Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ truy tố anh em chủ đậu phộng Tân Tân
Sau hai lần tạm hoãn với các lý do khác nhau, anh em chủ thương hiệu đậu phộng Tân Tân được tòa đưa ra xét xử nhưng sau đó lại bị trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung các nội dung liên quan.
Sáng nay (30/9), TAND TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương đưa vụ án hình sự “Không chấp hành án” và “Trốn thuế” ra xét xử sau hai lần bị hoãn.
Các bị cáo là Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty cổ phần Tân Tân) và Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty, em trai ông Tân).
Ông Tân bị Viện KSND TP Dĩ An truy tố về các tội “Không chấp hành án” và “Trốn thuế”, còn ông Tuấn bị truy tố về tội “Không chấp hành án”.
Bị cáo Trần Quốc Tân (áo hồng) và bị cáo Trần Quốc Tuấn. Ảnh: X.A
Tại phiên tòa này, HĐXX cũng như đại diện VKS và luật sư đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến vụ án đối với ông Tân và ông Tuấn, tuy nhiên hai bị cáo này chỉ trả lời được một số câu hỏi, hầu hết đều nói “không biết” hoặc “không nhớ” do thời gian đã lâu.
Trả lời HĐXX, ông Tân khai Công ty cổ phần Tân Tân được thành lập từ năm 2007 với 3 cổ đông, trong đó ông Tân nắm 80% cổ phiếu, ông Tuấn và bà Châu Thị Phụng (vợ ông Tân) mỗi người 10%. Mọi hoạt động của doanh nghiệp này đều do ông Tân điều hành, chỉ đạo.
Ngày 5/7/2011, ông Tân làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổ.i, ngụ TPHCM) 3,6 triệu cổ phần của cá nhân với giá trị 36,6 tỷ đồng. Công ty Tân Tân cũng cấp giấy chứng nhận sở hữu 45,83% cổ phần cho bà Thanh nhưng sau đó không cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, đán.h giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến việc bà Thanh gửi đơn kiện đến TAND tỉnh Bình Dương.
Bản án của TAND tỉnh Bình Dương ban hành buộc các thành viên HĐQT Công ty Tân Tân phải “triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại HĐQT của công ty theo đúng quy định pháp luật”; yêu cầu công ty này phải cho bà Thanh được xem xét, trích lục sổ, biên bản, nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm nhưng các bị cáo không thực hiện.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của đại diện Viện KSND về việc này, ông Tân cho rằng hợp đồng chuyển nhượng cho bà Thanh nêu trên chỉ là hợp đồng giả cách để giải quyết chuyện vay mượn, không phải là chuyển nhượng cổ phiếu. Do đó khi bà Thanh khởi kiện thì ông này “bực tức” nên không cung cấp hồ sơ công ty, cũng như không triệu tập đại hội cổ đông, đồng thời khiếu nại các quyết định của cơ quan chức năng.
Khai trước HĐXX, ông Tân cho rằng khoảng năm 2013 hay 2014 (ông không nhớ chính xác), công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến ngưng hoạt động sản xuất.
Năm 2015, ông Tân thừa nhận đứng ra cho Công ty TNHH MTV Thương mại – Sản xuất – Trồng trọt Tân Tân (do con trai ông Tân làm chủ) thuê lại nhà xưởng với giá 100 triệu đồng một tháng mà không xuất hóa đơn, chỉ ghi vào phiếu thu công ty.
Mặc dù ông này khai công ty đã ngưng hoạt động trong thời gian nói trên, nhưng HĐXX đã đưa các báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2022 thì ông Tân nói nhờ dịch vụ làm, ông không nhớ chính xác nhờ ai.
Bên cạnh đó, HĐXX cũng chứng minh Công ty Tân Tân có phát sinh tiề.n điện hơn 1,3 tỷ đồng sau thời điểm ngưng hoạt động thì ông Tân không giải thích được.
Ông này cũng không thừa nhận tội “trốn thuế” như cáo trạng truy tố, bởi lẽ vào thời điểm đó, nhân viên nghỉ hết nên ông phải nhờ dịch vụ ở ngoài, nhiều việc phải lo nên đóng thiếu số tiề.n thuế.
Trong khi đó, ông Tuấn đồng ý với tội danh “Không chấp hành án” bị truy tố. Ông này cho biết mình làm theo sự chỉ đạo của anh trai, các lờ.i kha.i ông đã làm việc với cơ quan điều tra nên không bàn thêm ở phiên tòa.
