Kinh ngạc xe bọc thép do người dân Việt Nam chế tạo
Xe bọc thép do ông Nguyễn Đình Chính chế tạo có thể chở được 10-12 người, dọc thân xe có lỗ châu mai, trên nóc có tháp pháo nhỏ.
Cách đây khoảng 2 năm, trong một lần xe chương trình của nước ngoài giới thiệu về một loại xe bọc thép phục vụ chiến đấu. Từng là một người lính, ông Nguyễn Đình Chính (chủ một cơ sở cơ khí) đã nghiên cứu và bắt tay vào làm một xe bọc thép đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 9/2015 ông Chính đã bắt đầu chế tạo xe trước sự ngỡ ngàng của người thân và gia đình. Để có địa điểm rộng rãi tạo ra thiết bị quân sự này, ông Chính lên thị xã Sơn Tây xây dựng xưởng cơ khí rộng gần 300 m2.
Với sự đam mê và kinh nghiệm của mình, đến tháng 9/2015, chiếc xe bọc thép “made in Việt Nam” đã lăn bánh với khoảng cách gần 30km.
Chiếc xe được thiết kế nhằm phục vụ chiến đấu với các khẩu súng máy lớn đặt phía trên.
Do chỉ là mẫu thử nghiệm nên hệ thống máy móc được thiết kế khá nhỏ nhẹ.
Hệ thống điều khiển của mẫu xe bọc thép.
Video đang HOT
Bên trong, xe chở được khoảng 10 đến 12 người và có thiết kế các lỗ châu mai để chiến đấu trực tiếp khi gặp mai phục.
Mỗi bên thân xe có 4 lỗ châu mai.
Ngoài ra, 2 bên thành xe còn được thiết kế thêm hệ thống bắt đầu đạn, nhằm hạn chế lực công phá cả các loại đạn cỡ lớn.
Hệ thống lốp được thiết kế hoạt động động lập, trong trường hợp một bánh xe bị hỏng thì xe vẫn có thể di chuyển bình thường.
Được biết, sau khi hoàn thiện, chiếc xe nay sẽ nặng 13 tấn, dài 6,8 m, rộng 3,0 m và cao 2,6 m. Xe có thể chạy ngang dốc nghiêng 45 độ, nâng hạ gầm từ 0,3 m đến 1,2 m và vượt chướng ngại vật cao 1,5 m, trong khi xe thông thường có thể nâng hạ gầm 20 cm, vượt chướng ngại vật 0,8 m.
Theo_Kiến Thức
Máy cấy "không động cơ" của lão nông Ninh Bình
Từ những phế liệu, đồ bỏ đi của chiếc xe máy cũ, lão nông Vũ Văn Dung ở Ninh Bình đã mày mò chế tạo thành chiếc máy cấy lúa. Máy cấy do ông Dung sáng chế không cần động cơ, giúp bà con nông dân bớt cực khổ hơn mỗi khi vụ gieo cấy đến.
Sau hai năm mày mò nghiên cứu, tháng 12 năm 2015 nông dân Vũ Văn Dung, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã cho ra đời chiếc máy cáy không động cơ với nhiều ưu việt, được nhiều nông dân lựa chọn.
Đứa con tin thần của ông Dung ra đời sau nhiều năm thấu hiểu được những khó nhọc của bà con nông dân mỗi khi vụ cấy đến. Ban ngày ông làm thợ sửa xe máy, gò hàn, cơ khí, đêm đến ông lại mang cuốn vở học sinh ra nghiên cứu, vẽ mô hình, lên ý tưởng cho "đứa con tinh thần" của mình.
Cuốn vở học sinh đầy những hình vẽ từng chi tiết về chiếc máy cấy không động cơ mà ông Dung nghiên cứu. Để ra được chiếc máy cấy hiện tại, ông Dung làm đi làm lại không dưới chục lần. Cứ mỗi lần làm ra máy, thấy chưa phù hợp ông lại bỏ đi nghiên cứu và làm lại. Chi phí nghiên cứu, sản xuất để ra đời được chiếc máy cấy không động cơ ông Dung đã phải bỏ ra cả chục triệu đồng.
Ông Dung cho biết, ban đầu khi mới bắt tay vào làm thấy rất khó vì chỉ xem mô hình chiếc máy cấy qua tivi và mạng. Thế rồi ông cứ mày mò, từ thực tế ruộng đồng, nghiên cứu từng chi tiết cụ thể để lắp ráp thành chiếc máy cấy không cần đến động cơ mà vẫn hoạt động được.
Các bộ phận của chiếc máy cấy ông Dung làm ra từ phế liệu, đồ xe máy cũ, hư hỏng. Tất cả các bộ phận đều làm rất đơn giản, dễ sử dụng, dễ sửa chữa và thay thế. Bà con nông dân ai cũng có thể sử dụng được chiếc máy cáy ưu việt này.
