Kinh hoàng nữ y tá ‘tháo’ bàn chân bệnh nhân để trưng bày tại cửa hàng riêng
Nữ y tá ở Mỹ đang bị điều tra trước cáo buộc tự ý cắt chi của bệnh nhân để trưng bày tại cửa hàng gia đình.
Nữ y tá ở bang Wisconsin của Mỹ đang bị cáo buộc bạo hành người cao tuổi, sau khi cô này tháo bàn chân bị hoại tử vì tê cóng của nam bệnh nhân (62 tuổi) đang cận kề với cái chết mà không được phép của bác sĩ hay sự đồng thuận từ bệnh nhân.
Theo hồ sơ của tòa án quận Pierce, sau khi cắt bàn chân phải của nam bệnh nhân, nữ y tá Mary K. Brown (38 tuổi) sinh sống ở thành phố Durand thuộc bang Wisconsin đã nói với các đồng nghiệp rằng bản thân muốn trưng bày bàn chân của bệnh nhân lớn tuổi tại cửa hàng nhồi xác động vật của gia đình kèm theo tấm biển ‘Trẻ em cần phải đi ủng’.
Nữ y tá cố tình tháo chi của bệnh nhân dù không được phép của bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
AP đưa tin sự việc xảy ra vào ngày 27/5. Chỉ trong khoảng một tuần sau đó, nam bệnh nhân đã qua đời. Tuy nhiên, báo cáo cho hay việc bệnh nhân bị tháo chi không đẩy nhanh thời gian ông này tử vong, theo Milwaukee Journal Sentinel.
Trước đó, bệnh nhân được đưa vào Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng và Sức Khỏe Spring Valley sau lần bị ngã ở nhà vào tháng Ba. Do hệ thống sưởi nhiệt trong nhà không được bật nên toàn thân bệnh nhân tê cóng. Các mô trên chân của bệnh nhân đã bị hoại tử và chết khiến bàn chân chỉ dính vào cẳng chân nhờ da và gân.
Khi được chăm sóc tại trung tâm Spring Valley, ông được các nhân viên y tế chuyên chăm sóc cho bệnh nhân cuối đời phụ trách. Tuy nhiên, bà Brown người cũng làm việc tại trung tâm Spring Valley nhưng không đảm nhận công việc chăm sóc cho bệnh nhân cuối đời.
Theo một y tá phụ trách thay băng cho nam bệnh nhân vào sáng ngày 27/5, bệnh nhân nói rằng ông vẫn còn có thể ngọ nguậy ngón chân. Tuy nhiên, tại buổi giao ca, nữ y tá Brown lại nói với 2 đồng nghiệp rằng bản thân ’sẽ tháo chi để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn’. Lúc này, 2 đồng nghiệp đã khuyên cô Brown không nên làm vậy.
Sau đó, nữ y tá Brown và 2 hộ lý vào phòng của nam bệnh nhân để thay băng vết thương. Nhưng thực tế, cô Brown lại tháo chi của nam bệnh nhân, theo lời khai của một hộ lý với nhà điều tra.
Bà Tracy Reitz, người phụ trách quản lý đội ngũ y tá tại trung tâm Spring Valley chỉ biết được thông tin sự việc sau 2 ngày nó xảy ra nhờ một hộ lý báo cáo.
Theo bà Reitz, hộ lý nói với bà rằng người đàn ông không tỏ ra đau đớn trong quá trình bị tháo chi. Nhưng hộ lý khác lại nói với nhà điều tra rằng người đàn ông nói ‘ông cảm nhận được mọi chuyện diễn ra và cảm thấy vô cùng đau đớn’.
Bản thân nữ y tá Brown nói với nhà điều tra rằng nam bệnh nhân không yêu cầu bà này tháo chi, nhưng bà ta mô tả đây là ‘bàn chân xác ướp’ và quyết định tháo chi để bệnh nhân có chất lượng sống tốt hơn. Bà này cũng thừa nhận tháo chi không phải là phận sự của mình, và cũng không được phép làm như vậy.
Bà Brown trở thành y tá ở bang Wisconsin kể từ ngày 14/7/2020. Ông Kevin Larson, CEO Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng và Sức Khỏe Spring Valley, cho biết bà Brown hiện không còn làm việc tại trung tâm này.
Kế hoạch xóa nợ sinh viên tại Mỹ vượt qua loạt rào cản pháp lý
Ngày 20/10, Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Coney Barrett đã từ chối chặn kế hoạch xóa nợ sinh viên trị giá hàng trăm tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.
Khuôn viên trường đại học Georgetown ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thẩm phán Barrett đã bác đề nghị của Hiệp hội những người nộp thuế hạt Brown, bang Wisconsin về khẩn cấp hoãn kế hoạch xóa nợ cho sinh viên của Tổng thống Biden vào tháng 8. Trước đó, một tòa án cấp thấp hơn đã bác đơn kiện của hiệp hội này do thiếu cơ sở pháp lý chứng minh nguyên đơn chịu tổn hại bởi kế hoạch xóa nợ.
Trong khi đó, thẩm phán liên bang Henry Autrey tại St. Louis cũng bác đơn kiện của 6 bang Nebraska, Missouri, Iowa, South Carolina, Kansas và Arkansas về kế hoạch trên. Trong tuyên bố, thẩm phán Autrey cho rằng mặc dù 6 bang này đã nêu ra những thách thức quan trọng đối với kế hoạch xóa nợ, song lại thiếu căn cứ pháp lý cần thiết để theo đuổi vụ kiện.
Ngày 24/8 vừa qua, Tổng thống Biden đã công bố kế hoạch xóa một phần nợ sinh viên tại Mỹ, theo cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020. Cụ thể, Chính phủ Mỹ sẽ xóa nợ 10.000 USD đối với khoản nợ của những người có mức lương dưới 125.000 USD.
Đối với các cựu sinh viên đã được nhận trợ giúp liên bang trong thời gian học đại học trong khuôn khổ chương trình trợ cấp Pell, số nợ được xóa là 20.000 USD. Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính kế hoạch của Tổng thống Biden về xóa nợ sinh viên sẽ tiêu tốn khoảng 400 tỷ USD.
Các trường đại học ở Mỹ thường có học phí từ 10.000 đến 70.000 USD/năm, khiến các sinh viên sau khi tốt nghiệp gánh một khoản nợ lớn. Theo Chính phủ Mỹ, khoản nợ trung bình đối với sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp là 25.000 USD.
Kế hoạch trên vẫn đang gây nhiều tranh cãi tại Mỹ. Đảng Cộng hòa cho rằng kế hoạch này lãng phí tiền của và ngân sách có thể sử dụng cho các mục đích khác hiệu quả hơn. Tranh cãi giữa các chuyên gia và các nhà kinh tế cũng gia tăng, đặc biệt vì hiện vẫn chưa rõ về số nợ đã trả từ những người trong diện được áp dụng chính sách xóa nợ này.
WHO giám sát các ca bệnh viêm phổi lạ tại Argentina Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang giám sát 10 ca mắc bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân tại Argentina trong đợt bùng phát bệnh cho đến nay đã khiến 3 người tử vong. Bệnh viện Luz Medica, nơi điều trị các bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi lạ ở Argentina. Ảnh: Nation World News Tổ chức Y tế Liên Mỹ...