Kinh hoàng xe buýt: Khi khách hàng không là “thượng đế”?
Để giảm tải ùn tắc, ngành giao thông khuyến khích người dân đi xe buýt. Tuy nhiên, thái độ phục vụ của lái phụ xe, công với nạn trộm cắp, móc túi, bị sàm sỡ quấy rối tình dục… khiến nhiều người sợ xe bus.
Khách hàng không phải là… thượng đế
Ngày 30.5, PV Báo điện tử Infonet đã đi khảo sát trên một số tuyên bus của Thủ đô Hà Nội.
Trên tuyến buýt 50 (Long Biên – Sân vận động quốc gia) vào giờ cao điểm, PV chứng kiến không ít cảnh khó chịu mà lái xe và phụ xe cư xử với hành khách. Tại một số điểm dừng, có nhiều khách lên xuống như: Bến xe Kim Mã; siêu thị Big C… lái xe cố tình đón trả khách không đúng bến. Khi hành khách chưa lên hết, lái xe đã cố ý đóng cửa, khiến cho nhiều người chưa kịp lên xe đã bị kẹp, những người còn lại thì chới với chạy theo, bực bội vì không lên được xe. Không những thế, để tránh khách lên xe, lái xe thường xuyên trả khách trước hoặc sau điểm dừng khoảng 30m, mặc dù trên xe còn khá trống.
Theo quy định của Xí nghiệp xe buýt, phụ xe phải bán và xé vé cho hành khách khi hành khách đi vé ngày. Tuy nhiên, rất nhiều tuyến xe như: 58 (bến xe Long Biên – Mê Linh), tuyến 29 (bến xe giáp Bát – Tây Tựu), tuyến 55 (bến xe Long Biên – Cầu Giấy)… phụ xe lấy tiền của hành khách nhưng lại không đưa vé. Thậm chí, trên tuyến buýt 58 (Long Biên – Mê Linh), phụ xe bán vé cho hành khách nhưng không đưa vé trực tiếp mà nhét vào khe cửa, gần chỗ hành khách ngồi và nói “nếu có thanh tra thì lấy vé ở đó”. Sau khi hành khách xuống bến, phụ xe lấy lại vé và tiếp tục xoay vòng với những hành khách tiếp theo. Rất nhiều trường hợp, hành khách đưa tiền nhưng không được lấy vé, khi có thanh tra xe buýt đột xuất đã phải mua vé lần hai. Nhiều người không đồng tình, giải thích là do phụ xe đã lấy tiền mà không đưa vé, nhưng phụ xe đổ do khách đông nên chưa kịp bán. Tình trạng này cũng do một phần hành khách chủ quan với suy nghĩ, 3000 đồng, hay 5000 đồng thì không đáng là bao, nên dù phụ xe không đưa vé, hành khách cũng không lên tiếng.
Quy định của xí nghiệp xe buýt, từ 10 – 15 phút là có một chuyến chạy, nhưng chuyện đợi xe buýt “dài cô” là chuyện rất bình thường tại các bến xe. Có khi cả tiếng chờ đợi cũng không có tuyến buýt nào chạy. Đôi khi, 3, 4 chiếc cùng ùn ùn đi tới làm cho bao người bực bội. Và không có một câu giải thích nào cho sự chậm chễ này. Có bạn liều hỏi: “Chú ơi sao gần một tiếng mới có một chiếc chạy vậy, cháu lỡ buổi thi rồi”. Ngay lập tức bạn nhận được lời đáp cay nghiệt: “Tao mượn mày đi xe tao mà kêu hả, xuống bắt taxi đi”.
Những câu như: “Con áo xanh kia vé gì?”, “thằng vừa lên vé đâu?”, dường như đã là câu cửa miệng của nhiều phụ xe khi soát vé. Hay như “xuống dưới, chỗ mày đứng đây à!”, “đi vào trong, đây là cửa xuống, không có mắt hả?” của lái phụ xe nhiều tuyến, khiến nhiều người bực bội, phản ứng.
