Kinh nghiệm đi chợ nổi Ngã Năm ít người biết
Người ta thường nói rằng, để hiểu rõ về một mảnh đất nào đó, bạn hãy đến chợ.
“Chợ” – lối sinh hoạt, cách nói chuyện, đặc trưng ẩm thực và con người đều bồi tụ về nơi đây. Vậy khi về với Nam Bộ, nhất định bạn phải ghé vào chợ nổi Ngã Năm, nơi vẫn còn lưu giữ những đặc trưng riêng biệt nhất của con người vùng sông nước.
1. Đôi nét về chợ nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm là khu chợ lớn và nổi tiếng nhất vùng Tây Nam Bộ. Chợ thuộc phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nơi đây là giao điểm của năm con sông từ năm ngả: Cà Mau, Long Mỹ, Thạnh Trị, Vĩnh Quới, Phụng Hiệp.
Chợ là nơi neo đậu của nhiều thương lái đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Ở đây chủ yếu là trung chuyển, trao đổi, giao thương và mua bán hàng hóa. Hình ảnh chợ Ngã Năm sung túc và nhộn nhịp từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc của bà con Nam Bộ. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt đặc trưng, mộc mạc và giản dị.
Khi nền văn hóa sông nước hay những khu chợ nổi dần đi vào quên lãng thay thế cho sự hiện đại thì mọi người lại muốn tìm về những điều xưa cũ. Vì vậy mà Ngã Năm đã trở thành một địa điểm du lịch sôi nổi, hấp dẫn và thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi năm. Dù phải cải tiến để phát triển “du lịch hóa” cho bà con, nhưng hình ảnh một khu chợ đông đúc thời vẫn luôn đậm đà và duy nhất.
2. Đi đến chợ nổi Ngã Năm bằng cách nào?
Di chuyển từ Sài Gòn đến chợ nổi
Sóc Trăng cách Sài Gòn khoảng 221 km, mất khoảng 4h30 phút để di chuyển. Bạn có thể đi bằng ô tô cá nhân hoặc xe khách theo lộ trình: QL1A thẳng đến thị xã Ngã Bảy. Từ đây mọi người đi về đường Quản Lộ – Phụng Hiệp thì sẽ đến chợ.
Di chuyển từ các tỉnh thành khác đến chợ nổi
Đối với các tỉnh lân cận hoặc đi từ miền Trung, miền Bắc có thể đi bằng xe khách hoặc máy bay đến thành phố Sóc Trăng. Thành phố cách chợ nổi khoảng 60km, di chuyển theo tuyến QL1A đến Phú Lộc rồi rẽ vào QL61B tiếp tục đi thẳng là đến. Với những người không có xe riêng có thể thuê taxi hoặc xe du lịch theo tour book trước.
3. Thời gian lý tưởng để trải nghiệm chợ nổi Ngã Năm
Tây Nam Bộ là khu vực có khí hậu cận xích đạo nên thời tiết tương đối dễ chịu, cả năm chia làm hai mùa là mùa khô (tháng 5 đến tháng 11) và mùa mưa (tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Tốt nhất là bạn nên đi vào mùa khô vì lúc này tiết trời nắng ráo, thích hợp cho các hoạt động người trời. Thời điểm này cũng vào dịp hè nên khách du lịch đến đây rất đông.
Còn vào thời điểm nào trong ngày thì sẽ đi khám phá chợ nổi Ngã Năm? Theo tập quán của người miền Tây thì họ dậy rất sớm. Hoạt động trao đổi mua bán sẽ diễn ra nhanh trước khi mặt trời mọc. Vì vậy bạn nên “săn” khung giờ từ 4 – 6 giờ sáng. Lúc này ghe xuồng sẽ tấp nập, mọi buôn lái từ nhiều nơi đổ dồn về đây tạo nên không khí vô cùng sôi động. Đẹp nhất vẫn là lúc mặt trời lên. Bình minh rực sáng cùng con sông tràn đầy màu sắc tạo nên bức tranh khiến bạn ấn tượng mãi không quên.
Video đang HOT
Tầm 7 giờ sáng trở đi thì thưa thớt hơn nhưng chợ vẫn còn hoạt động. Chủ yếu là buôn bán dành cho khách du lịch. Tầm này ra đây sẽ không phải chen lấn, tha hồ chụp ảnh check – in và tìm hiểu về văn hóa lối sống. Bạn nên tránh giờ trưa và nửa chiều nhé. Vì lúc này mặt trời lên cao sẽ cản trở các hoạt động. Cho đến chiều tối thì cả chợ dường như là dừng lại. Bạn chỉ có thể thuê thuyền để đi tham quan cảnh sắc của sông nước mà thôi.