Cũng giống như máy cấy có động cơ, máy cấy không cần động cơ của ông Dung cũng có giá để mạ. Tuy nhiên, mạ không cần phải gieo vào khay mà chỉ cần gieo dưới nền gạch, xi măng hoặc nền đất bằng phủ bao bì hoặc ni-lông.
Chiếc máy cấy không động cơ của ông Dung tiện lợi tới mức có thể dùng tay để lắp ráp các bộ phận, một người có thể tự đưa ra đồng, tự điều khiển để cấy được. Mỗi ngày chiếc máy cấy này cấy được hơn 1 xào lúa. Khoảng cách từng khóm lúa từ 18 - 20cm, gần hơn so với máy cấy động cơ (25 - 30cm).
Các chi tiết của máy nối khớp với nhau với độ chuẩn xác rất cao. Khi không sử dụng, máy có thể tháo rời từng bộ phận, lau chùi cất đi để vụ sau dùng tiếp. Máy có độ bền trên 5 năm
Mỗi chiếc máy cấy không động cơ ông Dung bán ra chỉ khoảng 5 triệu đồng. Trừ chi phí, công sản xuất, ông chỉ được lãi từ 1 - 2 triệu đồng/máy. Từ khi sản xuất đến nay ông đã bán được gần 50 chiếc cho bà con nông dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Có những người từ Thanh Hóa cũng tìm đến để mua máy cấy của ông. Hiện nay cơ sở của ông đang đẩy mạnh sản xuất vì có đơn vị đã đặt mua cả chục chiếc máy cấy này về thí điểm tại địa phương.
Nguyên tắc hoạt động của chiếc máy cấy không động cơ này là người điều khiển đi trước quay đầu về phía máy, một tay kéo máy còn tay kia điều khiển để bộ giàn cò gắp mạ cấy xuống ruộng. Các chi tiết tự động di chuyển bằng xích xe máy cũ và các con lăn.
Cuốn sổ nhỏ ông Dung ghi lại chi chít tên và số điện thoại của những người đã mua máy cấy về sử dụng. Ai cũng thích thú với chiếc máy cấy này của ông Dung vì từ nay chi phí mỗi vụ cấy không còn cao, không còn phải vất vả.
Trong nhà ông Dung luôn có hàng chục chiếc xe máy cũ. Ông mua về để phá bỏ lấy các bộ phận cần thiết chế tạo cho chiếc máy cấy của mình. Ông cho hay, bộ phận xe máy cũ nếu bán sắt vụn thì không đáng giá gì, nhưng khi chế lại để dùng cho việc khác lại rất bền. Vì thế các sản phẩm ông làm ra từ xe máy hư luôn có độ bền đẹp và độ chính xác rất cao
Ông Dung hướng dẫn cách gieo mạ, chỉ cần đập thanh sát U dày 1cm xuống nền nhà, sau đó trộn bùn với 30% vỏ trấu cán phẳng rồi gieo mạ lên trên. Mạ gieo đều khi cấy máy sẽ gấp và cấy đều đẹp.
Ưu việt của chiếc máy cấy ông Dung chế tạo ra không chỉ giảm chi phí công sức mỗi vụ cấy mà hàng lúa còn đều, đẹp, lúa phát triển tốt, dễ chăm sóc khi thu hoạch sẽ cho năng xuất cao. Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ VIII, sản phẩm máy cấy không động cơ của ông Dung đã đạt giải thưởng, đây là sự động viên để ông hoàn thiện hơn nữa chiếc máy của mình, ngày càng có những sáng chế tốt phục vụ bà con nông dân.
Trước đó nhiều năm, ông Dung được người dân trong vùng biết đến với sáng chế độc đáo là chiếc máy '2 trong 1" vừa kéo và bơm nước. Chiếc máy này của ông được nhiều người ưa chuộng. Đến nay ông đã xuất xưởng lên đến hơn 1.000 chiếc, có thời điểm một ngày ông bán cả chục cái máy với giá 3 triệu đồng/cái
Máy cấy không động cơ của lão nông Ninh Bình
Bùi Thái Bá
Theo Dantri
Nghi phạm đánh bom khủng bố ở Bỉ đeo găng tay một bên Hai trong ba nghi phạm thực hiện loạt vụ đánh bom khủng bố ở Brussels, Bỉ hôm 21/3 được nhận dạng khi đeo găng tay màu đen bên tay trái. Cảnh sát Bỉ đã phát hiện ra 3 nghi phạm trực tiếp gây ra loạt vụ đánh bom khủng bố ở Brussels, Bỉ. Cụ thể, tại sân bay, hai tên mặc áo đen...