Kinh hãi khi phát hiện con lươn bật khỏi cổ họng của chim diệc khi nó đang bay
Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư vô tình ghi lại được khoảnh khắc ‘hiếm có trong đời’ khi con lươn bật khỏi cổ diệc đang bay.
Kinh hãi phát hiện con lươn bật khỏi cổ diệc đang bay
Sam Davis, 58 tuổi, đến từ Maryland, Mỹ, đã chụp được khoảnh khắc mà ông mô tả là “bức ảnh đẹp nhất trong đời mình” về một con diệc đang bay giữa không trung.
Tuy nhiên đó không phải khoảnh khắc bay thông thường mà chính xác hơn là một cuộc ‘vượt ngục’ đáng kinh ngạc.
Một con lươn đang cố gắng thoát ra ngoài thông qua cổ họng của một con diệc đang bay giữa không trung.
Video đang HOT
Diệc đứng ở trên bờ săn mồi
Trước đó, con diệc đã kiếm được chiến lược phẩm là một con lươn béo. Nhưng không chịu khuất phục trước số phận, con lươn đã tìm cách chui ra ngoài khỏi cổ họng để tẩu thoát. Bằng cách sử dụng chiếc đuôi có đầu nhọn cứng, nó đã chui ra từ cổ con diệc.
Sam Davis, một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nghiệp dư, cho biết: “Tôi đến nơi ẩn náu để chụp ảnh cáo và đại bàng hay bất cứ khoảnh khắc thú vị nào trong tự nhiên. Ban đầu tôi nghĩ con diệc bị rắn hay lươn quấn vào cổ nhưng khi về nhà xem lại ảnh tôi bất ngờ phát hiện ra con lươn đang chui ra từ cổ con diệc. Tôi nghĩ con lươn vẫn còn sống”.
Sam Davis kinh ngạc khi phát hiện con lươn chui ra từ cổ của diệc
Sau khi Sam Davis chia sẻ những bức ảnh trên trang Instagram cá nhân của mình, nó lan truyền nhanh chóng. Sam Davis là một kỹ sư đến từ Maryland, nhưng trong thời gian rảnh rỗi, Sam không thích làm việc gì hơn là cầm lấy máy ảnh, tìm kiếm khung cảnh động vật hoang dã để ghi lại những khoảnh khắc thú vị. Người đàn ông 58 tuổi không thể tin vào vận may của mình khi chứng kiến sự việc hi hữu trên trời.
Không rõ chính xác con diệc còn sống được bao lâu sau khi Sam Davis chụp được bức hình này nhưng vết thương do con lươn chui ra từ bên trong cơ thể sẽ để lại đau đớn chứ không chỉ là một vết xước.
Dù bằng cách nào, sự việc đã tạo ra cơ hội cho một con cá nào đó may mắn đứng bên dưới chứng kiến toàn cảnh diễn ra.
Hé lộ khả năng tìm thấy bộ phận mới trong đầu người
Sau hàng thiên niên kỷ giải phẫu cơ thể người, các nhà khoa học cơ bản kết luận cơ thể người là tập hợp của hàng chục bộ phận nội tạng, vài trăm cái xương cùng các mô liên kết chặt chẽ với nhau.
Hình ảnh giải phẫu đầu người. Ảnh: SPL/Science Source
Thế nhưng dù trải qua nhiều thế kỷ phân tích kỹ lưỡng, cơ thể con người vẫn còn tiềm ẩn những điều bất ngờ đối với giới khoa học.
Tờ New York Times đưa tin một nhóm nhà nghiên cứu tại Hà Lan đã phát hiện ra thứ có khả năng là một tập hợp cơ quan chưa từng được xác định trước đây. Theo họ, đó là một cặp tuyến nước bọt lớn ẩn nấp tại vùng hốc nơi khoang mũi tiếp xúc với cổ họng. Công bố này được đăng trên Tạp chí Xạ trị và Ung bướu tháng trước.
Nếu phát hiện trên được xác thực, đây sẽ là lần đầu tiên tìm thấy loại tuyến nước bọt mới trong ba thế kỷ qua. Trên thực tế, bất kỳ sách giải phẫu hiện đại nào cũng chỉ ra rằng cơ thể người có ba tuyến nước bọt chính: một tuyến nằm gần tai, một tuyến ở dưới lưỡi.
Là một tác giả của nghiên cứu trên, bác sĩ Matthijs Valstar - nhà giải phẫu và nghiên cứu tại Viện Ung thư Hà Lan - cho hay: "Giờ đây, chúng tôi tin rằng có tuyến nước bọt thứ tư".
Trong quá trình xem xét các hình ảnh chi tiết của các mô, nhóm của ông Valstar nhận thấy hai cấu trúc lạ nằm giữa đầu. Chúng phẳng, mảnh, dài vài cm, nằm ẩn kín sau các ống nối tai với họng.
Bị bối rối bởi những gì hình ảnh hiển thị, họ đã tiến hành mổ xẻ mô của hai tử thi và phát hiện rằng các tuyến này có đặc điểm giống với các tuyến nước bọt đã biết nằm dưới lưỡi. Các tuyến mới cũng được nối với các ống dẫn lớn - một dấu hiệu cho thấy chúng đang vận chuyển chất lỏng từ nơi này sang nơi khác.
Nhà nghiên cứu bệnh học tại Đại học Rutgers, bác sĩ Valerie Fitzhugh đánh giá nghiên cứu này có quy mô nhỏ và chỉ kiểm tra trên số lượng bệnh nhân hạn chế. Tuy nhiên, bà cho rằng phát hiện này vẫn có tiềm năng. Bà nói: "Nếu đúng như vậy, phát hiện này có thể thay đổi cách chúng ta chẩn đoán bệnh tại khu vực tai - mũi - họng".
Trong khi đó, bác sĩ chuyên ngành ung thư bức xạ Valerie Fitzhugh tại Đại học Duke bày tỏ sự ngạc nhiên khi vào năm 2020 vẫn còn khả năng tìm thấy một bộ phận mới trong cơ thể người.
Bác sĩ Matthijs Valstar cùng đồng nghiệp - những người thường xuyên nghiên cứu hồ sơ của các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt - đã tình cờ phát hiện ra đôi tuyến nước bọt trên. Các cấu trúc mới này có tầm quan trọng để giới nghiên cứu và bác sĩ hiểu thêm về bệnh ung thư.
Ông Valstar cho biết các tuyến nước bọt tiết ra khoảng một phần tư lượng nước bọt mỗi ngày. Nước bọt bôi trơn miệng, giúp con người nói và nuốt dễ dàng hơn. Nó đưa các chất hóa học thơm ngon của thực phẩm đến với từng tế bào cực nhỏ. Nó thậm chí còn có khả năng làm lành vết thương, chống lại vi trùng.
Bé trai ba tuổi chơi trống điêu luyện Cậu bé người Philippines Sheena Magdales Adrales không thua tay trống nghiệp dư nào.