Kinh nghiệm bảo quản loa hi-end
Khu vực phía Bắc, loa cần được chống ẩm và sưởi ấm mỗi khi ẩm trời. Ảnh: Quốc Huy.
Khu vực phía Bắc có 4 mùa, nóng về mùa hè, lạnh khô về mùa đông, ẩm ướt khi vào xuân, loa nói chung cần được chống ẩm và sưởi ấm thường xuyên. Riêng ở khu vực phía Nam, hai mùa mưa nắng đều có cùng độ ẩm thì công việc bảo quản và sử dụng loa có dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do khí hậu toàn cầu thay đổi, tùy theo tuổi loa và chất liệu gỗ làm loa, bạn cần có biện pháp tăng cường chống ẩm cho những đôi loa cũ.
Một số loa mới giá cao được làm từ những vật liệu rất đắt tiền không cần áp dụng bất kỳ hình thức chống ẩm nào. Mặc dù hiện chưa phổ biến nhưng những loại loa như thế sẽ có nhu cầu trong tương lai. Một số đôi loa khổ lớn có thể cần tới mỗi loa một gói chống ẩm dành cho đàn piano bốn chân nếu thùng loa làm bằng gỗ tạp ép. Thùng loa làm bằng gỗ khác tùy nhu cầu thẩm âm của người nghe mà có thể tăng cường các vật liệu như cát, bọt nhựa, mút xốp, bông gòn.
Trong một số trường hợp, người dùng Việt Nam nên “dũng cảm” dùng keo dán sắt hay vật liệu giòn cứng để sơn lên lưng loa, nhất là loại loa đời cũ, để có được chất âm rắn chắc và dũng mãnh, chi tiết và bóc tách cho dù khi phải nâng cấp bộ dàn có thể sẽ không còn giữ được giá như lúc mới mua.
Nên kê loa cách tường khoảng 30 – 40 cm để không ảnh hưởng tới sức rung của loa. Ảnh: Ciiwa.
Tiếp theo, không nên chất chồng lên loa quá nhiều đồ đạc và không nên kê loa quá sát vào vách tường (nên cách khoảng 30 – 40 cm) để không ảnh hưởng đến sức rung của loa. Cho dù một phòng nghe chưa đủ lớn thì việc kê loa đúng hoàn toàn vẫn có thể mang lại cho người nghe sự rung cảm nhất định. Rèm cửa, mặt tủ gỗ, thảm tường, đối diện mặt loa, giá sách đều là những trang trí rất tốt cho một phòng nghe không quá cầu kỳ xét về trang âm.
Video đang HOT
Việc chọn loa là ý thích của mỗi người và dù người chơi có chọn sai thì vẫn còn rất nhiều cách khắc phục. Ví dụ, người nghe nhạc rock có thể mua thêm những loa siêu trầm hoặc đổi ampli đời mới để có thêm chức năng điều chỉnh âm sắc (tone) hoặc thậm chí loudness. Người chơi có thể lựa chọn các loại dây dẫn phù hợp để tinh chỉnh chất âm. Loa thường là bộ phận cuối cùng của bộ dàn “ra đi” khi người chơi loa quyết tâm nâng cấp cho mình một dàn nghe mới.
Theo Genk
Tổng hợp một số hệ thống âm thanh tiện dụng, chất lượng hi end
Dynaudio Xeo 3
Dynaudio Xeo 3. Ảnh: Hometheatrereview.
Không cần ampli, không cần cáp loa, hỗ trợ đa nguồn phát, có thể bố trí đa phòng với phần nguồn độc lập là những ưu điểm đưa Xeo 3 trở thành một trong những hệ thống loa hi-end không dây hấp dẫn.
Chế tạo theo đúng tiêu chuẩn của các thiết kế loa hi-end Dynaudio, đôi bookself Xeo 3 sử dụng loa tweeter Esotar huyền thoại có màng dome lụa cho âm thanh chi tiết nhưng vẫn giữ được độ mộc tự nhiên, không bị sáng tiếng. Sử dụng màng Magie - Silicat, Driver mid/bass đảm bảo khả năng chống rung bề mặt, giảm nhiễu âm đáng kể, giúp tái tạo trung âm tròn tiếng và dải trầm chắc.
