Kinh hoàng những đại dịch suýt quét sạch loài người
Virus Corona đang gây sợ hãi trên khắp thế giới với 170 người đã chết và hàng nghìn người nhiễm bệnh. Trong lịch sử từng có hàng chục căn bệnh chết người giết hàng triệu người, tàn phá thế giới từ dịch cúm lợn đến cái chết đen.
Cúm lợn
Đại dịch cúm xảy ra năm 2009, thời điểm đó được gọi là cúm lợn, ước tính đã giết chết ít nhất 285.000 người và thậm chí, có thể là 580.000 người.
Đại dịchcúm lợn chống lại toàn bộ nền y tế hiện đại và gây tử vong trên diện rộng.
Virus cùm lợn à một biến thể của virus cúm, cùng loại gây ra bệnh cúm Tây Ban Nha đáng sợ năm 1918.
Có đến 20% số người trên Trái đất bị nhiễm virus nhưng đặc biệt phổ biến ở Mỹ, với 113.690 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và hơn 3.000 trường hợp tử vong.
Các biến thể khác trên cùng một loại virus gây ra dịch cúm ở châu Á năm 1958 và 1968 cũng từng khiến hàng triệu ca tử vong trên toàn thế giới nhưng có tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Bệnh dịch hạch Justinian những năm 541 và 542, lấy đi sinh mạng của 5.000 người ở châu Âu, Bắc Phi và Nga, được mệnh danh là “Cái chết đen”. Căn bệnh hoành hành trên khắp lục địa trong gần 200 năm và ước tính đã khiến dân số châu Âu giảm khoảng 50% trong thời gian đó.
Yersinia Pestis là virus gây bệnh dịch hạch này. Người mắc bệnh có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử (các mô trong cơ thể bị chết) và sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở nách và háng.
Biên niên sử Hy Lạp Procopius đã viết rằng lúc cao điểm, bệnh dịch hạch đã giết chết 10.000 người mỗi ngày ở Constantinople.
Thời điểm đó, thậm chí không có chỗ để chôn cất người chết và các thi thể bị bỏ lại trên đường. Người dân thành phố sợ chôn cất người thân của họ và toàn bộ thành phố nồng nặc mùi tử thi. Bệnh dịch hạch tiếp tục tồn tại sau 2 thế kỷ nữa với ước tính khoảng 25 triệu người đã bị giết.
Video đang HOT
Cái chết Đen
Đại dịch Cái chết Đen xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14 và đỉnh điểm của dịch bệnh là ở châu Âu từ năm 1348 đến 1350. Cái chết Đen được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại. Ước tính, nạn dịch này đã giết chết từ 30 đến 60% dân số của châu Âu. Tổng cộng, khoảng 75 triệu người chết vì đại dịch này, trong đó khoảng từ 25 đến 50 triệu là dân số châu Âu.
Địa điểm bùng phát của dịch bệnh này được cho là ở Trung Á. Sau đó, căn bệnh này nhiều khả năng thông qua loài chuột trên các tàu buôn và lan đến bán đảo Krym vào năm 1346 rồi xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và châu Âu. Ước tính, châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch. Dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại khu vực này và chỉ biến mất vào thế kỷ 19.
Dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919)
Dịch cúm năm 1918 do một loại vi rút cúm mới, dòng vi rút cúm gia cầm H1N1 gây ra, đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, dịch bệnh này lây từ chim sang người ở vùng Trung Tây nước Mỹ. Sau này, nó được gọi là dịch cúm Tây Ban Nha sau khi làm chết 8 triệu người ở đây. Chỉ trong khoảng hai năm 1918 – 1919, cúm Tây Ban Nha cướp đi sinh mạng khoảng 40 – 50 triệu người. Theo ước lượng gần đây, con số này có thể lên đến khoảng 50 – 100 triệu người.
Dịch bệnh bại liệt 1916
5 năm trước khi Franklin Delano Roosevelt được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt, căn bệnh này đã ảnh hưởng đến hàng nghìn người ở Mỹ, khiến khoảng 6 nghìn người thiệt mạng. Trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát năm 1916, 9 nghìn trường hợp bị bại liệt được ghi nhận tại thành phố New York. Năm 1916, 25% nạn nhân mắc bệnh bại liệt tử vong và đến năm 2010, con số này giảm xuống 5%. “Đó là nhờ vào một loại vacxin mà tiến sĩ Jonas Salk chế tạo ra vào những năm 1950″, tờ TIME cho biết.
Dịch tả
Bệnh tả xuất hiện tại châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ. Dịch tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra. Độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Có 7 trận đại dịch đã xảy ra trong 200 năm.
Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848 -1849 đã làm 70.000 người chết. Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố London (Anh).
Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người. Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua. Kết quả, hơn 12.000 người chết.
Bệnh đậu mùa
Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây ra bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor. Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân.
Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18. Bệnh này là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù. Khoảng 20-60% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong.
Theo danviet.vn
Điều chưa biết về đại dịch 'cái chết đen'
Thang 11, ba ngươi Trung Quôc đươc chân đoan măc dich hach khiên nhiêu ngươi nhơ vê "cai chêt đen", căn bênh tưng la nôi am anh cho cư dân châu Âu.
Những bệnh nhân mắc dịch hạch đau khắp cơ thể. Sau đó, họ nổi hạch nhỏ như hạt đậu. Kích thước hạch lớn dần lên, to bằng quả táo và lây lan khắp cơ thể khiến họ ho ra máu. Cuối cùng, người mắc bệnh tử vong.
