Kinh nghiệm leo đèo và đổ đèo an toàn đối với xe số sàn
Đèo dốc quanh co là một trong những điều kiện giao thông gây nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là với những lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm.
Để leo đèo từ một vị trí đứng yên, nên giữ chặt chân phanh và chân côn, thực hiện vào số 1, tiếp tục giữ chân phanh sau đó nhả dần chân côn một cách từ từ và xác định rằng xe đã bám côn. Khi xe bám côn chúng ta nhả dần chân phanh, thực hiện thao tác đệ ga và nhả dần chân côn.
Việc nhả chân côn bằng chân trái của lái xe cần được thực hiện từ từ, chậm rãi và khi nhả chân ga chúng ta cũng cần thực hiện từ tốn như vậy. Khi thực hiện các thao tác này có thể khiến chiếc xe số sàn hơi lùi về phía sau một chút, tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hề nguy hiểm bởi xe sẽ ngay lập tức tiến về phía trước theo sự điều khiển của người lái.
Các thao tác cần thực hiện khi tiến hành leo đèo lúc xe đang chạy là việc giữ chặt chân côn, về một số trước khi leo đèo trong trường hợp độ dốc của đèo ở mức độ vừa phải
Sử dụng xe số sàn khi leo đèo tùy thuộc vào độ dốc thực tế của đèo mà việc sử dụng tốc độ cho động có có những khác biệt. Tuy nhiên, mức độ giao động cơ bản trong khoảng từ 2.000 – 3.000 vòng/phút giúp quá trình leo đèo của xe diễn ra thành công. Chúng ta có thể lưu ý rằng đối với dạng dốc thẳng đứng tốc độ động cơ cần đạt khoảng 3.000 vòng/phút giúp phương tiện dễ dàng khi khởi động, khi lên tới vị trí đỉnh đèo có thể chuyển sang chế độ số 2 hoặc số 3 tùy thuộc vào từng cung đường để có thể di chuyển an toàn nhất.
Leo đèo khi xe đang chạy
Các thao tác cần thực hiện khi tiến hành leo đèo lúc xe đang chạy là việc giữ chặt chân côn, về một số trước khi leo đèo trong trường hợp độ dốc của đèo ở mức độ vừa phải. Duy trì tốc độ của động cơ ở mức từ 5.000 – 7.000 vòng/phút là vừa phải để phương tiện bạn sử dụng có công suát cao hơn, đảm bảo việc leo đèo diễn ra thành công. Thực hiện nhấn ga và xuống số thêm một lần nữa khi ở mức độ đèo dốc hơn và duy trì tốc độ động cơ đạt tiêu chuẩn trong suốt quãng đường leo dốc.
Đổ đèo
Một nguyên tắc quan trọng lái xe cần nhớ là việc hạn chế sử dụng phanh khi đổ đèo ở những cung đường núi dài nhằm tránh cho xe gia tăng nhiệt độ ở hệ thống phanh xe. Quá lạm dụng phanh khi đổ đèo vô tình khiến nguy cơ phanh mất tác dụng dễ dàng hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn của con người khi sử dụng phương tiện hiện đại như ô tô.
Một nguyên tắc quan trọng lái xe cần nhớ là việc hạn chế sử dụng phanh khi đổ đèo ở những cung đường núi dài
Video đang HOT
Việc nhận biết tình trạng phanh có nhiệt độ quá cao có thể thông qua mùi khét, xuất hiện khói bốc ra ở vị trí gần bánh xe,… và lái xe cần có phương hướng xử lý kịp thời và an toàn nhất. Ngoài ra, kỹ năng phân biệt, xác định âm thanh của động cơ mỗi khi lái xe cũng cần được chú ý. Việc nghe động cơ, nắm bắt được vòng tua máy là kỹ thuật, kinh nghiệm hữu ích giúp quá trình đổ đèo bằng xe số sàn diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.
Theo đó, khi thực hiện đổ đèo lái xe cần chú ý thực hiện thao tác chuyển số thấp để xe hoạt động chậm hơn, đảm bảo quan sát vòng tua động cơ chuẩn xác để kiểm soát tình hình tốt nhất. Duy trì khả năng hoạt động của động cơ ở điều kiện lái thông thường, chuyển xuống số một trong tình huống tốc độ xe nhanh hơn mức chúng ta mong muốn để việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn. Mỗi lái xe cần nhớ việc giảm tốc độ mỗi khi xe ôm cua cần đảm bảo thực hiện việc chuyển số thấp hơn, hay việc nhấn chân ga giúp tăng vòng tua cho động cơ và đồng thời thả côn. Ngoài ra, việc tiến hành nhấn phanh giúp đưa xe về vận tốc thấp khi ôm cua cũng cần mỗi lái xe nắm bắt rõ ràng.
Và lời khuyên quý báu cho mỗi lái xe khi lái xe đường đèo là việc leo đèo sử dụng số nào thì khi xuống đèo cũng nên sử dụng đúng số đó nhằm duy trì độ an toàn lý tưởng. Song việc sử dụng chế độ số nào khi đổ đèo cũng cần có sự điều chỉnh, thay đổi một cách linh hoạt mới đem lại độ an toàn lý tưởng, khả năng chủ động trong mọi tình huống.
Sẵn sàng chuyển số thường xuyên hơn so với bình thường là yêu cầu bắt buộc với lái xe khi lưu thông trên đường đèo. Điều chỉnh số của xe liên tục, phù hợp để việc di chuyển trên những cung đường khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này trở nên an toàn hơn. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi thường xuyên hệ thống phanh xe, dừng lại đúng lúc nếu có dấu hiệu nhiệt độ phanh tăng cao để kiểm soát tình hình tốt nhất.