Trôm cắp, móc túi hoành hành
Vào giờ cao điểm, hàng trăm hành khách chen chân chờ xe buýt, đã tạo cơ hội cho bọn tặc túi hoành hành. Nhiều bạn, do tập trung chen chân lên xe buýt, đã bị tặc túi móc mất điện thoại, ví tiền và cả trang sức. Những tên tặc túi có cách ăn mặc giống như các bạn sinh viên nên rất khó để phát hiện.
Tại bến xe Giáp Bát, Như Quỳnh, học sinh trường Việt Nam – Ba Lan, trong khi đang chen chân tuyến xe 03 (Giáp Bát – Gia Lâm) đã bị tặc túi giật chiếc dây chuyền bằng vàng tây, trị giá hơn 2 triệu. Quỳnh tri hô và kêu cứu nhưng không ai giúp bắt được tên cướp giât, xung quang chỉ có vài người mở lời dặn dò “học sinh thì không nên mang trang sức đi học”, họ cũng không quên cảnh giác, bởi biết đâu mình cũng là nạn nhân tiếp theo.
Video đang HOT
Tặc túi ( áo phông trắng, đội mũ) đang móc túi khi khách lên xe bus 24
Không chỉ hành nghề tại bến xe, tặc túi còn theo chân lên các xe buýt đông khách như: tuyến 32 (bến xe Giáp Bát – Nhổn), tuyến 07 (Cầu Giấy – Nội Bài), tuyến 54 (Long Biên – Bắc Ninh)…Nhiều bạn cảnh giác, sử dụng tai nghe để tránh bị móc điện thoại, nhưng khi tai nghe ngừng hoạt động, thì cũng khó tìm được tặc túi, bởi bọn chúng thường đi hai người trở lên và chuyền tay nhau chiến lợi phẩm.
Một phụ xe buýt tuyến 24 ( Long Biên – Cầu Giấy) cho biết, vì ngồi trên xe nên anh thường xuyên chứng kiến cảnh tặc túi hành nghề rất rõ. Những tên này đều là nam giới, đôi khi chúng còn giả sinh viên bằng việc đeo cặp và đeo kính để tránh bị nghi ngờ. Nếu móc được điện thoại, chúng chuyển cho đồng bọn đi tiêu thụ, còn móc được ví chúng lấy luôn tiền và bỏ chiếc ví vào thùng rác quanh bến xe. Các bạn đi xe, chỉ cần sơ hở một chút là sẽ trở thành đối tượng để tặc túi tiếp cận.
Vì ngại đi xe máy và sợ không an toàn nên cô Minh, 53 tuổi (quê Bắc Ninh) đã đi xe buýt để khám bệnh tại Hà Nội. Tuy nhiên, lúc về, khi vội vàng lên tuyến xe 54 (Long Biên – Bắc Ninh), cô đã bị tặc túi móc mất cả điện thoại và ví tiền. Khi qua cầu Chương Dương, phụ xe thu vé cô mới biết bị móc túi.
Trương Đình Nam, sinh viên trường Đại học Công nghiệp, khi phát hiện bị móc túi, bạn đã nhảy xuống xe và đuổi theo tên móc túi, nhưng tên này đã không còn giữ chiếc điện thoại nên không làm gì được. Ngay sau đó, chúng đã chuyển cho đồng bọn tại bến xe. “Chúng còn quay lại, hù dọa và định đánh tôi”, Nam cho biết.
Theo Infonet
Lần theo dấu vết những kẻ móc túi trên xe buýt tại TP.HCM
Vừa lên xe buýt, Ngọc bị móc mất chiếc điện thoại, ngay lập tức, cô bạn bên cạnh gọi điện vào số máy của cô thì thấy tiếng máy kêu ở phía kẻ gian móc túi.
