó khi thực hiện phim dài không nằm ở kỹ thuật mà ở khâu kịch bản. "Kỹ thuật có thể học hỏi, nhưng nếu không có kịch bản hấp dẫn, sẽ rất khó kêu gọi nhà đầu tư sản xuất", ông cho hay. Bên cạnh yếu tố kịch bản, đạo diễn Phạm Minh Trí cho rằng tư duy của đạo diễn phim hoạt hình cũng cần có nhiều thay đổi, bứt phá mạnh mẽ. "Với nhu cầu phát triển, ngôn ngữ hoạt hình cần phải thay đổi theo, như vậy mới đáp ứng trí tưởng tượng của khán giả", ông nói.
Liên hoan phim hoạt hình, tại sao không?
Từ lâu, người làm nghề luôn mong muốn có một liên hoan phim trong nước dành riêng cho thể loại hoạt hình. Nhưng đến nay, chưa có liên hoan phim hoạt hình nào được tổ chức. Đạo diễn Phạm Minh Trí cho rằng, với nguồn kinh phí hạn hẹp, vẫn có thể tổ chức liên hoan phim hoạt hình trên mạng. Theo ông, việc trình chiếu các bộ phim trên mạng có tác dụng quảng bá rất mạnh mẽ và người làm nghề cũng có thể dễ dàng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.
Hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất phim hoạt hình vẫn chưa tính đầu ra, lợi nhuận của bộ phim. Hai cơ sở sản xuất phim hoạt hình lớn của nhà nước là Hãng phim sản xuất phim hoạt hình Việt Nam và Xưởng sản xuất phim hoạt hình (thuộc Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài truyền hình Việt Nam) chủ yếu làm phim theo đơn đặt hàng. Bộ phim Dưới bóng cây được Colory sản xuất không với mục đích trình chiếu thu lợi nhuận, mà đơn thuần chỉ là bước đi thử nghiệm, thâm nhập trong lĩnh vực mới. Không chỉ Colory, nhiều công ty, nhóm làm phim tư nhân mới đang dừng ở mức thăm dò khán giả. Trong khi đó, chỉ khi mục đích kinh doanh được đặt ra mới có thể kích thích tính cạnh tranh, chuyên nghiệp hóa, phát triển của các cơ sở sản xuất phim, tạo thị trường cho phim hoạt hình.
Số lượng khán giả trong nước yêu thích phim hoạt hình không hề nhỏ. Các rạp chiếu không ít lần cháy vé, hay tăng suất chiếu với nhiều bộ phim hoạt hình "made in Hollywood" như Kungfu Panda, Rio... Có thể thấy nhu cầu của khán giả là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, có tận dụng được hay không lại phải trông chờ vào những sự dấn thân, đột phá mới.
Theo PLXH
Cô gái kiêu kỳ - cái giá của việc xem tình yêu là trò đùa Sắc đẹp là một ưu thế mà tạo hóa ban tặng cho phụ nữ. Nếu biết cách phát huy thì sẽ là ưu thế góp phần đi đến thành công, nhưng nếu quá lạm dụng thì sắc đẹp sẽ biến thành tai họa. Bởi "cái nết đánh chết cái đẹp" Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng của tạo hóa tặng...