Kinh nghiệm tăng tốc mạng Wi-Fi trong gia đình
Mang Wi-Fi trong gia đinh châm chap đên mưc “i ach”? Bai viêt sau đây se giup ban.
Tốc độ truyền tải dữ liệu qua các đường của máy tính không phải khi tạo ra đã bằng nhau, vì vậy khi tốc độ tải file giữa các máy trong mạng LAN hay tốc độ lướt Web của bạn không nhanh, hãy kiểm tra đường mạng của bạn thay vì cố tùy chỉnh các thiết lập của Windows.
Sau đây là 1 số cách thông thường để tăng tốc các kết nối Wifi của bạn.
Nâng cấp tất cả Wifi lên chuẩn n (802.11n)
Nâng cấp router của bạn lên chuẩn n để có băng thông rộng hơn khi kết nối giữa các máy thông qua WLAN. Tuy nhiên, chỉ nên nâng cấp khi các thiết bị khác đều hỗ trợ, bởi 1 Router chuẩn n với các máy laptop đời cũ sẽ không cải thiện được tốc độ truyền tải dự liệu giữa các máy.
Một điểm bạn cần lưu ý khi thiết lập mạng không dây với 1 Router chuẩn n thì bạn nên sử dụng cách mã hóa WPA2 hoặc tốt nhất là không đặt mã vì chuẩn WPA đời cũ chỉ hoạt động được ở một nửa tốc độ lý thuyết của Wifi 802.11n.
Điều chỉnh các cột ăng ten
Có rất nhiều cách để chỉnh các cột ăng ten của Router Wifi như là dựng thẳng hết lên, nghiêng 1 góc 45 độ hay chỉ thẳng về hướng thiết bị bắt sóng v.v… tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể thử tất cả các cách trên để rút ra được cách đặt ăng ten hiệu quả nhất, nếu điều chỉnh ăng ten hợp lý, băng thông mạng không dây của bạn có thể được tăng lên thêm 20%.
Kiểm tra những người hàng xóm “vui tính”
Video đang HOT
Vì là mạng không dây nên ở bất cứ đâu trong phạm vi phủ sóng của Router, ngươi dung đều có thể kết nối tới Router của bạn (nếu bạn không sử dụng mật khẩu). Khi có những thiết bị khác cùng lúc sử dụng đường truyền, thì băng thông của Router sẽ bị chia sẻ và tốc độ truyền dữ liệu của bạn sẽ bị chậm lại.
Để xác định được những người đang dùng chùa mạng của bạn, hãy tham khảo DHCP client list của Router để xem tất cả các thiết bị hiện đang kết nối với Router thông qua địa chỉ MAC và tên máy tính có trong danh sách, đừng quá hốt hoảng khi nhận thấy ngoài Laptop của mình còn một vài thiết bị khác mà mình không biết tên đang kết nối với mạng của bạn. Tất cả các thiết bị như máy in không dây hay các đầu HD trong gia đình có kết nối trong mạng đều sẽ được thể hiện ở đây. Nhưng nếu có một máy tính nào mà bạn không thể biết nó là thiết bị nào trong gia đình thì bạn cần phải nâng độ khó của chuỗi mật khẩu WPA2 đã đặt.
Sử dụng công nghệ Traffic Shaping
Traffic Shaping là công nghệ mới giúp bạn phân quyền ưu tiên cho các dịch vụ sử dụng mạng. Ví dụ như bạn cần thiết lập để các dịch vụ như Chat voice hay chơi Game trực tuyến ở mức thiết lập cao nhất, và nó sẽ chiếm băng thông của các dịch vụ không được ưu tiên khác khi cần thiết để đảm bảo bạn không bị hiện tượng “Lag”. Còn các dịch vụ như Dowload hay mail có thể để nó ở mức ưu tiên thấp hơn vì bạn không thể cảm thấy độ trễ khi sử dụng các dịch vụ này.
Công nghệ này hiện đã được sử dụng trong các phần mềm tối ưu đường truyền mạng như CfosSpeed, hãy dùng thử để biết thêm tác dụng của Traffic Shaping.
Chuc ban đoc thanh công!
Theo PLXH
"Lột trần" sự thật đằng sau phần mềm tăng tốc độ máy tính?
Không ít phần mềm được giới thiệu sẽ tăng tốc độ hoạt động của máy tính. Đáng buồn, hầu hết vẫn chỉ là... quảng cáo mà thôi.
Trong trường hợp máy tính chạy quá í ạch hay bạn cần tốc độ nhanh hơn những gì mà chiếc máyđã và đang đáp ứng thì một trong những giải pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến là sử dụng các phần mềm hỗ trợ tăng tốc máy tính. Những phần mềm này có đầy rẫy trên mạng từ miễn phí cho đến thu phí, cũng như có đủ các phần mềm "made in Việt Nam" cho đến các hãng "trung bình khá" trên thế giới.