Đi với Dynaudio Xeo 3 là thiết bị phát sóng không dây Xeo Transmitter, đồng thời là đầu nhận các nguồn phát. Thiết kế nhỏ gọn, nhưng Transmitter có thể nhận đa nguồn từ các thiết bị số như iPod, iPad, iPhone, máy nghe nhạc số, smartphone, PC... (qua cổng 3,5 mm), các nguồn analog như TV, đầu CD/DVD/Bluray đến các thiết bị có cổng out digital như Airport Express, PC (out từ soundcard, music server (Solos, Squeezbox...), đầu HD... Ngoài ra, với Dynaudio Xeo 3, người dùng không cần trang bị ampli do bên trong loa Xeo tích hợp hai module khuyếch đại độc lập có công suất 50W sẽ đánh trực tiếp cho driver tweeter và driver mid/bass.
Dù sử dụng giao thức truyền âm số không dây (từ Xeo Transmitter đến loa), nhưng âm thanh của Dynaudio Xeo 3 không bị suy giảm hay bị nhiễu tín hiệu. Đôi Dynaudio Xeo 3 mang đến người nghe âm thanh đậm chất "Dyn", dải cao chi tiết, mượt, trung âm dày. Khá bất ngờ với dải trầm của Xeo 3 bởi dường như dải trầm khỏe và sâu hơn nhiều so với thông số khiêm tốn 48Hz của loa. Thử nghiệm các bản classic, Dynaudio Xeo 3 gây ngạc nhiên với khả năng thể hiện sân khấu âm thanh rộng mở. Ưu điểm của Xeo 3 là không đòi hỏi nhiều về vị trí set up kể cả khi để trên kệ sách, ngồi ở vị trí hơi lệch, người nghe vẫn cảm nhận khá tốt không gian trình diễn.
Giá tham khảo: Dynaudio Xeo 3 35,8 triệu đồng; Xeo Transmitter 6,75 triệu đồng.
Ảnh: Pearlaudiovideo.
Xuất hiện tại AV Show Hà Nội 2012, Linn Kiko được đánh giá cao nhờ kiểu dáng bên ngoài sắc sảo đến từng chi tiết cùng chất âm mạnh mẽ, đầy đặn. Với lớp vỏ kim loại dầy, chassic của thiết bị chính lẫn loa được tạo hình từ những đường cong bắt mắt, người dùng có thể chọn mua Linn Kiko ứng với 6 màu sắc khác nhau phù hợp với nội thất. Loa Linn Kiko có thiết kế dạng bookself active tích hợp ampli bên trong.
Linn Kiko hoạt động chủ yếu bằng nguồn phát digital qua giao thức truyền streaming. Tuy nhiên, người dùng phải sử dụng cáp Ethernet (kết nối với router) vì thiết bị chưa hỗ trợ kết nối Wi-Fi. Với phần mềm Kinsky cài đặt vào máy tính Windows, Mac, iPad hoặc iPhone, người dùng có thể dễ dàng truyền tải các bản nhạc số (FLAC, WAV, Apple, Lossless-ALAC, MP3, WMA, AIFF, AAC và OGG) từ thiết bị di động đến Linn Kiko với độ phân giải tối đa 192kHz/24-bit. Ngoài ra, Kiko vẫn hỗ trợ kết nối cứng thông thường gồm RCA cùng với các kết nối digital với optical, SPDIF và 4 cổng HDMI giúp kết nối dễ dàng với TV, đầu Bluray/DVD...
