Kinh nghiệm trị tắc tia sữa của bà mẹ ở Đồng Nai sau nhiều cơn đau đến khủng hoảng tinh thần
Theo chị Ngọc Ánh (30 tuổi, sống tại Biên Hoà, Đồng Nai), tắc tia sữa là tình trạng rất thường gặp ở những bà mẹ sau sinh, khiến mẹ khốn khổ trong khi bé thì khóc quấy thèm khát sữa.
Trong hành trình làm mẹ, điều tuyệt vời nhất là có được nguồn sữa dồi dào cho con ti no bụng. Đây cũng là quả ngọt mà chị Ngọc Anh đã được đón nhận. Tuy nhiên, chị có một nỗi ám ảnh đáng sợ mỗi khi nghĩ lại vẫn còn rùng mình chính là tắc tia sữa.
“Sau nhiều lần trải qua cơn đau này, mình đã đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu. Mình hy vọng những chia sẻ này, sẽ giúp các mẹ bỉm bớt đau và khủng hoảng tinh thần “, chị Ngọc Ánh tâm sự.
1. Con chính là máy hút tốt nhất, không phải chồng
Bà mẹ trẻ thường cố gắng chờ để cho con bú lúc đói, đúng khớp ngậm. Chị cũng luôn đổi tư thế cho bé bú, để tác động vào tia sữa tắc. Khi ấy, bé bú với lực mạnh, giúp thông tia rất hiệu quả.
Lý do chị Ngọc Ánh không nhờ chồng thông tắc tia được đưa ra như sau:
- Miệng chồng có nhiều vi khuẩn khác, làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Nếu muốn giúp, chồng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó, các mẹ nên vệ sinh bầu sữa với xà phòng. Đây là điều khá nhạy cảm, nhưng mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con yêu.
- Chồng dùng lực hút giống như máy hút không hiệu quả cao. Vì vậy, chồng cần xem và thực hiện động tác giống như bé bú mẹ, đúng khớp ngậm và dùng hàm ép vào tuyến sữa.
Đây là việc không đơn thuần chỉ hút thật mạnh như cái máy hút chân không. Bản thân chị Ngọc Ánh đã trải qua cơn đau đớn vô cùng nhưng vẫn không có chút sữa nào.
2. Không nên ấn mạnh tay vào cục tắc
“Điều này sẽ gây nên cảm giác đau đớn, lại gây tổn thương các mô liên kết xung quanh, càng gây khó khăn cho công tác điều trị của bác sĩ sau này. Mẹ hãy nhẹ nhàng massage, dồn sữa và vắt sữa đúng cách để để đẩy cục tắc theo dòng sữa ra ngoài” , mẹ bé Bi nhấn mạnh.
3. Không nên chườm nóng
Chị Ngọc Ánh cho biết, chườm nóng có thể gây tổn thương, bỏng da, gây đau đớn thêm tại vùng bị tắc. Vì các cục tắc nằm sâu bên trong dưới lớp da, việc chườm thật nóng, không thể làm tan cục tắc được.
Video đang HOT
Chị thường chườm ấm, cho nước ấm vào bình sữa của con, chườm nhẹ nhàng trước khi thông tắc. Nếu các mẹ chườm, không thông ngay, kích thích sữa về thêm sẽ càng làm căng thêm cục tắc, đau đớn thêm.
4. Dùng chế độ phù hợp nếu thông tắc tia với máy hút sữa
Với máy hút, chị Ngọc Anh chỉ chọn chế độ cao hơn bình thường 1 nấc. Nếu mẹ dùng máy hút quá mạnh hoặc chọn chế độ cao nhất, có thể giúp thông tia. Nhưng điều đó sẽ làm tổn thương đầu ti, dẫn đến dễ bị tắc sữa các lần sau. Theo đó, bà mẹ trẻ chọn cách hút nhẹ, kết hợp massage và vắt tay, sẽ hiệu quả hơn.
5. Không cố sức hay thông tắc tia sữa trong tâm trạng mệt mỏi, lo âu
“Sau những ngày cố thức để thông tắc với tâm trạng, cơ thể mệt mỏi, lo lắng, mình thấy tình hình không khả quan hơn. Do đó, nếu sờ thấy cục tắc không quá to, cơ thể không sốt, mình chọn đi ngủ, nghỉ ngơi.
Lựa chọn này, giúp mình có tinh thần minh mẫn vào sáng hôm sau. Con vừa ngủ dậy được cho ti ngay, kết hợp massage, vắt tay đúng cách cho thật cạn sữa sẽ hiệu quả hơn.
