Kinh ngạc chuột khổng lồ dò gỡ hàng chục ngàn quả mìn
Trong 30 phút, những chú chuột này có thể làm nhiệm vụ mà một chuyên gia dò gỡ mìn phải thực hiện trong suốt 3 ngày.
Mới đây, quân đội Campuchia tuyên bố họ sẽ xây dựng một “đội đặc nhiệm” dò gỡ mìn với các thành viên đặc biệt là những con chuột khổng lồ có nguồn gốc từ châu Phi để khắc phục hậu quả bom mìn sót lại từ thời chiến tranh ở nước này.
Theo ước tính, hiện trên lãnh thổ Campuchia vẫn còn sót lại hàng triệu quả bom mìn từ thời chiến tranh, khiến hơn 20.000 thiệt mạng trong thời bình. Chỉ riêng trong năm 2014 đã có 154 người Campuchia thiệt mạng trong các vụ nổ bom mìn sót lại.
Một chú chuột khổng lồ đang dò mìn.
Việc sử dụng loài chuột khổng lồ với trọng lượng mỗi con lên tới 1,2 kg này vào nhiệm vụ dò gỡ bom mìn không phải là kỹ thuật mới mẻ, bởi nó đã được áp dụng rất thành công ở nhiều nước châu Phi trong cuộc chiến chống lại bom mìn.
Hồi năm ngoái, chính phủ Mozambique đã sử dụng một đội quân chuột khổng lồ để thực hiện kế hoạch rà phá hết bom mìn còn sót lại trên lãnh thổ nước này. Những con chuột này được tổ chức phi chính phủ Apopo huấn luyện để chúng có thể ngửi được mùi chất nổ trong bom mìn, dù những vũ khí này được chôn sâu dưới đất.
Khi di chuyển trên các bãi mìn, những con chuột lớn như mèo này lại đủ nhẹ để không làm những quả mìn phát nổ. Với khứu giác rất tinh nhạy của mình, chúng dễ dàng ngửi được những quả mìn còn sót lại, giúp các chuyên gia tháo gỡ những vũ khí này một cách an toàn.
Chuyên gia hướng dẫn chuột dò tìm mìn trên thực địa.
Trong năm ngoái, Apopo đã nhận được nguồn tài trợ lên tới 4,5 triệu USD từ cộng đồng quốc tế để làm sạch hơn 250 hecta bãi mìn ở Mozambique, với một “đội đặc nhiệm” gồm 78 chú chuột khổng lồ.
Với sự trợ giúp đắc lực của những chú chuột này, Apopo đã phát hiện và tiêu hủy gần 14.000 quả mìn và thiết bị nổ trên gần 2.500 bãi mìn nằm rải rác khắp đất nước Mozambique, trả lại hơn 800 hecta đất sạch cho người dân địa phương.
Video đang HOT
Để có thể thực hiện được “kỳ tích” trên, những chú chuột khổng lồ này phải trải qua 9 tháng huấn luyện gắt gao. Trong chương trình huấn luyện này, các huấn luyện viên của Apopo sẽ hướng dẫn những chú chuột khổng lồ ngửi mùi thuốc nổ từ các quả mìn chôn sâu dưới đất.
Khi ngửi được một quả mìn, chú chuột sẽ dừng lại, cào xuống mặt đất để thông báo vị trí mìn, và sau đó nó sẽ được thưởng thức ăn ưa thích.
Chuột khổng lồ có khứu giác rất nhạy và có thể phát hiện mìn chôn sâu dưới đất.
Ông Alson Majanzota, một trưởng nhóm huấn luyện của Apopo cho biết những chú chuột này rất thông minh và học hỏi rất nhanh. Sau quá trình huấn luyện, chúng có thể kiểm tra một khoảnh đất có diện tích 200 mét vuông chỉ trong 30 phút, trong khi một chuyên gia được trang bị máy dò mìn phải mất 3 ngày mới thực hiện được công việc tương tự.
Chính phủ Campuchia cho biết họ đang đào tạo cho những chú chuột này làm quen với điều kiện khí hậu ở đây, và sẽ sớm triển khai “đội đặc nhiệm” này ra các bãi mìn để nhanh chóng loại trừ ẩn họa khủng khiếp chôn sâu trong lòng đất.
Theo Dân Việt
Độc đáo trực thăng không người lái MH-6M của Mỹ
Trực thăng không người lái MH-6M được thiết kế không làm nhiệm vụ chiến đấu mà khả năng cứu thương chiến trường đặc biệt.
Trực thăng không người lái MH-6M được thiết kế không làm nhiệm vụ chiến đấu mà khả năng cứu thương chiến trường đặc biệt.
Mới đây, các hình ảnh đầu tiên về biến thể trực thăng không người lái MH-6M của Hải quân Mỹ đã được công bố.
Xét về thiết kế, MH-6M tương tự phiên bản có người lái MH-6 trước đó do MD Helicopters phát triển. Tuy nhiên nó lại được Boeing nâng cấp với việc trang bị hệ thống lái tự động và hệ thống cán cứu thương hai bên máy bay có thể mang theo tối đa hai binh sĩ.
Trong ảnh là một chiếc MH-6M không người lái đang được Hải quân Mỹ thử nghiệm, tuy nhiên nó vẫn có một phi công phụ để đảm bảo an toàn khi bay.
Cận cảnh một trong những cán cứu thương trên MH-6M với thiết kế hình hộp được bọc thép giúp bảo vệ binh sĩ trước tác động từ bên ngoài.
Một chiếc MH-6M đang chuẩn bị cất cánh bay thử nghiệm.
MH-6 được trang bị động cơ T63-A-5A hoặc T63-A-700 với tốc độ di chuyển tối đa 282km/h và có tầm hoạt động 430km.
Biến thể MH-6 không người lái nó chỉ có thể chở theo tối đa 2 binh sĩ trên hai cáng cứu thương và thêm một phi công ở khoang lái.
Biến thể trực thăng không người lái MH-6M cũng được trang bị các hệ thống quan sát quang hồng ngoại tương tự như các biến thể vũ trang, mặt khác nó lại không hề được trang bị bất cứ loại vũ khí phòng vệ nào.
Cận cảnh cáng cứu thương của MH-6M với không gian đủ cho một binh sĩ.
Trong ảnh là các binh sĩ thuộc Hải quân Mỹ đang kiểm tra lại một chiếc MH-6M không người lái trước một giờ bay thử nghiệm.
Hiện tại, Hải quân Mỹ và lực lượng Lính thủy đánh bộ nước này đang vận hành một số lượng lớn những chiếc MH-6 với nhiều biến thể khác nhau, trong đó có nhiều biến thể đã lỗi thời và cần được hiện đại hóa.
Và hãng Boeing cũng sẽ là nhà thầu chính trong chương trình nâng cấp trực thăng MH-6 của Hải quân Mỹ.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Kinh ngạc sức mạnh "máy bay rải phân" S2R-660 của Mỹ Dù tiền thân là phi cơ rải phân bón nhưng qua bàn tay nhào nặn của các kĩ sư quân sự đã biến AT-802 thành máy bay cường kích S2R-660 mạnh khủng. Nhằm cung cấp giải pháp tuần tra biên giới, chống phiến quân, hãng IOMAX (Mỹ) đã phát triển thành công máy bay cường kích S2R-660 Archangel dựa trên máy bay nông...