4. Chợ nổi Ngã Năm có gì thú vị: Ăn gì – Chơi gì?
Vào chợ thì phải ăn rồi phải không? Nhưng đến chợ nổi thì ăn gì được? Đầu tiên vào sáng sớm lúc thức giấc bạn phải “đánh” một bát bún riêu, hủ tiếu, bún thịt nướng hoặc cháo lòng… Tiếng gọi í ới, tiếng lóc cóc trên mạn thuyền kèm với mùi thơm ngào ngạt và nồi nước lèo khói bốc nghi ngút. Chắc chắn sẽ khiến cho buổi sáng của bạn thú vị hơn bao giờ hết.
Nhâm nhi xong bữa sáng hãy thưởng cho mình một chút đồ ăn nhẹ với chè, nước mía, nước dừa, nước trái cây… Bạn có thể ngồi trên ghe của họ ăn hoặc mua mang đi để vừa ăn vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp. Đánh chén chưa no nê thì nhất định phải ăn thêm 7749 các loại trái cây miệt vườn chất lượng 100% nhé.
Phải nói hoa quả ở chợ nổi Ngã Năm nhìn bạt ngàn, người theo trường phái “heathly” nhìn là mê chữ ê kéo dài ngay lập tức. Giá cả cho một bữa ăn sáng hay ăn vặt tính ra chưa đến 100.000đ. Quá chất lượng cho một chuyến du lịch xa như thế này phải không?
Ăn no nê rồi thì chơi cái gì? Đầu tiên bạn hãy bỏ tiền ra để thuê một chiếc ghe/thuyền. Tầm khoảng 300.000đ/chiếc cho 4 – 6 người, tính ra là 50.000 – 70.000đ/người. Chủ thuyền sẽ đưa bạn đi “tour” theo kinh nghiệm của bản thân và chỉ cho bạn những địa điểm đông vui, sôi nổi nhất. Chủ yếu là đi quanh khu chợ nổi Ngã Năm, ngắm nhìn cảnh vật, ăn uống, check – in sống ảo và mua quà lưu niệm. Bạn có thể yêu cầu đi ra ngoài khu chợ để vãn cảnh nếu muốn có thêm nhiều kiểu ảnh check – in hơn.
5. Một số lưu ý khi du lịch chợ nổi cho người đi lần đầu
Khách du lịch trải nghiệm chợ nổi thường sẽ đi trong một khung giờ hoặc lâu nhất là một buổi sáng. Vì vậy, khi đã quyết định đến Sóc Trăng thì bạn nên xem đây chỉ là một địa điểm trong lịch trình. Thời gian còn lại hãy tìm thêm các điểm du lịch khác. Có thể tham khảo một số địa điểm sau: Vườn cò Tân Long, hệ thống chùa, miệt vườn…
Du lịch miền Tây không đắt đỏ như những địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Kể cả khách sạn, các homestay. Phần “ngốn” nhiều chi phí của bạn nhất là mua đặc sản. Phải nói rằng người miền trong có đủ loại đồ ăn thức uống đã đi vào tâm tưởng của nhiều người. Chỉ cần đi là í ới dặn nhau “Nhớ mua đặc sản nhé!”. Giới thiệu đến bạn một số món như: trái cây miệt vườn, khô trâu, lạp xưởng, bánh pía, mè láo…
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, điểm đến tâm linh trứ danh Nam Bộ
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc là một điểm đến tâm linh được cộng đồng đam mê du lịch chú ý nhất khu vực miền Tây Nam Bộ.
Đây là một điểm đến làm nên sự nổi tiếng của thành phố Châu Đốc trong bản đồ du lịch An Giang nhiều màu sắc.
Du lịch An Giang là một bức tranh đa màu sắc. Nhưng nổi bật trong bức tranh ấy chính là màu sắc du lịch tâm linh. Ở An Giang có nhiều đình, chùa, miếu có tiếng tăm gắn với những lễ hội độc đáo. Những ngôi chùa miếu nổi tiếng ở vùng An Giang có thể kể đến như Miếu Quan Đế ở Tân Châu, Chùa Tà Pạ ở Tri Tôn hay Chùa Vạn Linh Núi Cấm ở Tịnh Biên. Nhưng nổi tiếng và được cộng đồng du lịch tâm linh lui tới nhiều nhất phải kể đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc.