Vào giờ cao điểm, một chiếc xe buýt có thể chở hàng trăm người. Chân chen chân, người ép người đứng san sát nhau là điều kiện lý tưởng để kẻ gian dễ dàng ra tay thực hiện hành vi móc túi, cướp giật bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi...
Theo lời kể của những nạn nhân, tuyến xe buýt số 8 và số 19 (đi từ bến xe Ký túc xá ĐHQG TP.HCM đến bến xe quận 8 và Bến Thành) "chứa đựng" nhiều miếng mồi ngon cho đám "móc túi". Hơn một tuần bám sát hai tuyến xe này, chúng tôi được chứng kiến khá nhiều "pha" móc túi rất chuyên nghiệp.
Chân dung kẻ gian...
Bọn móc túi thường đi theo nhóm khoảng 5 đến 7 người. Trong đó có 2 đến 3 người lên xe đóng vai hành khách. Số còn lại thì chạy xe máy theo sau đồng bọn đề phòng trường hợp bất trắc. Những người lên xe nhanh chóng tìm cho mình một chỗ đứng thuận lợi để quan sát. Sau khi thấy con mồi, họ nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, chờ thời cơ ra tay.
Theo quan sát, mỗi một phi vụ bọn móc túi đều bàn tính thật kĩ lưỡng trước khi ra tay. Theo đó, một người sẽ trực tiếp móc túi rồi nhanh chóng chuyền cho đồng bọn. Tất cả những hành động đó diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng chưa đến 2 giây, ví tiền, điện thoại ... của người bị hại đã nằm gọn trong túi của kẻ gian.
Cặp bài trùng chuyên móc túi trên tuyến số 8, đoạn từ Ngã tư Phú Nhuận về chợ Thủ Đức.
Trần Ngọc Tuấn, sinh viên trường Cao Thắng - một hành khách thường xuyên của tuyến xe buýt 19 tâm sự: "Ngán nhất là cảnh đi xe buýt vào những giờ cao điểm, vừa phải chen chúc lại luôn phải cảnh giác cao độ với cái túi".
Một người &'cảnh giới' xung quanh, một người chuẩn bị ra tay móc túi.
Nếu vụ việc diễn ra trót lọt thì kẻ gian xuống xe ở trạm gần nhất và ung dung về nhà chia chác với đồng bọn khoản chiến lợi phẩm vừa thu được. Nhưng cũng không ít trường hợp hành vi móc túi của họ bị hành khách phát hiện và tri hô lên. Đối với kẻ gian là phụ nữ, nếu phi vụ bị bại lộ thì chỉ cãi cọ, chối bỏ hành vi trộm cắp rồi bỏ xuống khỏi xe. Trường hợp kẻ gian là đàn ông, không những không xuống khỏi xe mà có người còn ở lại đôi co, gây sự với người bị hại.
Khi cần thiết, chúng sẵn sàng hành hung nếu bị phát giác.
Vừa ăn cắp vừa côn đồ ...
Trạm dừng xe buýt trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thuộc địa bàn quận Bình Thạnh là nơi thường xuyên xảy ra những thủ đoạn móc túi hết sức tinh vi.
Lục Thị Hoàng Khánh Ngọc, sinh viên trường Đại học KHXH&NV TP.HCM trong một lần đi làm công tác xã hội đã bị kẻ gian &'nhặt' mất điện thoại khi vừa bước chân lên chiếc xe buýt tuyến số 8. Ngay lập tức người bạn đi cùng rút điện thoại ra gọi cho số của Ngọc và phía bên kia, kẻ gian rút chiếc điện thoại ra để tắt nguồn. Được một vài hành khách khác giúp đỡ nên Ngọc lấy lại được chiếc điện thoại.
Những tưởng mọi việc như thế là xong, nào ngờ kẻ gian theo các hành khách đến tận cổng bến xe Miền Đông để trả thù. Vừa xuống xe, những hành khách tốt bụng giúp Ngọc lấy lại chiếc điện thoại trước đó bị kẻ gian và đồng bọn lao vào đấm đá túi bụi. Đánh đấm sướng tay, kẻ gian lên xe máy phóng đi mất hút.
