Kinh nguyệt nói lên tình trạng sức khỏe của phụ nữ
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, một sức khỏe kinh nguyệt tốt là nền tảng quan trọng để chị em phụ nữ có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp hoàn hảo cho chính mình.
Nhưng trong nhiều trường hợp chính chu kỳ kinh nguyệt với những rối loạn cơ thể của nó lại là nguyên nhân gây nên một số bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đế sức khỏe của chị em phụ nữ.
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Đặc biệt, bạn có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của mình qua biểu hiện của kinh nguyệt.
Tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi cũng có trường hợp sớm hơn hay muộn hơn. Ngày nay, chế độ dinh dưỡng cùng nhiều yếu tố khác khiến tuổi dậy thì sớm hơn, thậm chí có những trường hợp thấy kinh lúc mới 8, 9 tuổi hoặc sớm hơn nữa. Thấy kinh sớm quá cũng không tốt.
Ngoài việc các bé chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ mình, một số trường hợp (dù hiếm) có thể bị những khối u tuyến yên nên kích thích dậy thì sớm.
Video đang HOT
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh có thể thay đổi giữa người này, người khác, nhưng ít thay đổi ở cùng một người ở trong tuổi hoạt động sinh dục. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tính từ lúc bắt đầu thấy kinh của chu kỳ này đến lúc bắt đầu của chu kỳ tiếp theo, chuẩn nhất là 28 ngày.
Tuy nhiên, có những trường hợp sớm hơn (dưới 28 ngày, thậm chí mới 20 ngày đã đến vòng kinh), hay muộn hơn (trên 28 ngày), bị bế kinh (nhiều tháng liền không có kinh) hay bị rối loạn kinh nguyệt (lúc sớm lúc muộn, không thể xác định được chu kỳ).
Tất cả các trường hợp chu kỳ kinh không đều dẫn đến khó xác định được ngày rụng trứng tránh thai theo vòng kinh. Nhất là với các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt hay vài tháng mới có kinh một lần thì cơ hội mang thai có thể khó hơn (có thể là nguyên nhân của hiếm muộn).
Đoán bệnh qua màu sắc kinh nguyệt
Điều này có nghĩa là bạn đang bị một bệnh nhiễm trùng hoặc một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục ghé thăm đó!
Nếu ngoài biểu hiện máu nguyệt san màu đen, bạn có thêm những dấu hiệu như âm đạo có mùi hôi, đau bất thường hoặc sốt nhẹ thì cũng nên đi khám bác sĩ phụ khoa sớm.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện cơn đau ở xương chậu khi giao hợp… thì nhiều khả năng bạn đã mắc phải bệnh lạc nội mạc tử cung rồi đấy nhé!
Vào thời điểm nang trứng phát triển, nó sản xuất ra các hormone sinh dục là estrogen và progesterone làm cho lớp niêm mạc lót bên trong tử cung dày lên.
Khi sự cân bằng hormone bị xáo trộn sẽ dẫn đến việc lớp niêm mạc trở nên quá dày và bị bong tróc. Chính điều này là nguyên nhân làm lượng máu chảy nhiều hơn bình thường, thậm chí có thể gây ra hiện tượng máu vón cục khiến khí hư có màu nâu đen.
Kinh nguyệt có màu xám
Những XX bị sảy thai có thể có vài cục máu đông hoặc khối màu xám từ âm đạo. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ đang mang thai, hãy kiểm tra bác sĩ ngay lập tức khi thấy chảy máu quá nhiều hoặc có cục máu đông nhé!
Trường hợp bạn gái nào chưa từng XXX bao giờ thì nguyên nhân có thể do bệnh gan, đái tháo đường, mắc một số bệnh sán hút máu. Lý do cũng có thể là bởi chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, mắc bệnh lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung…
Kinh nguyệt có màu đỏ tươi
Kinh nguyệt bình thường ở XX phần nhiều là có màu đỏ sẫm. Vì thế nếu kinh nguyệt của bạn có màu đỏ tươi thì cũng đáng để lưu ý nhé!
Đông y cho rằng, hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải.
Lưu ý:Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường như thế này, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan…
Theo Hạ Lê – Khỏe và Đẹp
Kinh nguyệt thưa có ảnh hưởng đến sinh sản?
Tôi năm nay 25 tuổi, 16 tuổi mới xuất hiện kỳ kinh đầu. Từ đó đến nay chu kỳ kinh nguyệt không đều, có khi 2 - 3 tháng, có đợt 5 - 6 tháng.
Vì chuẩn bị lập gia đình nên tôi rất lo lắng không biết như vậy có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không. Xin quý báo tư vấn giúp.
Nguyễn Thị Thơm (An Giang)
Tình trạng kinh nguyệt của bạn 2 - 3 tháng, thậm chí đến 5 - 6 tháng mới có 1 lần là rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa: chu kỳ kéo dài trên 35 ngày, vô kinh thứ phát: mất kinh trên 3 tháng nếu có chu kỳ kinh đều trước đó hoặc 6 tháng nếu có chu kỳ kinh không đều trước đó)
Nguyên nhân gây nên vô kinh thứ phát nếu loại trừ tình trạng mang thai thì có thể do một trong những nhóm nguyên nhân sau: Buồng trứng: 40%, như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm, khối u ở buồng trứng; Hạ đồi: chiếm 35%, do thiếu GnRH bẩm sinh, hoặc thiếu GnRH chức năng do căng thẳng quá mức, tập thể dục quá sức, suy dinh dưỡng..; Tuyến yên: như khối u tiết prolactin, bệnh lý khác, chiếm 19%; Tử cung: 5%; Các nguyên nhân khác: 1%.
Bạn đã có kinh nguyệt và siêu âm bình thường thì khả năng sinh sản về sau không đáng lo lắm. Tuy nhiên, em cần khám và làm đầy đủ xét nghiệm tại cơ sở y tế chuyên khoa mới có thể đánh giá một cách đúng mức.
Theo BS Lê Thu Hà - Sức khỏe và Đời sống
Bí quyết giảm tình trạng đau bụng kỳ "đèn đỏ" Hãy chú ý nhiều hơn đến ăn uống và tập luyện vì 2 yếu tố này hoàn toàn có thể làm giảm cơn đau ngày "đèn đỏ" của bạn. Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất lành mạnh hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng đau bụng, khó chịu ngày "đèn đỏ" của chị em. Nếu bạn thường xuyên gặp...