1. Tổng quan về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc
1.1 Giới thiệu sơ nét về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc
Đã từ lâu, địa danh Miếu Bà Chúa Xứ đã gắn liền với vùng Châu Đốc linh thiêng đầy huyền bí. Không ai quy định gì, mặc nhiên, những ai chọn đến du lịch Châu Đốc đều nhất định phải ghé viếng Miếu Bà Chúa Xứ An Giang. Không chỉ là một điểm đến tâm linh thu hút sự chú ý của cộng đồng du lịch, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc còn là niềm tự hào của du lịch địa phương nói riêng hay cả tỉnh An Giang nói chung.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc là niềm tự hào lớn của du lịch An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn gắn với những câu chuyện mang tính lịch sử về người khai hoang vùng đất cũng như chống giặc ngoại xâm. Tương truyền, Bà Chúa Xứ Núi Sam là một nhân vật khá linh thiêng, cầu gì được nấy nên hàng năm, lượng người tứ xứ đổ về đây để nguyện cầu mong công việc thuận buồm xuôi gió, gia đạo bình an ngày càng nhiều (có năm lên đến hơn hàng triệu lượt người đến viếng Bà).
Nhìn từ trên cao, không gian Miếu Bà hiện ra rộng lớn và có kiến trúc vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Bac Huynh Photography
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ngày trước vốn chỉ là một ngôi nhà gỗ vách lá đơn sơ để thờ phụng, đến nay đã trở thành một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Đông phương.
Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng theo nét kiến trúc mang đậm dấu ấn phương Đông
Có truyền thuyết kể lại rằng, cách đây khoảng chừng 200 năm, người dân tại Châu Đốc đã phát hiện một bức tượng Bà ở khu vực đỉnh Núi Sam và có nguyện vọng thỉnh đem xuống để thờ. Tuy nhiên, đã có một hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Nhiều thanh niên cường tráng cố khiêng tượng Bà xuống núi nhưng không dịch chuyển được. Theo lời một bà đồng, người dân cử 9 thiếu nữ đồng trinh đên khiêng tượng Bà xuống. Kỳ lạ thay, lúc 9 thiếu nữ cùng khiêng tượng Bà xuống, pho tượng được di chuyển vô cùng dễ dàng và nhẹ nhàng. Đến khu vực chân Núi, tượng Bà bỗng hạ xuống và nặng trịch, không thể di chuyển được nữa. Vì thế, người ta chọn đây là nơi an vị Bà, sau đó xây dựng một ngôi miếu để thờ phụng.
1.2 Cách di chuyển đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc tọa lạc tại phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Vì là một trung tâm du lịch của tỉnh nên đường đi đến đây khá dễ dàng và thuận tiện.
Nếu bạn đi từ Thành phố Hồ Chí Minh, hãy di chuyển bằng phương tiện xe khách theo hướng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận và tìm đường đến Quốc lộ 91 là sẽ đến được trung tâm thành phố Châu Đốc. Quãng đường dài tổng cộng 207 km và mất hơn 5 tiếng để di chuyển. Vì thế, bạn có thể chọn những tuyến xe khách chạy đêm để có thể tiết kiệm thời gian nhé!
Nếu bạn di chuyển từ trung tâm thành phố Long Xuyên, bạn có thể chọn phương tiện xe máy để đến đây. Đầu tiên, hãy chạy xe đến với khu vực Vĩnh Thạnh Trung. Sau đó, bạn đi dọc theo Quốc lộ 91 hoặc đường ĐT945 để đến được Kinh 4 thuộc phường Châu Phú B, Thành phố Châu Đốc. Sau đó, bạn đi tiếp đến đường Châu Thị Tế/ Tân Lộ Kiều Lương sẽ đến được khu vực Núi Sam và chiêm ngưỡng sự uy nghi của Miếu Bà. Trên đường đi, bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp của Khu du lịch Cáp treo Núi Sam.
1.3 Thời điểm thích hợp để đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc là một điểm đến mà bạn có thể ghé thăm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường chọn viếng Bà vào dịp Tết Nguyên Đán để nguyện cầu những điều bình an trong cuộc sống.