Đương nhiên, với đa phần người dùng, quyết định là sẽ sử dụng chúng và hi vọng máy tính của mình hoạt động "nuột nà" hơn, mạnh mẽ hơn, ổn định hơn... Tuy nhiên, sau nhiều thử nghiệm thì đa phần trường hợp đều cho biết hiệu năng và sức mạnh của máy tính... không hề thay đổi. Thậm chí, một số trường hợp đen đủi, máy của bạn còn... chậm hơn hay lỗi Windows hoặc... hỏng máy.
Bản chất của phần mềm tăng tốc
Có nhiều phần mềm có cùng tính năng tăng tốc máy tính nhưng bản chất và cách thức hoạt động (hay chí ít là mục tiêu hoạt động) của chúng là giống nhau. Về căn bẳn, các phần mềm sẽ tinh chỉnh hệ thống theo cách mà người viết phần mềm nghĩ là tốt nhất. Các thay đổi này thường ở registry, quản lý các ứng dụng đang chạy... Nói chung, hầu hết các thao thác này đều có thể làm được bằng tay.
Vậy, đơn giản là các phần mềm "tăng tốc máy tính" giúp việc tinh chỉnh này diễn ra một cách tự động. Ngoài ra, đa phần chúng còn hỗ trợ backup các setting nhằm khôi phục khi gặp lỗi. Tuy nhiên, đối với người dùng mới hoặc không hiểu rõ về hệ thống, nó sẽ giúp họ hoàn toàn.
Hiệu quả không cao
Trong phạm vi bài viết này, hệ điều hành chúng tôi đề cập là Windows. Thực tế, đây cũng là hệ điều hành có nhiều phần mềm kiểu này nhất. Điều này khá dễ hiểu bởi mức độ phổ biến của Windows và tính tùy biến cao của nó (các HĐH mã nguồn mở quá ít người dùng, Mac thì không thể tinh chỉnh nhiều như Windows).
Qua bản chất của các phần mềm kiểu này được nêu trong phần đầu bài, các phần mềm nâng cao tốc độ máy tính chỉ đơn thuần là thay đổi và tối ưu hóa các setting. Họ (các hãng phần mềm) tạo ra tùy chỉnh phù hợp với phần đông người dùng. Tốt hơn nữa, họ cho chúng ta chọn các tùy chỉnh này (nhưng vẫn "khóa" một vài số khác). Rõ ràng, mục đích và cách sử dụng máy tính của mỗi người là không giống nhau nên đương nhiên, vì thế mà không có bất cứ setting nào là tốt nhất. Nếu có, rõ ràng với khả năng của Microsoft, hãng này hẳn làm từ lâu.
Hơn nữa, hầu hết các tác vụ của chúng chỉ hỗ trợ một phần tạm thời trong khi một số hoàn toàn vô dụng sau vài ngày, vài tuần hay may hơn là vài tháng.
Nguy cơ với máy tính
Với các phần mềm lớn và uy tín thì "có vẻ an toàn" nhưng đa số các phần mềm không tên tuổi (thường là miễn phí) đều khiến người dùng đối mặt với nguy cơ hỏng hệ thống rất cao.
Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi khi sử dụng các phần mềm miễn phí, chúng ta phải cho phép chúng can thiệp một mức độ nào đó vào hệ thống. Thậm chí, không ít phần mềm còn yêu cầu quyền cao nhất để thực hiện những tinh chỉnh của mình. Việc trên nếu đúng thì không sao nhưng đáng buồn là có vài phần mềm quá "bạo dạn", khiến cho người dùng khóc dở mếu dở sau khi sử dụng xong.
Lấy ví dụ đơn giản: Có phần mềm cho rằng một số file hỗ trợ chạy các tính năng của Windows là không cần thiết và làm nặng hệ thống. Tuy nhiên, điều này kéo theo sự bất ổn định của máy tính trong thời gian dài.
Như vậy, hãy cân nhắc thật kỹ và tốt hơn là đừng nên dùng phần mềm tăng tốc máy tính bởi chúng không hiệu quả mà lại tạo ra nguy cơ xâm hại cho hệ thống.
Theo PLXH
"Thực hư" một số giải pháp tăng tốc Windows Rất nhiều tinh chỉnh tràn lan trên mạng mà không đem lại kết quả cải thiện cho hệ thống. Người dùng chỉ phí công phí sức khi làm theo. Hẳn có đôi lần, người dùng lang thang trên mạng và tìm được một danh sách các "công thức" tăng tốc toàn diện cho Windows đang có dấu hiệu chậm lại của mình. Có...