Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có bình thường?
Nhiều bạn gái hoang mang khi kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Vậy kinh nguyệt ra máu cục có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục?
Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Trong những ngày đầu của chu kỳ, hội chị em có thể sẽ gặp phải trường hợp kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Thực chất, hiện tượng kinh nguyệt ra máu cục là hết sức bình thường, đặc biệt là khi tốc độ và thể tích dòng chảy kinh tăng lên ở đầu chu kỳ. Do lượng máu quá nhiều, nên các chất chống đông từ cơ thể của con gái không kịp làm việc – dẫn đến việc kinh nguyệt ra cục máu đông.
Thông thường thì hiện tượng kinh nguyệt ra máu cục này sẽ không có gì nguy hiểm, tuy nhiên nếu kinh nguyệt ra nhiều cục máu đôngvới kích thước lớn (từ 0,5mm đến 3-4 cm) thì hội chị em cần hết sức chú ý do đây có thể là dấu hiệu sức khoẻ có vấn đề đấy.
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông là gì? Hội chị em chúng mình cùng tham khảo ngay bên dưới nhé:
Đây là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông. Con gái đừng chủ quan nghĩ rằng chỉ cần bổ sung chất sắt là ổn nhé! Hãy đi khám và làm xét nghiệm để xác định mức độ hemoglobin trong máu trước đã, nếu kết quả hemoglobin trong máu thấp – bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống phù hợp nè.
- U xơ tử cung:
Video đang HOT
Một dạng khối u lành tính thường gặp ở tử cung, đó là u xơ tử cung. Hội chị em có thể mắc phải bệnh này khi lượng estrogen tăng cao, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều máu cục.
- Rối loạn nội tiết tố:
Hormone progesterone và estrogen khi bị xáo trộn sẽ gây ra sự phát triển của một lớp lót tử cung quá dày, khiến cho lượng máu kinh xuất hiện nhiều hơn thông thường kèm theo tình trạng kinh nguyệt ra nhiều máu cục. Đây cũng có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang.
- Lạc nội mạc tử cung:
Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, hoạt động tương tự niêm mạc nội mạc tử cung và đến ngày “đèn đỏ” thì bong ra, theo máu kinh bong chảy ra ngoài – có hình dạng như những cục máu đông lớn. Điều này làm cho chị em nhận thấy hiện tượng kinh nguyệt ra máu cục. Tuy đây là bệnh lý lành tính, nhưng vẫn có khả năng dẫn đến vô sinh ở phụ nữ, vì thế chị em nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuẩn xác nhất nhé.
- Polyp:
Căn bệnh này khiến hình thành các khối u, khi chúng phát triển lớn dẫn sẽ gây ra chèn ép mẫu chảy của máu từ tử cung vào “ngày ấy”, dẫn tới việc kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng hóa thành ác tính (ung thư) nếu như không được điều trị kịp thời. Nếu gặp những triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi thụt rửa âm đạo, dịch tiết âm đạo quá nhiều màu trắng hoặc vàng… hội chị em cần đến sớm gặp bác sĩ để khám và có chẩn đoán chính xác nha.
Cách điều trị kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều máu cục, hội chị em có thể thực hiện một số phương pháp tại nhà như sau:
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung chất sắt.
- Thường xuyên tập thể dục nhằm giảm các cơn đau bụng. Các bài tập Yoga đơn giản có thể kể đến như: Động tác nằm ôm chân, nằm vặn người, chân áp sát vào tường, đứng gập bụng…
- Tránh dùng Aspirin để giảm đau. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn và làm tình trạng máu đông trở nên tồi tệ.
Nếu tình trạng kinh nguyệt ra máu cục không có dấu hiệu suy giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, con gái hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và nhận toa thuốc đặc trị nhằm cân bằng nội tiết tố và kiểm soát lượng máu nha.
Hy vọng qua bài viết này, Kotex đã mang đến những thông tin hữu ích cho con gái về hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Còn rất nhiều bài viết giải đáp các thắc mắc khác của chị em về sức khoẻ cũng như chu kỳ kinh nguyệt ở Góc Chuyên Gia của Kotex, đừng bỏ lỡ nhé!
