Kinh hoàng bãi rác “khủng” ở Sầm Sơn
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân sinh sống gần khu vực bãi rác thải thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang phải gồng mình sống chung với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn do ô nhiễm từ bãi rác gây ra.
Kinh hoàng bãi rác thải “hành” dân thành phố biển Sầm Sơn
Đến bao giờ mới hết ô nhiễm?
Được quy hoạch từ năm 1997 với diện tích hơn 2ha, đặt tại phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn, đây đươclà bãi rác thải lớn nhất thành phố biển này.
Khi mới đưa vào sử dụng, đây chính là nơi tập kết rác thải chung cho toàn khu vực. Cùng với sự phát triển của thành phố và lượng du khách ngày một tăng, lượng rác thải sinh hoạt và rác thải từ hoạt động du lịch ngày một nhiều đã khiến bãi rác đã quá tải.
Bãi rác thải thành phố Sầm Sơn nhìn từ trên cao
Theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng quá tải gây ô nhiễm đã diễn ra nhiều năm. Bao năm qua, người dân nơi đây phải “gồng mình” với ô nhiễm, có những hộ không thể chịu được đã phải di dời đi nơi khác ở.
Ngành chức năng thành phố Sầm Sơn, cũng như tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp khắc phục, nhưng đến nay, tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, thậm chí ngày một ô nhiễm hơn.
Bãi rác thải nằm cách không xa khu dân cư
Anh Nguyễn Hữu Cường, khu phố Quang Giáp, phường Trung Sơn, bức xúc: “Trước kia khi chưa có bãi rác, cuộc sống của chúng ổn định, yên tâm làm ăn, sinh sống. Nhưng mấy năm qua, bãi rác quá tải đã khiến những hộ dân gần đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhà tôi gần khu vực bãi rác nên không thể chịu được, ruồi nhặng bâu kín, mùi hôi thối nồng nặc. Nhiều hôm cả nhà phải mắc màn ăn cơm vì ruồi quá nhiều”.
Nhiều thời điểm trong ngày, không chỉ các hộ dân sống gần bãi rác mà nhiều hộ dân ở dọc tuyến đường từ ngã ba nhà tròn đến khu vực Đền Bà Triệu đều bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối.
Ao nước nằm trong khuôn viên bãi rác thải…
Video đang HOT
… được ngăn cách với sông Đơ bằng một bờ đất sơ sài.
Đặc biệt, bãi rác này nằm không xa Đền Đề Lĩnh, phố Khanh Tiến, phường Trung Sơn. Năm 1993, ngôi Đền đã được Bộ văn hóa cấp bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đồng thời, trường THPT Nguyễn Thị Lợi, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn cũng gần khu vực bãi rác. Đây đang là thời điểm nghỉ hè nên việc học sinh bị ảnh hưởng từ mùi hôi thối của bãi rác là chưa có. Tuy nhiên, chuẩn bị bước vào năm học mới nên với khoảng cách không xa thì việc bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối từ bãi rác là điều khó tránh khỏi.
Nước thải đen ngòm chảy trực tiếp ra sông Đơ
Không chỉ tình trạng quá tải rác thải, ngay trong bãi rác còn xuất hiện một cống nước thải ngầm đang chảy trực tiếp xuống sông Đơ. Rãnh nước thải đen ngòm bắt nguồn từ một cống nước được đặt ngầm dưới lòng đất.
Bể lắng lọc của bãi rác
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, bãi rác chất cao như núi, mùi hôi thối nồng nặc. Nhiều bể lắng nằm cạnh sông Đơ nhưng được che chắn bởi một bờ đất rất đơn giản.
Tại các bể xử lý nước thải nằm trong khuôn viên bãi rác đang có dấu hiệu quá tải. Theo quan sát, những bể xử lý nước thải này được xây dựng ngay sát bờ sông Đơ, tiềm ẩn nguy cơ thẩm thấu và tràn xuống dòng Sông, gây ô nhiễm môi trường.
Dòng nước đen ngòm chảy trực tiếp ra sông Đơ
Theo người dân địa phương, tình trạng này đã diễn ra nhiều năm qua, có những lần xuất hiện tình trạng cá chết trên sông Đơ.
