Kinh hãi bãi biển Bali ngập rác, có ngày 60 tấn dạt vào bờ
Bãi biển hút khách du lịch là Kuta và Legian ở Bali (Indonesia) đang ngập trong rác thải nhựa khi có tới 60 tấn dạt vào bờ mỗi ngày.
Núi rác nhựa trên bãi biển Kuta ở Bali. Ảnh: AAP
Theo tờ The Guardian, hình ảnh bãi biển ở Bali ngập trong rác nhựa đã trở thành hiện tượng hàng năm do thời tiết, quản lý rác thải yếu kém và khủng hoảng ô nhiễm biển toàn cầu.
Giới chức Bali đang vất vả với “ thủy triều” rác dạt vào bờ biển Kuta, Legian và Seminyak, nơi có 90 tấn rác được thu gom trong ngày 1 và 2/1.
Ông Wayan Puja thuộc cơ quan vệ sinh và môi trường ở khu vực Badung nói: “Chúng tôi đã làm việc thực sự vất vả để dọn bãi biển, nhưng rác cứ trôi vào. Mỗi ngày chúng tôi đều cử nhân viên, xe tải và xe dọn rác ra bãi biển”.
Video về rác thải nhựa trên bãi biển Bali (nguồn: The Guardian)
Ông cho biết cơ quan đã dọn hơn 30 tấn rác ngày 1/1 ở ba bãi biển trên và số lượng rác tăng lên 60 tấn vào ngày 2/1.
Tiến sĩ Denise Hardesty, nhà khoa học tại cơ quan khoa học CSIRO của Australia đang phối hợp với Indonesia, cho biết rác thải không thể trôi xa và có nhiều bãi biển ở Indonesia chịu số phận tương tự.
Rác khiến người ta không thể nhận ra bãi biển Bali. Ảnh: Phukettimes
Bãi biển ở phía tây nam Bali có xu hướng hứng rác nhiều hơn khi mùa mưa tới và gió thổi từ tây sang đông.
Tuy nhiên, tình trạng rác thải dạt vào bờ tăng lên cũng phản ánh việc sản xuất đồ nhựa gia tăng trên toàn cầu. Bãi biển khắp thế giới cũng ngày càng nhiều rác.
Còn theo Tiến sĩ Gede Hendrawan thuộc Đại học Udayana (Bali), vấn đề lớn ở đây là hệ thống xử lý rác kém hiệu quả của Indonesia.
Chính phủ Indonesia đã khởi động chiến lược quốc gia hồi tháng 4/2020 để đối phó với khủng hoảng rác thải nhựa đang ảnh hưởng tới nền kinh tế và môi trường biển nước này.
Nhân viên dọn rác không xuể. Ảnh: AAP
Thống đốc Bali, ông Wayan Koster, đã kêu gọi hành động nghiêm túc để dọn sạch bãi biển vốn là điểm hút khách du lịch.
Thông thường, có hàng nghìn du khách ở Bali vào thời điểm này hàng năm, nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến cho bãi biển vắng vẻ.
Indonesia đã đóng cửa biên giới trong hai tuần từ 1/1 để ngăn chặn lây lan biến thể mới của SARS-CoV-2. Kinh tế Bali bị tác động mạnh trong đại dịch và ngành du lịch chỉ đón khách nội địa.
Nước sông Tiền Đường cuốn phăng ôtô
Thủy triều dâng nhanh ở sông Tiền Đường tại Hàng Châu, tạo ra đợt sóng cuốn hơn 10 ôtô đang lưu thông trên đường.
Xe cộ đang lưu thông bình thường trên con đường ven đê sông Tiền Đường, thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, chiều 20/9 thì thủy triều bất ngờ dâng lên rất nhanh, ào ạt cuốn vào bờ.
Nước sông tràn lên rất mạnh, cuốn phăng nhiều ôtô ra xa chục mét chỉ trong vài giây. Một chiếc xe màu trắng đang quay đầu bị nước cuốn va vào lan can hộ đê, trong khi một xe buýt lật nghiêng.
Thủy triều sông Tiền Đường cuốn phăng ôtô hôm 20/9. Video: Pear
Cảnh sát Hàng Châu cho hay không có người bị thương trong sự việc. 6 năm trước, nước sông Tiền Đường cũng bất ngờ dâng cao, cuốn trôi vài ôtô, làm hai người qua đường bị thương. Dữ liệu thủy triều sông Tiền Đường cho thấy mực nước sông hôm đó dâng lên tới 6 mét.
Sông Tiền Đường là dòng sông lớn nhất tỉnh Chiết Giang, dài 688 km, bắt nguồn từ tỉnh An Huy, chảy ra vịnh Hàng Châu. Thủy triều ở sông Tiền Đường còn được gọi là "thiên hạ đệ nhất triều", là một trong những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ của thế giới.
Từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, thủy triều sông Tiền Đường thường xuyên dâng cao, gây sóng lớn dữ dội. Người dân Trung Quốc thường tới quan sát sóng trên sông Tiền Đường vào giai đoạn này.
'Trò chơi vương quyền' trong các gia tộc Đông Nam Á Từ Singapore tới Indonesia và Thái Lan, cuộc đối đầu trong các "đệ nhất gia tộc" cho thấy anh chị em ruột cũng có thể chia rẽ trên chính trường. Rachmawati Sukarnoputri, chính trị gia 69 tuổi người Indonesia, sinh ra trong một gia đình có hai tổng thống. Ông Sukarno, cha của bà, đã đấu tranh giành độc lập cho đất nước...