Kinh ngạc mộ cổ 200 năm: Thi thể mỹ nhân nguyên vẹn, tỏa mùi thơm như Hàm Hương
Việc thi thể tỏa ra hương thơm khiến các nhà khảo cổ đặt nghi vấn có thể đây là nơi chôn cất Hàm Hương công chúa.
Ngày 23/3/2001, nhóm công nhân đang thi công tại huyện Năng Sơn, Túc Châu, An Huy, Trung Quốc thì tình cờ đụng phải ngôi mộ cổ. Bên trong là một chiếc quan tài. Ngay lập tức, trưởng nhóm công nhân đã liên hệ với chính quyền địa phương. Sau đó, cảnh sát cùng nhóm các nhà khảo cổ cùng tới hiện trường.
Nhóm công nhân tình cờ đào được một quan tài kỳ lạ tỏa ra mùi thơm. (Ảnh minh họa: Sohu)
Theo quan sát của các chuyên gia, quan tài này được làm từ gỗ trinh nam, loại cây vô cùng quý hiếm ở Trung Quốc. Kỳ lạ hơn, sau khi mở nắp quan tài, một mùi thơm đặc biệt tỏa ra. Nếu xét theo lẽ thường, thi thể sau khi chôn cất dưới lòng đất sẽ bị phân hủy, nhưng thi thể trong quan tài lại tỏa mùi thơm.
Người nằm trong đó là một phụ nữ với mái tóc màu đen được búi gọn gàng sau đầu. Nước da của bà vẫn trắng trẻo, da vẫn đàn hồi, đầy đặn, các khớp xương vẫn có thể co duỗi.
Căn cứ vào trang phục của người phụ nữ, các nhà khảo cổ cho rằng chủ nhân ngôi mộ sống ở thời nhà Thanh (1636 – 1912).
Các nhà khảo cổ xác định đây là thi thể của một người phụ nữ và được bảo quản rất tốt. (Ảnh minh họa: Sohu)
Video đang HOT
Sau khi đem quan tài cùng thi thể về phòng thí nghiệm, các nhà khảo cổ xác định được khi mất người này khoảng 30 tuổi. Người phụ nữ cao khoảng 1m64, nặng 44kg, chân bó gót sen ba tấc, móng tay và móng chân đều được sơn đỏ.
Theo các chuyên gia, nếu còn sống, người này ắt hẳn là một mỹ nhân có vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” thời nhà Thanh.
Trong ngôi mộ, đồ tùy táng được đặt cùng cũng rất phong phú gồm trang sức, chuỗi vòng, đá quý và tiền xu cổ. Mặc dù không tìm thấy văn bia nào nhưng từ hương thơm tỏa ra từ cỗ quan tài, nhiều người nhận định chủ nhân của nó là Hàm Hương công chúa.
Tuy nhiên, khi khám nghiệm thi thể, các chuyên gia thấy trên cổ người chết có một vết cắt sâu hình chữ T tạo ra bởi một thanh kiếm. Vết thương này là duy nhất trên thi thể. Điều này chứng tỏ, người phụ nữ bị kiếm cứa vào cổ và không chút phản kháng nào. Có thể do nàng mắc tội nên bị phán tội chết.
Trên thực tế, Càn Long chỉ có một phi tần người Hồi Cương là Dung phi và bà cũng không phải là thi thể được tìm thấy này. (Ảnh minh họa: Sohu)
Thực tế, không có vị công chúa nào tên Hàm Hương trong hậu cung của vua Càn Long. Chỉ có một vị phi tần tên là Dung phi, người Hồi Cương, được gả cho Càn Long để xây dựng mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Trong các tài liệu lịch sử không ghi lại thông tin rằng Dung phi có khả năng tỏa ra mùi thơm. Hơn nữa, Dung phi qua đời ở tuổi 54 vì bạo bệnh. Do đó, những điều này hoàn toàn không khớp với thi thể của người phụ nữ trong quan tài kia.
Các nhà khoa học nhận định, loại thảo mộc được dùng để ướp xác khiến quan tài và thi thể tỏa ra mùi thơm như vậy. Hiện họ vẫn chưa xác định được danh tính của người phụ nữ này.
Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế Trung Hoa sống được bao lâu dưới lăng mộ?