Hai nam sinh viên giúp nạn nhân Lục Thị Hoàng Khánh Ngọc lấy lại điện thoại dẫn đến bị trả thù đang làm bản tường trình ở cơ quan công an quận Bình Thạnh.
Trên chuyến xe buýt số 19 cũng có nhiều vụ tương tự. Đoạn đường từ ngã tư Hành Xanh đến khu công nghiệp Sóng Thần là đoạn đường thường xuyên xảy ra các vụ móc túi, giật đồ ...
Theo tuyến xe này gần một tuần, chúng tôi đã gặp không ít những vụ móc túi và thậm chí là cả cướp giật. Có nhiều vụ kẻ gian lọt lưới một cách đơn giản, nhưng cũng có không ít kẻ gian bị lật mặt.
Lời cảnh báo của hợp tác xã VT - XB Quyết Thắng trên tuyến xe số 19
Chị Hoa (nhà ở gần chợ đầu mối nông sản Thủ Đức) trong một lần đi vào bến xe Miền Đông gửi tiền về cho người thân đã bị kẻ gian thò tay vào túi cuỗm đi 1 cục tiền trị giá 50 triệu đồng kể lại: "Tôi vừa lên xe đang loay hoay tìm chỗ đứng thì thấy túi áo khoác bỗng nhẹ tênh. Tôi sục tay vào thì thấy bọc tiền đã không cánh mà bay, tôi vừa khóc vừa tri hô lên. Kẻ gian bị thột nên nhét tiền vào túi của một hành khách. Người này mang tiền trả lại và chỉ mặt người đã nhét tiền vào túi mình. Và như thế là có một cuộc cãi vã um sùm trên xe. Tôi thấy rợn người. Từ lúc đó tôi ôm chặt lấy bọc tiền, không dám lơ là một giây".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những tuyến buýt ở TP.HCM hay xảy ra các vụ móc túi, trộm cắp, cướp giật... là số 8 (đi từ bến xe Ký túc xá ĐHQG - bến xe quận 8), 19 (Bến xe KTX ĐHQG - Bến Thành), 33 (Suối Tiên - An Sương), 30 (Suối Tiên - Chợ Tân Hương), 150 (Chợ Lớn - Tân Vạn, Đồng Nai), 07 (Suối Tiên - Thủ Dầu Một, Bình Dương)...
Theo công an quận Thủ Đức, TP.HCM, ngày 14/4 vừa qua, các chiến sĩ hình sự của quận đã bắt giữ được Bùi Dạ Thảo (44 tuổi, ngụ huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và Phạm Văn Mai (tức Mai "mèo", 37 tuổi, quận Thủ Đức). Hai đối tượng này là nghi phạm của nhiều vụ trộm cắp tài sản đang xảy ra gần đây tại các tuyến xe bus ở khu vực Đồng Nai và TP.HCM, đặc biệt là tuyến xe bus số 150 (Chợ Lớn - Tân Vạn, Đồng Nai).
Thảo và Mai
Theo kế hoạch của chúng, Thảo sẽ là người chen lấn gây mất chú ý, Mai thừa cơ móc túi rất nhiều nạn nhân. Số vụ làm ăn trót lọt của chúng nhiều đến mức bản thân chúng cũng không nhớ nổi.
ĐÌNH THẮNG - Đặng Sinh
Theo Infonet
Va vào xe máy, nữ sinh bị xe bus cán chết Một nữ sinh đi bộ qua đường Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội) bất ngờ hai nam sinh viên đi xe máy va phải, khiến cô gái này ngã ra đường cùng lúc chiếc xe bus chạy tới chèn qua cô gái tử vong ngay tại chỗ. Vụ tai nạn xảy ra vào hồi 17h30 ngày 17/2. Một số người dân chứng...