Kinh nghiệm đánh thuế đồ uống có đường của các quốc gia trên thế giới
Các ca mắc bệnh béo phì và tiểu đường đang gia tăng trên toàn thế giới. Tiêu thụ quá nhiều đường gây ra bệnh tật và là gánh nặng cho ngân sách công.
Đó là lý do tại sao đồ uống có đường không được khuyến khích tiêu thụ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
Việc tiêu thụ nước ngọt, nước tăng lực và những thứ tương tự được coi là yếu tố chính làm gia tăng tình trạng béo phì trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ lâu đã khuyến nghị đánh thuế những đồ uống như vậy.
Lợi tích của việc đánh thuế nước ngọt
Theo một nghiên cứu vào tháng 11/2023 của Đại học Kỹ thuật Munich (Đức), thuế đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng biện pháp này có thể ngăn ngừa tới 240.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường Loại 2 trong 20 năm tới. Các nhà khoa học dự đoán, nó cũng giúp tránh hoặc giảm đáng kể 17.000 đến 30.000 trường hợp có khả năng tử vong. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy có thể tiết kiệm tổng cộng tới 17 tỷ USD trong giai đoạn này, với riêng hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể tiết kiệm được 4,2 tỷ USD, vì nhiều trường hợp mắc bệnh liên quan đến béo phì có thể tránh được.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Washington (Mỹ) với khoảng 6.000 đối tượng cho thấy thuế nhằm vào nước ngọt có thể làm giảm chỉ số khối cơ thể của trẻ em và thanh thiếu niên nói riêng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Munich chỉ ra rằng thanh thiếu niên có nhiều khả năng tiêu thụ đồ uống có đường hơn, có nghĩa là thuế có thể mang lại thêm lợi ích sức khỏe cho nhóm tuổi này.
Kinh nghiệm của các quốc gia
Video đang HOT
Tỷ lệ trẻ em béo phì, thừa cân tăng nhanh đáng báo động trong hơn 10 năm qua, đặc biệt tại các thành phố lớn. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới đã áp dụng thuế nước ngọt, bao gồm Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, cũng như Ấn Độ, Nam Phi, Chile và Saudi Arabia. Dưới đây là một số ví dụ:
Na Uy
Na Uy bắt đầu đánh thuế thực phẩm có đường từ nhiều năm trước, với mức thuế đầu tiên ra mắt vào năm 1922. Thuế này áp dụng cho đường và chất làm ngọt nhân tạo. Trớ trêu thay, nước láng giềng Thụy Điển lại được hưởng lợi gián tiếp từ khoản thuế này. Nhiều người Na Uy đã cất công đi qua biên giới để mua chocolate rẻ hơn ở Thụy Điển. Năm 2018, chính phủ Na Uy đã tăng thuế khoảng 80%, khiến doanh số bán nước ngọt giảm.
Mexico
Mexico đánh thuế nước ngọt ở mức 1 peso (432 đồng) mỗi lít từ năm 2014. Điều này tương ứng với gánh nặng thuế khoảng 10%.
Khoản thuế này khiến doanh số bán nước ngọt sụt giảm mạnh trong năm sau đó và được coi là câu chuyện thành công trong nhiều năm.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa có đường, vốn không nằm trong nhóm chịu thuế nước ngọt. Diễn biến này làm suy yếu một phần lợi ích sức khỏe từ thuế nước ngọt.
Ấn Độ
Ấn Độ xếp đồ uống có đường bổ sung vào danh mục đánh thuế cao nhất. Đường bổ sung bao gồm các loại đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm (như sucrose hoặc dextrose), thực phẩm được đóng gói dưới dạng chất làm ngọt (như đường ăn), đường từ siro, đường từ nước ép trái cây hoặc rau quả cô đặc.
Người tiêu dùng phải trả 28% thuế, giống như đối với ô tô hạng sang và các sản phẩm thuốc lá. Điều này khiến giá loại đồ uống này tăng cao, kéo theo doanh số bán hàng giảm sút. Tuy nhiên, các nhà chức trách chưa khuyến khích các nhà sản xuất giảm lượng đường trong đồ uống của họ và do đó chúng vẫn được bán.