Nếu các mẹ không tự thông tắc ở nhà được, xuất hiện viêm, sốt, hãy đến các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín. Bác sĩ sẽ sử dụng đúng kỹ thuật để thông tắc, tránh làm cho tình trạng tồi tệ hơn” , mẹ Bin bày tỏ.
6. Tuyệt đối không chủ quan, có thái độ tích cực phòng tránh
Sau những lần khổ sở vì tắc tia sữa, chị Ngọc Ánh nhận thấy rằng, sau khi thông tia xong một lần không nên chủ quan nhé. Các mẹ vẫn phải tích cực phòng tránh tắc sữa tiếp, bằng cách:
- Hút sữa hoặc cho con bú đều đặn, đúng cữ. Học và thực hành vắt sữa bằng tay đúng cách thật cạn sữa cuối siêu đặc trong bầu sữa. Điều này nên thực hiện sau mỗi lần cho con bú hoặc sau khi hút sữa, giúp đảm bảo không có sữa ứ đọng lại, sẽ không hình thành nên cục tắc.
- Có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, không ăn quá nhiều, quá thường xuyên canh đu đủ hầm chân giò, rau lang,…Vì các món này làm sữa đặc hơn, dễ hình thành cục tắc hơn.
- Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh việc quá căng thẳng. Mẹ hãy cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ nhất có thể.
- Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước. Mẹ cũng hạn chế các tác động gây áp lực nặng nên vùng ngực. Bên cạnh đó, mẹ hãy nhớ vệ sinh các kẽ núm vú thật sạch để loại bỏ các cặn sữa, gây cản trở dòng sữa chảy ra ngoài.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để phòng tránh tốt hơn việc tắc tia sữa.
Họ từng muốn "xoá sổ" đời mình
Đám cưới hoãn lại, gia đình 2 bên bị sốc. Thấy bản thân quá tồi tệ, anh S. đâm đầu vào xe tải, rồi cho tay vào ổ điện... tự tử nhưng bất thành.
Đâm đầu vào xe tải, ổ điện... để xóa sổ cuộc đời
Bệnh nhân nhiễm HIV khám tại phòng khám ngoại trú (OPC) TP. Biên Hoà
Nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ ham chơi, thường xuyên hút bồ đà và có quan hệ tình dục bừa bãi dẫn đến HIV...; anh M.N.S. (nhà ở phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai) hít thở thật sâu rồi nói: "Năm 2002, tôi thức tỉnh, quyết định tìm đường tới hôn nhân. Từ một người lêu lổng, tôi trở nên chín chắn hơn. Trước ngày cưới, gia đình 2 bên rôm rả bàn chuyện cưới xin. Tôi hồi hộp và háo hức làm lại cuộc đời mới".
Trước ngày cưới, anh chủ động lái xe máy đi khám sức khỏe để mong các con sinh ra được lành lặn. Nhưng như tiếng sét giữa trời quang, anh S. suy sụp khi nghe thông báo mình nhiễm HIV. Gia đình 2 bên bị sốc, đám cưới phải hoãn lại. Thấy bản thân quá tồi tệ, anh S. đâm đầu vào xe tải, rồi cho tay vào ổ điện... tự tử nhưng bất thành.
"Cái chết không tới, tôi buộc phải sống mạnh mẽ hơn. Lúc đó, tôi nghĩ hậu quả này do tôi gây ra nên tôi phải giải quyết rồi đi đâu tính sau", anh S. nhớ lại.
Anh lựa chọn con đường tìm thuốc chữa bệnh. Thời điểm đó, thuốc ARV để điều trị cho bệnh nhân HIV vẫn chưa phổ biến như bây giờ; người bệnh gần như cầm chắc án tử trong tay. Chưa kể, nếu bị phát hiện mình bị HIV, sẽ không có ai dám lại gần.
"Lương của tôi chỉ có 770.000 đồng nhưng mỗi tháng phải mất đến 2,4 triệu đồng để mua thuốc ARV. Nhưng tôi nghĩ, sau khi điều trị ổn rồi thì sẽ cố gắng chăm làm, kiếm "chút tiền" cho ba mẹ, chứ phận tôi thì coi như đã hết" - anh S. nhớ lại.
Bỗng 2 năm sau, vợ sắp cưới của anh S. đồng ý tổ chức hôn lễ. Chị bao dung chấp nhận và động viên anh chữa bệnh. Đến năm 2006, bao nhiêu tiền tiết kiệm từ nhiều năm trước, anh cũng không đủ để mua thuốc ARV.
"Khi ấy, tôi muốn buông xuôi tất cả, không uống thuốc ARV và cũng không ăn uống. 1 tuần liền, tôi chỉ uống nước, không ăn được nên cơ thể kiệt quệ và chỉ chờ chết. Nhưng tôi sợ mình chết rồi không có gì để lại cho vợ và ai nuôi con. Một lần nữa, tôi nghĩ mình phải sống. Tôi ăn uống trở lại và hồi phục sức khỏe" - anh S. tâm sự.