Được biết, năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án nâng cấp, cải tạo bãi rác thải của thị xã Sầm Sơn với tổng giá trị đầu tư ban đầu là 26,3 tỷ đồng. Dự án này nhằm mục đích làm giảm ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc xử lý ô nhiễm tại bãi rác vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm từ cống nước thải sinh hoạt chảy thẳng xuống dòng sông Đơ.
Đến bao giờ bãi rác thải sinh hoạt của thành phố biển Sầm Sơn mới hết ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Câu hỏi này xin gửi đến chính quyền, các ngành chức năng của địa phương này.
Anh Nguyễn Hữu Cường, phố Quang Giáp, bức xúc trước việc ô nhiễm từ bãi rác
Cống nước thải ngầm
Người dân đóng cửa nhà đi nơi khác
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi không xa so với bãi rác
Thanh Tùng – Duy Tuyên
Theo Dantri
Nhộn nhịp những mẻ cá "chạy bão"
Trước tin bão về, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã và đang hối hả di chuyển về âu thuyền để tránh trú bão. Bên cạnh đó, những mẻ cá "chạy bão" cũng vì thế mà nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Nhộn nhịp những mẻ cá "chạy bão"
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, chiều muộn ngày 16/7, khi cơn bão số 2 đang áp sát vùng biển Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, tại cảng Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) không khí nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Người dân hối hả bán những mẻ cá trước giờ bão đổ bộ vào đất liền
Những chuyến tàu, thuyền của bà con ngư dân địa phương đang lần lượt di chuyển về âu thuyền Quảng Tiến để cập bến tránh trú bão.
Bên cạnh những hình ảnh tất bật trong công tác ứng phó với cơn bão số 2 là không khí kẻ bán, người mua ngay tại cảng cá diễn ra nhộn nhịp. Những mẻ cá "chạy bão" đang hối hả, vội vàng được đưa lên bờ để chuẩn bị cho những ngày mưa bão sắp tới.
Anh Lê Doãn Thảo vui vẻ với chuyến cá cuối cùng kịp vào đất liền
Mọi công tác mua bán được tiến hành vội vã, nhộn nhịp
Vừa đưa tàu cập bờ để tránh bão cùng với mẻ cá cuối trong chuyến đi biển trước bão, anh Lê Doãn Thảo - một chủ tàu cá tại phường Quảng Tiến, chia sẻ: "Nghe được tin có bão số 2, tôi cùng anh em đã cố gắng đánh nốt mẻ cuối thật nhanh và chạy ngay về đất liền. Đây gần như là mẻ cá cuối được đưa về để kịp thời tránh bão. Sau khi bán xong mẻ cá này, chúng tôi sẽ chạy tàu về âu thuyền Quảng Tiến để neo đậu".
Bên cạnh đó, những chiếc thuyền đang dần di chuyển về âu để tránh bão
Những hoạt động trên bến dưới thuyền diễn ra khá nhanh gọn và hối hả. Những khay cá tươi rói được người dân cân đếm một cách vội vàng để kịp thời cho các chủ buôn nhập hàng xong trước giờ bão đổ bộ.
Càng đến cuối giờ chiều, những cơn gió bắt đầu thổi mạnh hơn, tiếng chào mời, ngả giá của người dân lẫn lái buôn như bị lạc dần.
Tại âu thuyền Quảng Tiến đã có rất nhiều tàu thuyền vào neo đậu trú bão
"Những ngày tới nếu mưa gió to sẽ rất hiếm cá, mặt khác chúng tôi phải bán nhanh để cho kịp chạy bão. Cá những ngày này dự báo sẽ có giá rất cao. Chuyến tàu này được phần lớn cá hố và cá bạc má. Giá bán cá bạc má dự tính những ngày tới cũng phải từ 80 - 100.000 đồng/1kg. Riêng hôm nay, nếu bán ra vẫn còn tươi như thế này cũng dao động từ 100 - 110.000 đồng/1kg", một người mua cá cho hay.
Cơ bản tàu thuyền đã được neo đậu vào nơi an toàn
Thanh Tùng
Theo Dantri
Sầm Sơn công bố du lịch hè, lên thành phố Tối 22.4, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức kỷ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn; công bố thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa và khai trương hè Sầm Sơn 2017. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tham dự buổi lễ. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HĐ...