Kinh ngạc cảnh dát vàng cho xác ướp thiền sư
Sau 4 năm viên tịch, một xác ướp nhà sư Trung Quốc được chuyển thành bức tượng vàng tuyệt đẹp.
Hòa thượng Phúc Hậu viên tịch năm 2012 sau khi dành phần lớn thời gian tu hành ở chùa Sùng Phúc tại thành phố Tuyền Châu phía đông nam Trung Quốc. Ngôi chùa này đã quyết định ướp xác hòa thượng Phúc Hậu để tưởng nhớ đóng góp của ông cho đạo Phật và truyền cảm hứng cho những người theo đạo. Trong ảnh là xác ướp nhà sư Trung Quốc
Phúc Hậu được chuyển thành bức tượng vàng tuyệt đẹp.
Hòa thượng Phúc Hậu đã quy y cửa Phật từ năm 13 tuổi và dành trọn đời cho việc tu hành trước khi qua đời ở tuổi 94. Ông sinh năm 1919 tại thị trấn Thanh Dương (nay là Tuyền Châu). Theo People”s Daily, hòa thượng Phúc Hậu được tôn là bậc cao tăng nhờ phẩm hạnh cũng như sự chuyên tâm tu hành và khá ít nói.
Thường ngày, hòa thượng Phúc Hậu rất ít khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ông là người hiền hậu, được nhiều hậu bối kính trọng. Trước khi mất, hòa thượng Phúc Hậu bày tỏ tâm nguyện muốn thi hài của mình được ướp xác.
Video đang HOT
Do vậy, ngay sau khi hòa thượng Phúc Hậu viên tịch, hai chuyên gia ướp xác lau sạch pháp thể nhà sư, thực hiện các giai đoạn của quy trình ướp xác và niêm phong bên trong một chiếc ang sứ lớn ở tư thế kiết già và lưu giữ ở gian thờ tổ tiên trong chùa Phổ Chiếu. Trong lễ mở ang sứ diễn ra vào tháng 1/2016, xác ướp nhà sư Phúc Hậu vẫn nguyên vẹn, hầu như không có dấu hiệu phân hủy ngoại trừ phần da khô kiệt. Ông được coi là “nhục thân Phật” (Phật sống).
Sau đó, các chuyên gia ướp xác tiếp tục lau sạch thi thể hòa thượng Phúc Hậu bằng rượu, bọc nhiều lớp vải gạc, phủ sơn mài, cuối cùng dát lá vàng và sơn vàng. Cuối cùng, tượng Phật sống được khoác bộ áo cà sa và đặt trong khung kính gắn thiết bị chống trộm.
Những người theo đạo Phật ở địa phương tin rằng chỉ thân thể của một nhà sư thực sự đức hạnh mới còn nguyên vẹn sau khi thực hiện quá trình ướp xác.
“Tượng nhà sư Phúc Hậu đang đặt trên núi để người dân thờ cúng. Sau đó, bức tượng vàng nhà sư này sẽ được đưa tới gian thờ tổ tiên trong chùa Sùng Phúc”, hòa thượng Chấn Vũ trụ trì chùa Phổ Chiếu cho biết.
Theo_Kiến Thức
Bộ lạc hun khói để... ướp xác chết .
Trong nhiều thế kỷ, bộ lạc Anga ở Papua New Guinea đã ướp xác người chết bằng một phương pháp độc đáo là hun khói
Sau khi hun khói, các xác chết không được chôn trong các ngôi mộ mà được đặt trên các vách đá dựng đứng để có thể nhìn thấy những ngôi làng ở phía dưới.
Hình ảnh những xác chết được hun khói hóa đỏ treo trên vách đá trông khá đáng sợ, nhưng với những người thuộc bộ lạc Anga, đó lại là một hình thức cao nhất nhằm thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.
Quá trình ướp xác theo phong tục kỳ quái này được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng bởi người có kinh nghiệm trong bộ lạc.
Đầu tiên, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân của xác chết được rạch ra để hút các chất béo trong cơ thể.
Tiếp đó, một ống tre rỗng ruột được đâm vào bụng người chết để lấy mỡ.
Mỡ này dùng để bôi vào tóc và da của người thân còn sống của họ.
Thông qua nghi lễ này, sức mạnh của người quá cố sẽ chuyển giao cho người sống. Phần mỡ còn sót lại sau đó được dùng làm dầu ăn.
Trong công đoạn tiếp theo, mắt, miệng và hậu môn của xác chết được khâu lại để hạn chế không khí vào cơ thể và ngăn xác thịt mục nát.
Đây được coi là bước quan trọng để đảm bảo xác ướp được hoàn hảo qua nhiều thế kỷ.
Lòng bàn chân, lưỡi, và lòng bàn tay cũng được cắt ra và giao cho vợ hoặc chồng đang còn sống.
Phần còn lại của xác chết sau đó được ném vào ngọn lửa để hun.
Sau khi được hun khói, xác ướp được phủ bằng đất sét và đất màu đỏ, tạo thành một cái kén tự nhiên, bảo vệ thi thể khỏi sự mục nát và động vật ăn xác thối.
Sau đó, xác ướp sẽ được treo lên vách núi. Tất cả nam giới, phụ nữ và cả trẻ sơ sinh ở bộ tộc Anga đều được ướp xác theo phương pháp này sau khi qua đời.
Cho đến nay, các xác ướp có niên đại hơn 200 năm vẫn được tìm thấy tại cao nguyên Morobe.
Vào những dịp lễ quan trọng, các xác ướp sẽ được đưa từ vách núi xuống để tham dự với bộ lạc sau đó họ lại được treo về chỗ cũ.
Nghi lễ ướp xác của người Anga bị cấm khi Papua New Guinea giành được độc lập năm 1975.
Ngày nay, nhiều bộ tộc thực hiện chôn cất theo nghi lễ Kitô giáo, và chỉ có một vài bộ lạc ở các vùng xa xôi vẫn thực hiện quá trình ướp xác đáng sợ này.
Theo_Giáo dục thời đại
Chiêm ngưỡng loạt xác ướp động vật của người Ai Cập cổ đại Những xác ướp động vật của người Ai Cập cổ đại được hiến tế, dâng lên tỏ lòng tôn kính các vị thần từ hàng nghìn năm trước. Những xác ướp động vật của người Ai Cập cổ đại được hiến tế, dâng lên tỏ lòng tôn kính các vị thần từ hàng nghìn năm trước. Bảo tàng Manchester, Anh tổ chức buổi...