Kinh nghiệm tự câu bình khi xe hết ắc-quy trong dịp Tết
Bình ắc-quy hết điện là sự cố rất phổ biến trên xe ôtô, và việc câu bình để kích nổ là khái niệm ai cũng biết. Tuy nhiên, để câu bình xe đúng nguyên tắc và kỹ thuật không phải tài xế nào cũng nắm vững và xử lý đúng đắn.
Câu bình là phương án có thể xem là lựa chọn phổ biến nhất khi xảy ra sự cố hết ắc-quy vì có thể áp dụng cho cả xe số sàn và xe số tự động. Ảnh: KL.
Cần làm gì khi xe hết điện?
Chúng ta có hai cách để kích nổ động cơ khi xe hết điện và không thể khởi động:
- Đẩy nổ xe ô tô (áp dụng với xe số sàn)
- Nhờ các xe khác như xe taxi hay xe đi đường hoặc thông qua các dịch vụ cứu hộ bình ắc quy để câu bình
Câu bình là phương án có thể xem là lựa chọn phổ biến nhất khi xảy ra sự cố hết ắc-quy vì có thể áp dụng cho cả xe số sàn và xe số tự động. Tuy nhiên, cần chuẩn bị dây cầu bình để chủ động hơn khi cần các xe khác cứu hộ.
Dây câu bình phổ biến trên thị trường phụ kiện ôtô ngày nay với mức giá dành cho một bộ dây câu bình có chiều dài khoảng 2,5 - 4m nằm trong khoảng từ 250.000 - 350.000 đồng.
Cách thực hiện tự câu bình từ các xe khác
Thông thường một dây câu bình sẽ có 2 cọng cáp đi kèm. Cọng cáp màu đỏ dùng để nối vào cọc ( ), trong khi cọng cáp màu đen dùng để nổi vào cọc (-) trên bình ắc quy.
Bước 1: Di chuyển xe ôtô cho điện đến gần xe nhận điện, sao cho hai đầu xe gần nhau nhất, để có thể nối hai bình ắc quy với nhau.
Bước 2: Tắt máy xe cho điện và làm sạch các đầu cực, nhằm đảm bảo khả năng kết nối ổn định giữa hai ắc quy, đồng thời chốt phanh tay cả hai xe.
Bước 3: Đảm bảo các thiết bị sử dụng điện trên cả hai xe đều tắt. Chỉ bật mỗi quạt điều hòa, nhằm tránh hiện tượng tăng áp đột ngột.
Bước 4: Dùng cáp màu đỏ nối cọc ( ) của xe nhận với cọc ( ) của xe cho điện. Lúc này, cần tránh các đầu cáp chạm vào nhau, vì có thể gây chập điện, phát nổ
Bước 5: Dùng cáp màu đen nối cực (-) của ắc-quy xe cho điện với bất kỳ bộ phận nào bằng kim loại trong khoang động cơ của xe nhận. Ví dụ như sườn xe hoặc lốc máy... Tuyệt đối không nối vào cực (-) của xe nhận điện vì có thể gây ra tia lửa điện và cháy nổ.
Bước 6: Khởi động xe cho điện trước và để động cơ hoạt động cầm chừng trong 3-5 phút. Điều này giúp cho ắc-quy của xe nhận có thêm thời gian để sạc điện, chuẩn bị cho lần khởi động ngay sau đó. Xe cho điện cũng có thể thêm một ít ga để tăng vòng tua động cơ và máy phát.
Bước 7: Khởi động xe, nếu sau 3-5 phút, xe hết điện vẫn chưa khởi động được thì nên chờ thêm một vài phút rồi thử khởi động lần nữa, và lặp lại cho tới khi khởi động được.
Bước 8: Sau khi xe hết bình đã khởi động trở lại, nên động cơ xe này hoạt động cầm chừng từ 3-5 phút trước khi tiến hành tháo cáp câu bình.
Bước 9: Tháo cáp câu bình theo trình tự ngược với khi nối với nhau. Có nghĩa tháo cọc (-) trước và cọc ( ) sau.
Bước 10: Tiếp tục cho động cơ xe nhận điện hoạt động ở tốc độ cầm chừng một vài phút để ắc-quy tiếp tục sạc điện đủ cho lần khởi động tới. Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện như điều hòa hay đầu đĩa để máy phát tập trung nguồn điện sạc ắc-quy.
Những lưu ý đảm bảo an toàn
- Tránh sử dụng thuốc lá, bật lửa hoặc các nguồn gây cháy khi câu bình xe.
- Tránh khởi động xe quá nhiều lần khiến ắc-quy hư hỏng và khó hồi phục.
- Ắc-quy nước có thể bị tràn axit và gây bỏng da, cháy quần áo. Vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp nếu phát hiện axit trên bề mặt ắc-quy.
- Không chạm vào xe, vì điều đó sẽ vô tình là cầu nối điện giữa hai xe và bị dòng điện truyền qua người.
4 thói quen ai cũng mắc khiến xe số nhanh xuống cấp Xe số tự động tưởng dễ lái nhưng nếu thiếu hiểu biết, bạn sẽ khiến chiếc xe bị xuống cấp nhanh chóng. Nhiều người cho rằng, lái xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn, mà không biết rằng những thói quen đơn giản có thể khiến xe số tự động xuống cấp nhanh chóng. Cùng xem qua 4 thói quen...