Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày thì có đáng lo ngại không?
Nhiều chị em có kỳ kinh diễn ra rất đều đặn và chính xác như đồng hồ. Tuy nhiên, số khác lại có chu kỳ đến chậm, hết quá nhanh hay bị rong kinh.Vậy kinh nguyệt kéo dài 15 ngày có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân hay không?
Rong kinh là khi kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Rong kinh có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mất máu. Trường hợp máu kinh ra kéo dài có thể gây mệt mỏi, chóng mặt. Đồng thời bệnh còn dẫn đến nhiều rắc rối, bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nếu rong kinh hơn 15 ngày thì sẽ thành rong huyết. Rong huyết là hiện tượng huyết ra từ bộ phận sinh dục không phải kinh nguyệt. Nguyên nhân mắc bệnh rong huyết có thể không xuất phát từ rối loạn nội tiết trong chu kỳ hàng tháng của người phụ nữ.
Nhiều chị em phụ nữ thường bỏ qua chứng rong kinh, rong huyết vì không nắm được mức ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, đây lại là là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh hết sức nguy hiểm.
Rong huyết có thể là dấu hiệu mắc một số bệnh như viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, buồng trứng đa nang, ảnh hưởng do dùng thuốc tránh thai, ảnh hưởng do thai kỳ…
Những đối tượng hay mắc bệnh rong kinh
Rong kinh, rong huyết dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều có tác động xấu đến sức khỏe của chị em. Có thể để lại những biến chứng xấu như thiếu máu, suy nhược cơ thể. Thậm chí tăng nguy cơ vô sinh do rối loạn nội tiết.
2 nhóm đối tượng thường gặp bệnh rong kinh nhất là:
Tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, nội tiết tố ở vùng núi đôi, tuyến yên, buồng trứng chưa ổn định. Các bạn gái sẽ gặp phải các hiện tượng như chậm kinh, mất kinh hay rong kinh. Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày ở tuổi dậy thì có đáng lo ngại?
Sau độ tuổi dậy thì, khi mà hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh và nội tiết tố trong cơ thể bạn gái ổn định hơn, rối loạn kinh nguyệt sẽ tự khỏi. Do đó, hiện tượng rong kinh khi ở tuổi dậy thì hoàn toàn không đáng lo ngại.
Độ tuổi sinh sản
Video đang HOT
Trong độ tuổi sinh sản, nguyên nhân chính khiến chị em bị rong kinh đó là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.Bên cạnh đó, có thể kể đến những yếu tố có thể gây bệnh rong kinh như mắc một số bệnh phụ khoa, do nạo phá thai không an toàn, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau quá trình sinh nở hoặc mắc một số bệnh lý ở tuyến yên hoặc buồng trứng khác…
Rong kinh hoặc rong huyết là những biến chứng có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ và gây tác hại đến sức khỏe. Do đó, khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt kéo dài 15 ngày kéo dài chị em phụ nữ nên thăm khám kịp thời và tham khảo ý kiến các bác sĩ để sớm có hướng khắc phục bệnh.
Lưu ý không nên tự ý mua thuốc uống để chữa bệnh vì rất dễ mắc phải các tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Theo www.phunutoday.vn
8 tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai chị em phải tránh
Thuốc tránh thai hàng ngày là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng vì nó có hiệu quả lên đến 99% nếu sử dụng theo đúng nguyên tắc của thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ rất nguy hiểm cho chị em phụ nữ.
Tác dụng của thuốc tránh thai
Có 2 loại thuốc tránh thai uống, cả hai đều chứa các hoóc môn estrogen và progesteron tổng hợp. Loại phối hợp chứa cả hai hoóc môn estrogen và progesterone, trong khi loại "mini" chỉ chứa hoóc môn progestin.
Thuốc cũng được sử dụng không phải để tránh thai nhằm điều trị các tình trạng bệnh như:
- Điều hòa kinh nguyệt
- Kinh nguyệt không đều
- Băng kinh (kinh nguyệt nhiều)
- Thống kinh (đau bụng khi có kinh)
- Lạc nội mạc tử cung
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD)
- Trứng cá, rậm lông và rụng tóc (hói)
- Giảm nguy cơ u nang vú, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng tiểu khung (PID) và chửa ngoài tử cung.