Theo Girlspace
Đau bụng kinh nhưng kinh nguyệt không ra được phải làm sao?
Đau bụng kinh nhưng không có kinh nguyệt hay đã tới ngày đèn đỏ nhưng kinh nguyệt không ra được phải làm sao? Đây mà một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt các bạn gái cần theo dõi và điều trị để phòng tránh những bệnh lí phụ khoa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nhé!
NGUYÊN NHÂN KHIẾN KINH NGUYỆT KHÔNG RA ĐƯỢC
1. Tăng giảm cân đột ngột: Đây cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ra được. Cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Khi tăng cân, chất béo tích tụ quá nhiều khiến hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Khi giảm cân, nhất là những người áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế calo sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng, mất cân bằng hormone tương tự như khi tăng cân đột ngột.
2. Căng thẳng, stress, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng làm rối loạn kinh nguyệt: Tâm lý stress, căng thẳng, áp lực sẽ tác động đến não bộ - vùng cơ quan kích thích hoạt động sản xuất hormone của tuyến yên, khiến các bạn gái bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không ra được.
3. Tác dụng phụ của thuốc: thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Nhưng bên cạnh việc hiệu quả điều trị, hầu hết các loại thuốc kháng sinh cũng đều có nguy cơ gây ra các phản ứng không mong muốn cho người bệnh. Đối với các bạn gái, việc dùng thuốc kháng sinh nhiều trước kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những tác dụng phụ làm rối loạn nội tiết trong cơ thể và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Uống nhiều thuốc kháng sinh có thể làm kinh nguyệt không ra được.
4. Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không ra được.
KINH NGUYỆT KHÔNG RA ĐƯỢC PHẢI LÀM SAO?
1. Giải tỏa căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress và áp lực không những ảnh hưởng đến tinh thần mà còn gây ra rối loạn nội tiết tố - nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ra được. Trong những ngày này bạn gái cần nghỉ ngơi hợp lí, ngủ sớm, đủ 8 tiếng/ ngày, tránh làm việc quá sức làm gia tăng áp lực, căng thẳng. Cần thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc cây hoặc ngâm mình trong bồn tắm với tinh dầu để tinh thần thoải mái đồng thời giảm những triệu chứng khó chịu.
2. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí: Bổ sung các bữa ăn với đầy đủ khoáng chất và vitamin phù hợp có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, không những giúp bạn gái khỏe mạnh hơn mà còn tăng khả năng chống chuột rút và thiếu máu. Bạn cũng nên uống đủ nước hàng ngày để tránh mất nước trong những ngày nhạy cảm nhé!
3. Tập thói quen vận động, rèn luyện thể chất: Luyện tập thể dục - thể thao đều đặn sẽ mang lại vô số lợi ích tích cực. Đặc biệt đối với phái nữ, vận động thể chất giúp giữ cân nặng hợp lý và thậm chí là điều hòa kinh nguyệt, giải vây tình huống kinh nguyệt không ra được.
4 . Bổ sung sắt và magie: Bạn gái cần bổ sung nhiều chất sắt để bổ sung lượng máu giúp kinh nguyệt điều hòa. Nguồn cung cấp chất sắt có trong: thịt bò, cá, trứng, hải sản, các loại ngũ cốc... Ngoài ra, chị em cũng cần tăng cường magie vì trong chu kì vì lượng estrogen trong chu kì tăng đồng nghĩa lượng magie giảm cần bổ sung magie có trong các loại rau xanh, cá, các loại đậu, sữa, quả bơ... vào khẩu phần ăn để cân bằng dưỡng chất giúp kinh nguyệt điều hòa.
Theo Grilspace
Mách bạn cách trị đau đầu khi hành kinh Những cơn đau đầu khi hành kinh có thể khiến ngày đèn đỏ của bạn thêm mệt mỏi và các sinh hoạt hằng ngày dễ bị xáo trộn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách trị đau đầu khi hành kinh để thoải mái làm việc và vui chơi trong những ngày ấy. Hormone dao động trong chu kỳ kinh nguyệt nên có thể...