Đó là kết thúc đau đớn của những người mắc căn bệnh mang tên "cái chết đen". Thế kỷ 14, dịch hạch càn quét khắp châu Âu và khiến 60% dân số tử vong. Nó được coi là đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Ngày nay, dịch hạch đã trở thành căn bệnh trung cổ xa lạ bởi số người mắc ngày càng hiếm. Tuy nhiên, tháng 11, ba người Trung Quốc phát hiện mắc hai dạng dịch hạch khác nhau. Nó khiến nhiều người lo lắng về việc căn bệnh sẽ quay lại.
Những quan niệm về dịch hạch trong quá khứ
Con người đã bị dịch hạch tấn công 3 lần trong suốt 2.000 năm qua, khiến 200 triệu người tử vong. Đại dịch đầu tiên xảy ra vào thế kỷ 6. Lần thứ hai nó quét qua châu Âu Trung cổ vào thế kỷ 14 và đại dịch thứ ba bắt đầu ở Trung Quốc vào thế kỷ 19, sau đó lan sang châu Á, Mỹ.
Cảnh dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14 tại Florence do họa sĩ Giovanni Boccaccio vẽ lại. Ảnh: CNN.
Vào thời Trung cổ, nhiều người cho rằng dịch hạch là căn bệnh được thần linh gửi đến để trừng phạt tội lỗi. Đến thế kỷ 20, các nhà khoa học tin tưởng vào giả thuyết cả ba đại dịch đều do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Chúng trú ngụ trong động vật có vú nhỏ và bọ chét. Yersinia pestis có cấu trúc giống các vi khuẩn gây viêm phổi, lở loét.
Nhưng bắt đầu từ những năm 1970 và 1980, một nhóm người phủ nhận căn bệnh tên gọi cái chết đen của đại dịch xảy ra vào thế kỷ 14 và gọi chúng bằng cái tên như dịch Ebola sớm.
Đến năm 2000, các nhà khoa học trích xuất được ADN từ những bộ xương thời Trung cổ. Họ đã tìm thấy những mảnh vỡ của Yersinia pestis. Câu hỏi đặt ra rằng, nếu không có những khác biệt về mặt di truyền, vậy tại sao dịch hạch của thế kỷ 14 lại gây ra ảnh hưởng khủng khiếp như vậy? Câu trả lời đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Gần một thập kỷ trước, các nhà khoa học cho rằng dịch hạch xuất phát từ Đông Á cách đây 2.600 năm. Đại dịch thứ hai có thể bắt đầu ở Trung Quốc và xâm nhập vào châu Âu qua con đường tơ lụa. Một giả thuyết khác là nhà thám hiểm người Trung Quốc Trịnh Hòa đã mang theo mầm bệnh đến châu phi vào thế kỷ 15.
Tuy nhiên, những bằng chứng ADN cho thấy "cái chết đen" đã tồn tại cách đây 5.000 năm ở châu Âu. Và những giả thuyết Trung Quốc hay Trịnh Hòa là khởi nguyên cho đại dịch lần thứ hai là không chính xác.
Sự "hấp dẫn" của đại dịch thế kỷ
Kể từ khi đại dịch lần thứ 3 bùng phát cho đến nay, nhiều phương pháp y khoa đã giúp con người vơi bớt nỗi ám ảnh với căn bệnh. So với các bệnh khác, số người tử vong vì "cái chết đen" ngày càng giảm.
Chỉ riêng năm 2017, có 219 triệu người mắc sốt rét và 435.000 người chết vì căn bệnh này. Trong khi đó, từ năm 2010 đến 2015, có 584 người tử vong vì dịch hạch trên toàn thế giới, theo thống kê của WHO.
Nhân viên của một trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương mặc quần áo và khẩu trang phòng ngừa trước khi vào phòng thí nghiệm giám sát bệnh dịch hạch tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày 28/8.
Với sự phát triển của y học, bệnh nhân có thể điều trị dịch hạch bằng thuốc kháng sinh. Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đánh giá căn bệnh có mức độ lây lan rất thấp.
Ngay cả khi căn bệnh này còn là mối đe dọa lớn với các quốc gia, nó vẫn khiến các nhà khoa học, sử học quan tâm và khám phá. Greatrex, một nhà nghiên cứu của Đại học Hong Kong, cho biết dịch hạch tiếp tục bị ám ảnh bởi chính quá khứ của nó. "Khi nghe về "cái chết đen", nhiều người lập tức nghĩ đến căn bệnh dịch hạch đã giết chết 60% cư dân Châu Âu vào thế kỷ 14. Đó chính là điều "hấp dẫn" chúng tôi đi tìm những bí ẩn xung quanh nó".
Nhà sử học Winston Black cho biết niềm yêu thích nghiên cứu "cái chết đen" của ông đến từ một dấu chỉ ký ức văn hóa sâu sắc gắn với Trung Đông và châu Âu. Tuy nhiên, Black nhấn mạnh các bệnh như sốt rét, Ebolo cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Theo news.zing.vn
Soi vũ khí hủy diệt mạnh hơn bom nguyên tử của Mông Cổ Hậu quả mà 'vũ khí hủy diệt' của người Mông Cổ để lại trong trận vây thành Kaffa năm 1346 còn kinh khủng hơn nhiều lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Trận vây hãm thành Kaffanăm 1346 của đế quốcMông Cổ được đã để lại một hậu quả hết sức thảm khốc cho châu Âu....