Một tình tiết đáng chú ý tại phiên tòa này là xuất hiện một cuốn sổ chi của Công ty cổ phần Tân Tân từ năm 2014 đến 2022 (thời điểm này công ty đã ngưng hoạt động), trong đó có nhiều người ký tên hiện đang là nhân viên của công ty con trai ông Tân (Công ty TNHH MTV Thương mại – Sản xuất – Trồng trọt Tân Tân).
Nhà máy của Công ty cổ phần Tân Tân. Ảnh: X.A
Sau khi nghị án, HĐXX quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ các nội dung liên quan đến các hoá đơn tài chính, điều tra làm rõ dấu hiệu đồng phạm trốn thuế tại công ty này.
Bên cạnh đó, làm rõ số tiề.n chênh lệch trong việc cho thuê kho, xưởng của Công ty cổ phần Tân Tân. Làm rõ có hay không dấu hiệu hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản công ty.
Ngoài ra, HĐXX cũng đề nghị làm rõ có hay không hành vi làm giả con dấu tài liệu cơ quan tổ chức trong các tài liệu của Công ty cổ phần Tân Tân thể hiện; đề nghị giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán trong khoảng thời gian từ năm 2019-2022 tại công ty này.
Chốt lịch xét xử anh em ông chủ đậu phộng Tân Tân
Nhà sáng lập thương hiệu đậu phộng Tân Tân cùng em trai bị TAND ở Bình Dương đưa ra xét xử với các tội danh "Không chấp hành án" và "Trốn thuế".
Hôm nay (8/9), TAND TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết vừa có quyết định đưa vụ án hình sự liên quan đến Công ty cổ phần Tân Tân (Công ty Tân Tân) ra xét xử.
Theo đó, TAND TP Dĩ An sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty Tân Tân) về tội "Không chấp hành án" và "Trốn thuế". Em trai ông Tân là Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty) bị xét xử về tội "Không chấp hành án".
Hiện 2 bị cáo nói trên đang được tại ngoại.
Theo thông báo, thời gian mở phiên tòa là sáng ngày 16/9 tại TAND TP Dĩ An.
Nhà máy Công ty Tân Tân tại TP Dĩ An. Ảnh: X.A.
Ông Tân là nhà sáng lập thương hiệu "Đậu phộng Tân Tân" nổi tiếng trong một thời gian dài. Nhà máy của công ty đặt tại phường Bình An, TP Dĩ An.
Tuy nhiên, đến năm 2015, tại công ty bắt đầu xảy ra tranh chấp liên quan đến các cổ đông.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Dĩ An, Công ty Tân Tân (chuyên sản xuất kinh doanh đậu phộng) gồm 3 cổ đông góp vốn. Trong đó, ông Tân sở hữu 6,4 triệu cổ phần của công ty - tương đương 80%, bà Châu Thị Phụng (vợ ông Tân) và ông Trần Quốc Tuấn (em trai ông Tân) mỗi người sở hữu 10% cổ phần.
Ngày 5/7/2011, ông Tân làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổ.i, ngụ TPHCM) 3,6 triệu cổ phần của cá nhân với giá trị 36,6 tỷ đồng (10.000 đồng/cổ phần). Công ty Tân Tân cũng cấp giấy chứng nhận sở hữu 45,83% cổ phần cho bà Thanh.
Tuy nhiên, sau khi trở thành cổ đông, dù yêu cầu nhiều lần nhưng bà Thanh không được ông Tân cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, đán.h giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Đến tháng 11/2015, bà Thanh gửi đơn kiện đến TAND tỉnh Bình Dương. Bản án của TAND tỉnh Bình Dương ban hành buộc các thành viên HĐQT Công ty Tân Tân phải "triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại HĐQT của công ty theo đúng quy định pháp luật"; yêu cầu công ty này phải cho bà Thanh được xem xét, trích lục sổ, biên bản, nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm.
Mặc dù sau đó, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định thi hành án, buộc các thành viên HĐQT Công ty Tân Tân thi hành nhưng ông Tân và 2 thành viên còn lại " không thi hành bản án mặc dù có điều kiện để thi hành án".
Đến tháng 9/2020, cơ quan này tiếp tục ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành án đối với ông Tân, ông Tuấn và bà Phụng nhưng những cá nhân trên vẫn không thực hiện.
Trước những hành vi trên, đến giữa năm 2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Dĩ An đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Trần Quốc Tân và Trần Quốc Tuấn.
Lừ.a đả.o "chạy án" để chiếm đoạt nhiều tỷ đồng, 17 bị cáo lĩnh án Ngày 30/9, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 17 bị cáo trong vụ án "Đưa hối lộ", "Môi giới hối lộ" và "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố với số tiề.n nhiều tỷ đồng. Cáo trạng của Viện KSND tối cao truy tố bị cáo Đoàn Thị Bích Liên (SN...