Kinh ngạc sinh vật bụng đầy đá quý, sống cạnh khủng long
Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã phối hợp để phục dựng lại bức chân dung quái dị của một loài chim sống vào “kỷ nguyên khủng long” 120 triệu năm trước, bụng mang nặng những thứ kỳ lạ.
Nếu thạch anh ngày nay được con người sử dụng như một loại đá quý làm trang sức, đồ vật trang trí, thì những con chim cổ quái này dường như… dùng làm thức ăn. Theo bài công bố mới xuất bản trên Frontiers in Earth Science, tinh thể thạch anh đầy trong bụng con chim hóa thạch có thể giúp họ tìm ra môi trường sống và thói quen ăn uống của nó, cũng như vai trò của nó trong hệ sinh thái.
Chân dung loài chim cổ quái được tái hiện từ hóa thạch 120 triệu tuổi.
Theo nhà cổ sinh vật học Shumin Liu từ Viện Cổ sinh vật học và cổ sinh vật có xương sống, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, thành viên nhóm nghiên cứu, trước đây chưa từng có bằng chứng trực tiếp về dạ dày trong các hóa thạch chim thời khủng long. Vì thế, phát hiện này có thể là đột phá.
Video đang HOT
Tiến sĩ Jingmai O’Connor, Phó Giám đốc phụ trách về bò sát hóa thạch từ Bảo tàng Field (Chicago, Mỹ) cho biết hóa thạch với mô mềm được bảo quản hoàn hảo như vậy chưa từng thấy trước đây. Loài chim mang tên Bohainis goui này được cho là xuất hiện đầu kỷ Phấn Trắng – cũng là niên đại của hóa thạch – khoảng 120 triệu năm.
Theo Phys.org, tuy nhỏ bằng chim bồ câu nhưng nó vẫn còn mang nhiều đặc điểm đáng sợ của tổ tiên khủng long như răng nanh và móng vuốt sắc nhọn.
Điều kỳ lạ là một số loài chim và gia cầm ngày nay nuốt đá để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dai, cứng, hoặc giúp làm sạch đường tiêu hóa, nhưng những tinh thể thạch anh trong bụng con chim này lại không phù hợp với cả 2 chức năng đó. Kỳ lạ hơn, nếu là để hỗ trợ tiêu hóa, các con chim thường nuốt nhiều loại đá. Con chim đặc biệt này chỉ nuốt thạch anh. Một mẫu vật khác cùng loài từng được ghi nhận cũng chỉ nuốt duy nhất một thứ là các mảnh vỏ sò.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để lý giải bữa ăn kỳ lạ của sinh vật cổ quái này.
Tìm thấy sinh vật tiền sử mình cá, đầu cá sấu
Những gì còn lại của sinh vật "tiền sử" mình dẹt như mình cá nhưng lại có cái đầu của loài cá sấu mõm ngắn được phát hiện bởi một người Scotland ở châu Á đã khơi dậy sự tò mò về bí ẩn đại dương.
Sinh vật này khiến người dân địa phương ở Singapore bối rối sau khi những gì còn lại của nó được phát hiện trên bờ Hồ MacRitchie, hồ chứa lâu đời nhất của Singapore.
Karen Lythgoe, người đến từ Scotland, đã ghi lại khám phá này. Cô nói: "Có một số người đã nhìn thấy nó từ lối đi bộ, nhưng khoảng cách đó quá xa để xem nó là gì.
Ở vị trí đó chúng tôi nghĩ nó là một con cá sấu, nhưng có vẻ không đúng lắm, vì vậy chúng tôi đi ra khỏi lối mòn để xem xét kỹ hơn. Đó không phải cá sấu. Nó giống như thứ bạn có thể thấy trong vườn thú hơn - như sinh vật thời tiền sử với hàm răng lớn. Tôi bị sốc và tò mò vì sao nó xuất hiện ở đây".
Imran Kassim, một nhân chứng 27 tuổi, cho rằng đó là một loài bò sát săn mồi: "Thành thật mà nói, nó trông giống như một con cá sấu. Tôi rất sốc khi nhìn thấy nó vì con đường này được cho là an toàn, chỉ có mấy con khỉ táo tợn trộm thức ăn, chưa bao giờ có động vật to lớn cả. Thật kỳ lạ, nhưng nó trông giống một con thằn lằn với bộ hàm banh rộng".
Sinh vật đến nay đã được Hội đồng quản trị Công viên quốc gia xác định là một con cá sấu nguyên thủy gốc Nam Hoa Kỳ, sống cách đây 10.000 dặm.
Loài này được gọi là "hóa thạch sống" bởi rất nhiều đặc tính sinh học của nó có thể được bắt nguồn từ tổ tiên sớm nhất của nó.
Về việc sinh vật này đã đến Singapore như thế nào, các nhà chức trách chỉ có thể cho rằng nó được nuôi làm thú cưng và thả ra sau khi đã quá lớn.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, cá sấu giống con có thể được mua từ những người buôn bán cá địa phương.
Quái vật kỳ dị cổ đại, vòi như đuôi tôm và đôi mắt "nhìn thấu đại dương" Nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy, trên Trái Đất cách đây hơn 500 triệu năm trước, từng xuất hiện một loài quái vật với hình thù kỳ dị. Chúng sở hữu đôi mắt đặc biệt có khả năng quan sát dưới đáy đại dương, nơi ánh sát Mặt Trời không thể chiếu tới. Radiodonta - sinh vật sống cách...