Ngoài ra, khách thập phương thường hay chọn viếng Bà vào dịp 24 đến 27 tháng 4 Âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Vì thế, vào thời gian này, Miếu Bà cực kỳ đông đúc và nhộn nhịp, đặc biệt vào ngày 25 vì đây là ngày vía chính. Tùy theo mục đích đến nơi đây để tham quan, cầu nguyện hay dâng lễ vật, bạn có thể chọn thời điểm thích hợp để đến với địa điểm tâm linh nổi tiếng này.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được diễn ra từ 24 đến 27 tháng Tư hàng năm
2. Bà Chúa Xứ Núi Sam là ai?
Theo nhiều nghiên cứu, tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc được đánh giá là pho tượng đá sa thạch xa xưa nhất ở Việt Nam và có nhiều bộ áo phụng cùng nhất theo sách Kỷ lục của tỉnh An Giang 2009.
Louis Malleret, một nhà khảo cổ người Pháp đã nghiên cứu và cho rằng, tượng Bà vốn thuộc nhóm tượng thần Vishnu (nam thần). Theo nghiên cứu và dự đoán, tượng Bà có giá trị nghệ thuật rất cao và được tạc vào cuối thế kỷ thứ VI. Rất có thể, tượng Bà là một hiện vật còn sót lại của nền văn minh Óc Eo.
Tương tự thế, theo những ghi chép của nhà văn Sơn Nam, ông cho rằng tượng Bà vốn là tượng Phật nam của người Khmer xưa đã bị bỏ quên rất lâu trên đỉnh núi Sam. Một thời gian sau, tượng Bà được người dân Việt mang về và tân trang lại.
Một nhận định khác nữa đến từ ông Trần Văn Dũng, tác giả cuốn "Lịch sử khai phá vùng Châu Đốc 1757-1857" cũng cho rằng, tượng Bà Chúa Xứ vốn là tượng nam, đang ngồi với tư thế vương giả. Phần đầu tượng hiện nay vốn không phải là nguyên gốc mà là đã được chế tác lại, vì đá ở phần này khác hẳn đá ở phần thân tượng.
3Kiến trúc của Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, một không gian lung linh huyền ảo
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ngày xưa được ông Thoại Ngọc Hầu cho khởi công xây dựng. Ban đầu, ngôi miếu được xây dựng với kết cấu bằng gỗ với thiết kế khá đơn sơ. Sau này, người dân biết ơn Bà Chúa Xứ đã giúp địa phương mưa thuận gió hòa, bảo vệ xóm làng nên đã quyên góp và dựng lên một ngôi miếu khá khang trang và chỉn chu để thờ phụng Bà vào năm 1870.
Kiến trúc của miếu thờ bà có các văn hóa mang đậm tính nghệ thuật. Ở phía trên cao của khu vực lầu chánh điện có các pho tượng thần vô cùng mạnh mẽ và uy nghi đang dang tay đỡ những đầu kèo. Khung bao, cánh cửa và các chi tiết của miếu được chạm trổ, khắc, lộng hết sức tinh xảo và lộng lẫy.
Đến năm 1976, Miếu Bà hầu như đã được hoàn thiện trong việc xây dựng. Kiến trúc của Miếu Bà nhìn trên cao như chữ Quốc, với các khối tháp được bao bọc như một đóa hoa sen đang kỳ nở rộ.
Phần mái ngói của chánh điện được vút công như một đài sen đang trong kỳ nở rộ
Chánh điện của Miếu Bà bao gồm hai lớp, với lớp trong cùng là nơi thờ phụng với tượng Bà được an tọa trên bệ cao, phía bên cạnh được đặt hai con hạc trắng tượng trưng cho cốt cách tiên thành của Bà. Hương án thờ bên phía phải tượng Bà là một linga (sinh thực khí nam) bằng đá, được gọi là bàn thờ Cậu. Phía còn lại là hương án thờ một tượng gỗ được chạm hình yoni (sinh thực khí nữ), được gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai, sát với hai bức tượng chim phượng là bàn thờ Hội đồng. Hai bên tả hữu của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn ở bên trái và bên còn lại là bàn thờ Hậu hiền khai cơ.
5 địa điểm thú vị bạn nhất định phải ghé thăm khi du lịch Las Vegas Las Vegas là một trong những thành phố hoa lệ bậc nhất nước Mỹ, tọa lạc ngay tại sa mạc Nevada. Người ta thường ví Las Vegas là "Thiên đường giải trí" đẳng cấp thế giới. Huyết mạch của thành phố là hệ thống casino, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tụ điểm vui chơi hiện đại và sầm uất. Vì thế,...