Sau đó, anh S. may mắn khi thuốc ARV bắt đầu được phát miễn phí. Nhưng "con đường" tìm thuốc miễn phí không hề dễ dàng. Khi ấy, Đồng Nai vẫn chưa có thuốc miễn phí mà muốn nhận phải lên tận Sài Gòn. Chỉ cần nghe nơi nào có thuốc miễn phí, anh S. và một người bạn chia nhau đi xin.
Giờ đây, anh S. đã gần 50 tuổi, hàng ngày, anh vẫn miệt mài làm việc, hạnh phúc bên vợ con. Anh luôn lấy những sai lầm của mình trong quá khứ để nhắc nhớ các con về tương lai tươi đẹp hay không đều do mình lựa chọn.
Khi đã vượt qua được ranh giới giữa sự sống và cái chết, anh S. nhận ra rằng, mình đứng lên được rồi thì phải đi giúp người khác. Anh S. bắt đầu nghĩ đến việc lập nhóm để những người nhiễm HIV giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau. Ngoài việc kinh doanh tại nhà, anh còn lo chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV.
"Với tôi, bây giờ sống được ngày nào phải làm việc hết mình cho ngày đó, dù ngày mai là ngày cuối cùng" - anh S. chia sẻ.
Mắc HIV vì hận ba phản bội mẹ
Một bệnh nhân nhiễm HIV đến khám, lấy thuốc ARV tại phòng OPC TP. Biên Hoà
33 tuổi nhưng anh V.T.G. đã có 12 năm bị nhiễm HIV vì sử dụng ma túy sau một cú sốc của gia đình.
"Mẹ tôi là người tuyệt vời nhưng ba vẫn phản bội để lấy một người chỉ bằng tuổi tôi. Ngày nào tôi cũng thấy mẹ khóc. Chán nản, tôi tìm đến ma túy để... giải sầu. Nhưng càng chơi nhiều thì lại càng buồn về cuộc đời. Vì sai lầm của tôi mà mẹ phải bán mấy cái nhà" - anh G. tâm sự.
Anh G. đã bị bắt 2 lần vì tàng trữ ma túy. Và trong lần thứ 2 khi ở tù, anh mới bắt đầu tỉnh ngộ. Anh G. nhớ lại: "Lúc đó, tôi nhận ra rằng mình sống quá ích kỷ, chỉ vì bản thân mà làm mẹ đau thêm lần nữa; trong khi mẹ chỉ còn mình tôi là chỗ đặt niềm tin. Tôi đã nghĩ, mình phải chỉnh đốn lại đời mình và sống tốt cho những năm về sau".
Dù "quay đầu là bờ" nhưng anh G. lại không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?
May mắn vào năm 2014, anh G. gặp anh S. tại nhóm Xuân Hợp - nhóm đồng đẳng do những người nhiễm HIV tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ.
Khi sinh hoạt ở nhóm này, anh G. được anh S. vừa giúp đỡ tinh thần, chăm sóc vừa chỉ cách làm ăn.
Nhiều năm nay, anh G. uống ARV để điều trị HIV, uống Methadone để tách biệt với ma túy. Thấy con trai thật sự thay đổi, mẹ anh G. chực trào nước mắt vì bà chỉ có mong muốn con trai phải có tinh thần sống tiếp, làm việc có ích cho đời.
Nhờ "quay đầu làm lại", anh G. cũng cưới được vợ. Vì vậy, những lúc lên cơn vật vã, ngoài mẹ thì vợ của anh luôn bên cạnh. Anh G. luôn thầm cảm ơn tình yêu vô bờ mà vợ dành cho anh suốt những năm qua.
Việt Nam quyết chấm dứt AIDS vào năm 2030
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 (90% người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) của Liên hợp quốc vào năm 2020.
PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế: mặc dù dịch HIV/AIDS đã thuyên giảm, nhưng diễn biến còn phức tạp, gia tăng nhanh ở nhóm MSM (quan hệ tình dục đồng giới nam) và tiêm chích ma tuý, chưa bảo đảm tính bền vững và còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát.
Do vậy, HIV/AIDS hiện vẫn còn là vấn đề sức khoẻ công cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam... PGS.TS. Thu Hương nhấn mạnh, thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, tiếp tục cần phải có những chủ trương và biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Đồng Nai ghi nhận hơn 4.900 ca mắc sốt xuất huyết Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4.986 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong. Báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai cho biết: Trong tháng 11/2020, toàn tỉnh nghi nhận 738 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 33% so với tháng trước (trong đó số ca trẻ em dưới...