Thuốc tránh thai uống cũng được như một biện pháp để phòng ngừa ung thư buồng trứng và ung thư tử cung. Thuốc tránh thai không ngăn ngừa được bệnh lây qua đường tình dục.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
1. Ra máu âm đạo
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày nói riêng và các loại thuốc tránh thai nói chung là tình trạng ra máu âm đạo. Hiện tượng này thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc, đến vỉ thứ 3 hiện tượng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nên đi khám bác sĩ nếu bị ra máu từ 5 ngày trở lên trong khi đang dùng thuốc hoặc bị ra máu nhiều trong 3 ngày trở lên.
2. Sưng đau ngực
Trong vài tuần đầu tiên uống thuốc tránh thai, bạn sẽ thấy ngực mình to và đau hơn bình thường. Hiện tượng sưng đau ngực thường hay gặp khi dùng các thuốc tránh thai dạng progesti. Tuy nhiên, cũng tương tự như hiện tượng chảy máu âm đạo, triệu chứng này cũng sẽ tự hết sau vài tuần khi cơ thể đã thích ứng với sự hiện diện của thuốc. Nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ.
3. Không thấy kinh nguyệt
Có những khi mặc dù thuốc được uống đúng, song kinh nguyệt vẫn không diễn ra. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều này như stress bên ngoài, ốm đau, đi lại hoặc đúng lúc có những bất thường về nội tiết hoặc tuyến giáp. Nếu không thấy kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít khi đang dùng thuốc, nên thử thai trước khi uống vỉ thuốc tiếp theo và liên hệ với bác sĩ nếu điều này tiếp tục xảy ra.
4. Tăng cân
Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy thuốc tránh thai uống khiến cân nặng thay đổi, song một số phụ nữ bị giữ nước nhiều hơn, nhất là ở vùng ngực và hông.
5. Tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo
Một trong những tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai hàng ngày là làm bạn tăng nguy cơ bị nhiễm cấm âm đạo. Thuốc tránh thai làm thay đổi sự cân bằng của hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và progesterone. Mức estrogen cao hơn có thể gây nhiễm nấm men.
6. Buồn nôn
Buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn. Một giải pháp là uống thuốc cùng với thức ăn hoặc khi đi ngủ. Hãy gặp bác sĩ nếu bị buồn nôn nặng hoặc kéo dài.
7. Giảm ha muốn tình dục
Các chuyên gia cũng khẳng định việc sử dụng thuốc tránh thai với liều lượng thấp lâu ngày còn làm tăng cảm giác đau khi quan hệ tình dục, dễ dẫn đến bệnh viêm vùng chậu mãn tính.Sở dĩ có hiện tượng này là do nội tiết tố nữ bị biến động khiến trứng không thể rụng, lượng estrogen luôn duy trì ở mức thấp làm giảm ham muốn tình dục, dịch tiết âm đạo giảm khiến cảm giảm đau rát, khó chịu khi có giao hợp tăng lên.
8. Suy giảm thị lực
Việc dùng thuốc tránh thai lâu ngày sẽ làm giảm thị lực của mắt, triệu chứng điển hình nhất là mắt bị khô do thay đổi nội tiết tố. Từ bị khô mắt sẽ có thể kéo theo nhiều di chứng hệ lụy khác liên quan đến mắt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai
- Những người bị bệnh tim, bệnh gan, huyết áp cao, đái đường, người trên 35 tuổi hút thuốc lá, người đang sử dụng thuốc chữa lao và những người phát hiện có ung thư ở vú hoặc cơ quan sinh dục... thì không nên sử dụng thuốc tránh thai
- Bạn cần chú ý uống viên thuốc tránh thai hàng ngày đều đặn bởi nếu không tuân thủ đúng, quên uống thuốc cũng gây rối loạn kinh nguyệt. Để dễ nhớ, bạn nên uống vào một giờ nhất định.
- Khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày, bạn nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
- Bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai.
Theo www.phunutoday.vn
Cô gái được tạo âm đạo từ da cá rô phi đầu tiên trên thế giới Cô Jucilene Marinho, 23 tuổi, người Brazil, bị dị tật bẩm sinh không có âm đạo, năm ngoái đã được tạo hình một âm đạo mới bằng da cá rô phi nước ngọt và nay có thể quan hệ nam nữ bình thường. Năm 15 tuổi cô được chẩn đoán là không có cổ tử cung, tử cung, buồng trứng dù vẫn có...