Tuy nhỏ nhưng Linn Kiko có thể mở rộng sân khấu âm thanh khá lớn, nhất là với nguồn phát chất lượng cao. Thử nghiệm với file lossless 24-bit/192kHz do Linn Record phát hành từ nguồn máy tính MAC, tức thì, Kiko gây ấn tượng với những màn trình diễn có độ chi tiết cao. Các nhạc cụ được kiểm soát tốt và tách rời rõ rệt như thể người dùng đang thưởng thức những dàn hi-fi thực thụ. Ngay cả những file nhạc nén từ iPhone, Linn Kiko vẫn giữ được phong độ trình diễn, âm thanh gọn gàng, độ chi tiết cao, các dải tần tách bạch ngay cả khi nghe ở âm lượng khá lớn. Điểm cộng cho Linn Kiko là sự tiện dụng khi kết nối với TV và các đầu phát qua cổng HDMI.
Giá tham khảo 84,3 triệu đồng.
Dynaudio Focus 160 và T A Audio Music Receiver
Ảnh: Elegantaudiovideo.
Dynaudio Focus 160 thừa hưởng triết lý thiết kế từ dòng Contour huyền thoại với nhiều cải tiến giúp hoàn thiện khả năng trình diễn. Loa sở hữu Treble Esotar đường kính 2,8 cm, driver mid/bass 17 cm vẫn sử dụng màng MSP (Magie Silicat) có voice coil lớn làm từ vật liệu Kapton đen và chassic đúc khuôn nguyên khối. Nổi bật phải kể đến chất keo phủ loa treble dome mới đã tạo nên dải cao trung tính, mượt và chính xác. Ngoài ra, bộ phần tần cũng được cải thiện giúp Focus 160 trình diễn ổn định, kiểm soát âm thanh và tạo sân khấu tốt hơn.
T A Audio Music Receiver. Ảnh: Insideci.
T A Audio Music Receiver là sự kết hợp giữa ampli Music PowerPlant và đầu đọc Music Player trong cùng thiết bị. Receiver này có công suất 100 W/kênh. Phần digital trang bị hai chip giải mã mono 32-bit với khả năng xử lý tín hiệu ở mức tối đa 24-bit/192kHz. Ngoài khả năng đọc đĩa CD, T A Music Receiver còn tích hợp tính năng của một streaming server thực thụ, hỗ trợ kết nối LAN lẫn wireless. Với hệ thống này, người dùng gần như không có giới hạn về nguồn nhạc. Ngoài các nguồn phát sáng analog, Music Receiver hỗ trợ kết nối trực tiếp với nguồn digital, streaming tín hiệu qua LAN hoặc WLAN là lợi thế riêng có. Bên cạnh đó, với hai cổng USB, Music Receiver cho phép kết nối trực tiếp với iPod, iPhone hoặc phát nhiều định dạng nhạc số từ ổ cứng di động kể cả file lossless FLAC, AIFF.
Dynaudio Focus 160 được T A Music Receiver kiểm soát tốt với công suất 100W. Hệ thống cho dải trầm ấn tượng, bass sâu và đầy tiếng. Dải cao mịn, tự nhiên, chi tiết, thể hiện hài âm nhạc cụ chuẩn xác, đặc biệt là guitar, violon... Người dùng có thể dễ dàng phát file lossless từ ổ cứng với khả năng giải mã 24-bit/192kHz. Hệ thống trình diễn với độ động cao, nền âm tĩnh, không gian rộng. Với ứng dụng TA Control (miễn phí) người dùng có thể sử dụng iPhone kiểm soát tòan receiver rất tiện lợi. Không chỉ gói gọn với các nguồn phát sẵn có, người dùng có thể nghe nhiều kênh Internet Radio với chất lượng khá tốt.
Giá tham khảo: T A Music Receiver 88 triệu đồng; Dynaudio Focus 160 54 triệu đồng.
Theo Genk
Loa Amphion Argon 3 đơn giản nhưng 'chất' Với giá tầm 60 đến 63 triệu một đôi, loa Amphion Argon 3 tới từ Phần Lan có công nghệ chế tạo không quá đặc biệt nhưng có chất âm ấn tượng, mộc mạc, tự nhiên. Loa Amphion Argon 3 giá từ 60 đến 63 triệu đồng tùy vỏ. Khởi nghiệp từ năm 1998, kể từ đó đến nay, nhà sản xuất âm...