Trong không gian đáng sợ như lăng mộ, những con người bất hạnh bị chọn tuẫn táng theo hoàng đế phải trải qua những gì trước khi chết?
Thời phong kiến, các hoàng đế Trung Hoa từng đặt ra một hủ tục man rợ là tuẫn táng người sống theo mình sau khi băng hà. Điều này để đảm bảo rằng khi hoàng đế sang thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm.
Hủ tục này phát triển từ thời Thương, Chu. Các nhà khảo cổ từng tìm thấy 5.000 hài cốt được chôn trong các ngôi mộ cổ ở Ân Khư, di tích kinh đô của nhà Thương (Ân). Theo ghi chép lịch sử, việc bồi táng người sống được áp dụng nhiều nhất là vào thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Có hai cách tuẫn táng. (Ảnh: Sohu)
Ở Trung Quốc phong kiến có hai cách tuẫn táng, thứ nhất là chôn sau khi chết, thứ hai tàn ác hơn, đó là chôn khi những người đó vẫn còn sống.
Trước khi người được chọn tuẫn táng vào lăng mộ, họ sẽ ăn một bữa thịnh soạn. Sau khi hoàn thành mọi việc, người phụ trách sẽ sắp xếp đưa những người này vào quan tài, rồi đưa họ vào lăng cùng với chủ nhân của ngôi mộ.
Nhà văn thời nhà Thanh - Viên Mai từng ghi chép về phương thức bồi táng tàn nhẫn nhất. Ngoài ra, người xưa còn trói tay chân người bị tuẫn táng, đặt theo tư thế nhất định, rồi chôn sống.
Các nhà khảo cổ đã nhiều lần lạnh sống lưng vì các hình thức bồi táng của người xưa. (Ảnh: Sohu)
Các nhà khoa học trong quá trình khai quật các ngôi mộ cổ nhiều lần lạnh sống lưng vì các hình thức bồi táng của người xưa. Câu hỏi nhiều nhà khoa học đặt ra là: Những nạn nhân bị tuẫn táng ấy có thể sống bao lâu dưới lăng mộ?
Câu trả lời được tìm thấy qua những ghi chép về một vụ tuẫn táng quy mô lớn diễn ra vào thời nhà Liêu.
Khi đó, những người ở tầng lớp hoàng gia quý tộc nhà Liêu đã nghĩ ra cách độc ác để kéo lượng lớn người sống tới tuẫn táng trong lăng mộ của Gia Luật Bội.
Họ đem đến một chiếc lồng cực to đặt trong lăng mộ rồi tung tin rằng xuất hiện con thú cực hiếm ở bên trong. Người dân kéo đến xem vì hiếu kỳ. Họ bị binh lính đẩy xuống địa cung trong lăng mộ rồi bịt kín cửa.
Những người dân vô tội bị lừa tới lăng mộ của Gia Luật Bội để tuẫn táng theo người chết. (Ảnh: Sohu)
Theo những ghi chép được tìm thấy, thời gian đầu, lăng mộ vọng ra tiếng gào thét cầu cứu. Những tiếng hét này cứ yếu dần và tắt hẳn sau 4 ngày.
Điều này có thất những người bị tuẫn táng có thể sống tối đa 4 ngày trong điều kiện không gian xung quanh không có thứ gì cần thiết cho sự sống.
Sở dĩ họ có thể sống sót tới ngày thứ 4 là bởi bên trong lăng mộ chôn theo một chút đồ ăn và hoa quả cùng với người chết. Nhưng với số lượng người bị nhốt trong lăng lên tới hàng trăm người thì số thức ăn đó không thể đủ và các nạn nhân đã phải chịu cảnh đói, khát, thiếu không khí cho tới chết.
Mở mộ cổ 8.000 tuổi, giật mình thấy trẻ em chôn cùng 'quái thú' Được tìm thấy ở di chỉ Majoonsuo, Phần Lan, các chuyên gia có phát hiện bất ngờ trong ngôi mộ cổ 8.000 tuổi. Chủ nhân ngôi mộ là đứa trẻ chết khi 3 - 10 tuổi và được chôn cùng chó sói. Vào năm 1991, ngôi mộ cổ 8.000 tuổi chứa hài cốt của một đứa trẻ được tìm thấy ở di chỉ...