Anh
Năm 2018, chính phủ Anh đã đưa ra hệ thống hai cấp: phải trả thuế 18 xu/lít cho 5 gam đường/100 ml và 24 xu cho 8 gam đường trở lên. Mặc dù điều này dẫn đến việc giảm nhanh chóng việc tiêu thụ đồ uống có đường nhưng nó cũng tạo ra động lực cho các nhà sản xuất giảm đáng kể hàm lượng đường trong nước ngọt của họ. Kết quả là nhiều nhà sản xuất đã giảm lượng đường trong đồ uống.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Munich đã chỉ ra rằng việc đánh thuế các nhà sản xuất theo lượng đường trong sản phẩm của họ là hiệu quả nhất.
WHO khuyến nghị tăng thuế đối với rượu, bia và đồ uống có đường
Ngày 5/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia cần tăng thuế đối với các loại đồ uống có đường và đồ uống có cồn, cho rằng hiện có quá ít quốc gia sử dụng biện pháp thuế để khuyến khích xu hướng tiêu dùng lành mạnh hơn.
Các chai rượu vang tại kho chứa ở Vertu, miền Tây Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sau khi nghiên cứu thuế suất, WHO nhận định thuế trung bình toàn cầu đối với những "sản phẩm không tốt cho sức khỏe" như vậy hiện ở mức thấp. Trong khi đó, mỗi năm có 2,6 triệu người tử vong do sử dụng đồ uống có cồn và 8 triệu người tử vong do chế độ ăn không lành mạnh.
Chính vì vậy, WHO khuyến nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại đồ uống có đường và đồ uống có cồn. Theo cơ quan y tế của Liên hợp quốc, việc áp thuế như vậy sẽ không chỉ giúp giảm bớt việc sử dụng các sản phẩm này mà còn thôi thúc các công ty tạo ra các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.
WHO nêu rõ mặc dù hiện có 108 quốc gia áp một số loại thuế đối với các mặt hàng đồ uống có đường, nhưng trên toàn cầu, thuế tiêu thụ đặc biệt trung bình chỉ chiếm 6,6% giá nước ngọt. Có 50% trong số các quốc gia này đánh thuế nước uống thông thường, song WHO không khuyến nghị áp thuế này.
Giám đốc phụ trách mảng tăng cường sức khỏe của WHO, ông Rudiger Krech cho rằng việc đánh thuế những sản phẩm không tốt cho sức khỏe sẽ tạo nền tảng dân cư khỏe mạnh. Điều này tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp giảm bớt bệnh tật, tình trạng suy nhược và mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nguồn thu này có thể dùng để phân bổ cho những dịch vụ công thiết yếu. Xét riêng với đồ uống có cồn, việc đánh thuế còn giúp ngăn ngừa bạo lực và thương tích do tai nạn giao thông đường bộ.
Cũng trong ngày 5/12, WHO đã ban hành sổ tay hướng dẫn 194 quốc gia thành viên thực hiện chính sách đánh thuế và quản lý đồ uống có cồn. Theo cơ quan này, việc định giá tối thiểu, bao gồm thuế, có thể hạn chế tiêu thụ rượu giá rẻ, giảm số ca nhập viện, số ca tử vong, các vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông và các vụ phạm tội liên quan tới rượu.
WHO cho biết thêm, một cơ quan nghiên cứu uy tín đã chỉ ra rằng những người nghiện rượu thường có xu hướng sử dụng đồ uống có cồn giá rẻ nhất.
Ngoài ra, WHO lưu ý rằng cho đến nay có 148 quốc gia trên thế giới đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước đối với đồ uống có cồn. Tuy nhiên, ít nhất 22 quốc gia, hầu hết là ở châu Âu, miễn thuế này đối với rượu vang. Trên toàn cầu, trung bình thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thương hiệu bia bán chạy nhất là 17,2%, trong khi mức thuế như vậy đối với thương hiệu rượu đắt khách nhất là 26,5%.
Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đánh thuế giới siêu giàu Ngày 15/6, Tổng thống Brazil Lula da Silva đề xuất việc áp thuế toàn cầu đối với người siêu giàu, nhằm thu hẹp bất bình đẳng, đồng thời nhấn mạnh việc tập trung của cải vào tay một nhóm ít người đem lại rủi ro. Tổng thống Brazil Lula da Silva. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát...